Header Ads

Thị trường trái phiếu tăng trưởng mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu tăng trưởng mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sơ cấp diễn ra rất sôi động trong quý 2/2021 với 164.000 tỷ đồng trái phiếu được phát hành, cao gấp 3,7 lần lượng phát hành quý 1/2021, tăng gần 29% so với cùng kỳ 2020, trong đó 89% là trái phiếu phát hành riêng lẻ.


Trái phiếu doanh nghiệp gia tăng cạnh tranh với kênh tiền gửi

Trái phiếu doanh nghiệp

Tính toán của SSI cho biết, tổng quy mô thị trường TPDN hiện tại tương đương khoảng 8,6% tổng tiền gửi toàn hệ thống ngân hàng - xấp xỉ quy mô tiền gửi của VietinBank – ngân hàng có thị phần tiền gửi thứ 4 tại Việt Nam (sau BIDV, Agribank và Vietcombank), tương đương 9,3% dư nợ tín dụng và 19,5% tổng vốn hóa 3 sàn chứng khoán Việt Nam.

Theo báo cáo tài chính của các NHTM, số TPDN mà các ngân hàng đang nắm giữ tính tới ngày 31/3/2020 là khoảng 398 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ số này, lượng trái phiếu doanh nghiệp do các tổ chức phi tín dụng, cá nhân nắm giữ là khoảng 385 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 4,2% tổng tiền gửi toàn hệ thống và gần bằng quy mô tiền gửi của Sacombank – ngân hàng có thị phần huy động xếp ngay sau VietinBank.

“Nhìn lại, lượng TPDN các tổ chức phi tín dụng và cá nhân nắm giữ đã tăng khoảng 153% trong năm 2019 và tăng khoảng 25% trong 6 tháng đầu năm 2020. Rõ ràng TPDN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi do có cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định”, SSI nhận định.

Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, các NHTM phát hành 42,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân 6,72%/năm và kỳ hạn bình quân 4,7 năm nhưng NĐT cá nhân chỉ mua các trái phiếu kỳ hạn 7 năm của TPBank với lãi suất thả nổi, cao hơn lãi suất tiền gửi 2-2,6%/năm; và các trái phiếu 6-10 năm của BIDV có kèm cam kết mua lại trước hạn sau 1-5 năm ở lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi 0,6-1,2%/năm.

Nếu loại trừ trái phiếu ngân hàng, lãi suất bình quân TPDN phát hành sơ cấp dao động từ 10,1% đến 11,2%/năm với kỳ hạn tăng dần từ 12 tháng đến 5 năm. Khảo sát mức lãi suất các CTCK và NHTM chào, lãi suất TPDN trên thứ cấp thường thấp hơn từ 2-2,5%/năm trên sơ cấp; nằm trong vùng từ 7,5%-10,5%/năm.

Theo SSI, so với lãi suất tiền gửi, lợi tức TPDN cao hơn từ 0,8-1,7%/năm so với lãi suất tiền gửi cạnh tranh nhất. Bản thân mức giãn cách của lãi suất tiền gửi giữa các nhóm NHTM cũng rất rộng, các NHTM nhỏ huy động với lãi suất cao hơn nhóm 4 NHTM nhà nước từ 1% - 2%/năm.

Bởi vậy, nếu so với lãi suất tiền gửi của các NHTM lớn, lợi tức TPDN có thể cao hơn từ 1,8% - 4%/năm tùy từng kỳ hạn.

Yếu tố về kỳ hạn cũng được giải quyết với các cam kết từ phía các NHTM/CTCK sẽ mua lại hoặc làm trung gian thu xếp khi NĐT có nhu cầu thoái vốn. Các kỳ hạn nắm giữ có thể chia nhỏ đến từng tháng với mức lãi suất ghi trên hợp đồng cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn từ 1-3%/năm.

Tài sản đảm bảo phổ biến là cổ phiếu

Về tổ chức phát hành, trong sáu tháng - 15 ngân thương mại phát hành 68.200 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn bình quân 3,37 năm, lãi suất bình quân 4,3%/năm và gần như toàn bộ số trái phiếu này được mua bởi các ngân hàng. Có được điều này là nhờ quy định Thông tư 01/2021/TT-NHNN cho phép các ngân hàng thương mại có thể trực tiếp mua chéo trái phiếu của nhau trên sơ cấp (hiệu lực từ ngày 17/5/2021).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 92,300 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất bình quân là 10,36%/năm và kỳ hạn bình quân là 3,8 năm. Trong đó, các ngân hàng và công ty chứng khoán mua 37.300 tỷ đồng trái phiếu bất động sản (chiếm 40,4%).

Trái phiếu doanh nghiệp phát hành phân theo tài sản đảm bảo:
Trái phiếu doanh nghiệp

Theo bà Hoàng Việt Phương - SSI Research, cố phiếu được dùng khá nhiều để làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu (loại trừ các trái phiếu ngân hàng và định chế tài chính khác hầu hết là không có tài sản đảm bảo), cụ thể 18,6% được bảo đảm bằng bất động sản, 11% bằng tài sản khác và 33% bằng một phần tài sản/bất động sản và một phần là cổ phiếu, 9,3% được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu và 28% là không có tài sản đảm bảo.

Như vậy, có đến 29.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản đảm bảo. Nếu tính cả các trái phiếu bất động sản được đảm bảo một phần bằng cổ phiếu, con số này là gần 60.000 tỷ đồng và chiếm 64% tổng lượng trái phiếu bất động sản phát hành sáu tháng.

“Chúng tôi lưu ý rằng việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc lãi trái phiếu bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa vì khi sự kiện vi phạm xảy ra, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo (thường là của tổ chức phát hành hoặc liên quan đến tổ chức phát hành) cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng” bà Phương nhấn mạnh.                                   
(Tham khảo thông tin từ VietnamPlus & SSI Research)

🌟Quý NĐT quan tâm tìm hiểu thêm các loại Trái Phiếu tốt nhất, tư vấn đầu tư và thông tin chi tiết liên hệ:
☎️ Trọng Phát OTC - 0392795503 - Tư vấn, sàng lọc các loại Trái Phiếu tốt nhất và Cổ phiếu chưa niêm yết OTC

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.