Header Ads

Bản chất và các bước để đầu tư trái phiếu doanh nghiệp? Cách tính lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp chào bán với mức lãi suất cao hơn 1%-4%/ năm so với lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Lãi suất cao đi kèm với rủi ro cao, vậy nhà đầu tư có nên mua trái phiếu để có mức lãi cao hơn không?

Anh Trung OTC
Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp đang hấp dẫn hơn so với kênh gửi tiết kiệm

1. Xu hướng thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp ngày càng mở rộng
Với tác động của dịch COVID-19, lãi suất cho vay sẽ giảm nhưng điều kiện cho vay của ngân hàng sẽ có xu hướng thắt chặt, hạn chế rủi ro nợ xấu. Do đó, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng chậm lại, doanh nghiệp tăng huy động vốn qua kênh trái phiếu.
Trong năm 2020, có khoảng khoảng 260 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tổng giá trị đạt ~435 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 4.5 lần trong vòng 5 năm (2016: ~ 97 nghìn tỷ)

anh trung otc
Nguồn: HSX, HNX, TCBS

Kì hạn bình quân trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 là 4,3 năm

anh trung otc
Nguồn: Fiinpro, HNX, TCBS

Các doanh nghiệp tăng huy động ở các kỳ hạn dưới 5 năm. Kỳ hạn cao nhất thuộc về ngành năng lượng là 7 năm; tuy nhiên, giá trị phát hành chỉ chiếm 6% tổng giá trị phát hành. Các ngành có tỷ trọng cao như Bất động sản (40%) và Ngân hàng (30%) có kỳ hạn phát hành trung bình lần lượt ở các mức 3,8 và 4,8 năm.

Lãi suất phát hành phổ biến dao động ở mức 8-12%

anh trung otc
Nguồn: VCBF

Ngành Ngân hàng vẫn được nhà đầu tư đánh giá có mức độ an toàn cao khi có mức lãi suất phát hành thấp (trung bình 6.6%). Trái phiếu Ngành bất động sản cao (10.6%).

2. Bản chất của trái phiếu doanh nghiệp
2.1. Trái Phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là một khoản nợ mà doanh nghiệp vay từ người mua trái phiếu với thỏa thuận sẽ trả lãi trong khoảng thời gian định kỳ được xác định trước (thường là 3 tháng/6 tháng/1 năm) và trả lại khoản gốc vào ngày đáo hạn, chấm dứt việc nợ.

2.2. Tại sao doanh nghiệp lại phát hành trái phiếu?
Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng mạnh sau thời gian “giãn cách xã hội”, doanh nghiệp sẽ cần vay vốn để hồi phục sau dịch. Khi một doanh nghiệp có nhu cầu về vốn, họ có thể lựa chọn:

Tăng vốn chủ sở hữuHuy động trên thị trường chứng khoán (phát hành cổ phần để bán cho các cổ đông hiện hữu hoặc cổ đông mới)

Vay nợ: Có thể là vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu – vay của người mua Trái phiếu. Hiện nay các ngân hàng đang siết chặt doanh nghiệp vay vốn nên doanh nghiệp phát hành trái phiếu

2.3. Điểm hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp so với cổ phiếu, tiền gửi

Trái Phiếu an toàn hơn cổ phiếu:

  • Bảo toàn vốn
  • Lợi tức ổn định
  • Có thời hạn
  • Có tài sản đảm bảo
  • Ưu tiên thanh toán trước

Trái Phiếu có ưu thế hơn tiền gửi:

  • Có thể rút trước, lãi thực hưởng theo thời gian nắm giữ
  • Lãi suất cao
  • Khả năng mua đi bán lại
3. Các bước để đầu tư trái phiếu
3.1. Lựa chọn tổ chức tư vấn phát hành
Các tổ chức tư vấn phát hành mua khối lượng lớn trái phiếu từ doanh nghiệp mua buôn, rồi bán lẻ lại cho các nhà đầu tư cá nhân (thông qua gói sản phẩm) và cắt hưởng một phần lợi nhuận trong lãi suất doanh nghiệp trả.

3.2. Lựa chọn trái phiếu tốt

Để lựa chọn trái phiếu tốt cần dựa trên 2 yếu tố:

  • Lãi suất
  • Mức độ rủi ro

Lãi suất tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro: lãi suất càng cao đồng nghĩa mức độ rủi ro càng lớn. Hiện nay, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hầu hết các công ty phát hành trái phiếu chưa được đánh giá tín nhiệm, nhà đầu tư cần tự đánh giá doanh nghiệp phát hành để lựa chọn trái phiếu.

3.3. Tính toán lợi nhuận ước tính

Trước khi đặt mua trái phiếu, bạn có thể tính toán lợi nhuận ước tính khi đầu tư để có quyết định chính xác nhất.
Lợi nhuận đầu tư = Tiền lãi + (Chênh lệch giá)
Tiền lãi đầu tư trái phiếu = Mệnh giá* Lãi suất của kỳ hạn * Số ngày thực tế nắm giữ/365
Chênh lệch giá = Giá bán – Giá mua

Trong đó:

  • Mệnh giá: là số tiền ghi trên trái phiếu mà bên tổ chức phát hành cam kết sẽ trả cho người sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn
  • Chênh lệch giá: phần lợi nhuận nếu bán trái phiếu trước thời điểm đáo hạn
  • Giá mua trái phiếu: giá trị của trái phiếu (biến động theo thời gian)
  • Giá bán trái phiếu: giá bán lại cho tổ chức tư vấn phát hành hoặc bên khác ( thông qua thị trường thứ cấp)

Phí giao dịch: Chi phí trả cho tổ chức tư vấn phát hành ( thường là 0,1%-0,15% giá trị mua)
Thuế thu nhập cá nhân: 0.1% giá bán ( khi bán lại trái phiếu)

Cách tính lợi nhuận khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, Trái phiếu Tân Hoàng Minh

🌟Quý NĐT quan tâm tìm hiểu thêm các loại Trái Phiếu tốt nhất, tư vấn đầu tư và thông tin chi tiết liên hệ:
☎️ Thái Khắc Anh Trung - 0878871777 - Tư vấn, sàng lọc các loại Trái Phiếu tốt nhất.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.