Header Ads

TẠI SAO CÁC NƯỚC LO SỢ SỢ FED TĂNG LÃI SUẤT "FED FUNDS RATE", DÙ CHỈ TĂNG 25 ĐIỂM CƠ BẢN LÊN 0,5%

TẠI SAO CÁC NƯỚC LO SỢ SỢ FED TĂNG LÃI SUẤT "FED FUNDS RATE", DÙ CHỈ TĂNG 25 ĐIỂM CƠ BẢN LÊN 0,5%

Thống kê thị trường NASDAQ, quỹ đầu tư trái phiếu SPDR Barclays High Yield Bond ETF (JNK),...những khoản nợ tại các thị trường mới nổi đã hơn 9.000 tỷ USD, và khoảng hơn 5.000 tỷ USD trong các khoản nợ xuất phát từ lĩnh vực năng lượng mà các quốc gia, các công ty năng lượng dầu khí vay mượn để đầu tư kiếm lời nhanh khi lãi suất và đồng USD còn rẻ, và giá dầu tăng cao. Nó cũng giải thích phần nào khi càng ngày đến thời điểm Fed tăng lãi suất trong tháng 12/2015 này, thì các nước lại gia tăng bơm dầu lửa để thu vét tiền trả nợ và ứng phó dòng vốn chảy đi. Hãy thận trọng, hiện nay các khoản nợ niêm yết giá bằng đồng USD chiếm tỷ lệ lớn nhất thế giới, lên đến 42,5%, và xếp sau các khoản nợ lần lượt là đồng EUR, yên Nhật,....

Hiện nay đồng USD đã trở lên đắt đỏ hơn trước, nếu lãi suất Fed Funds Rate gia tăng, đó là cơn ác mộng cho những nước đã đi vay quá nhiều khi đồng USD và lãi suất Fed Funds Rate thấp kỷ lục là giữa mức 0 - 0,25% gần 10 năm. Nếu trùng với các khoản vay trái phiếu kỳ hạn 10 năm đáo hạn thì còn nguy ngập trả nợ gấp bội.

Trong giai đoạn năm 2007 - 2008, Fed đã 10 lần dồn dập lần cắt hạ lãi suất Fed Funds Rate, và khi tăng lãi suất tuy ít hơn mức độ theo tỷ lệ tăng lãi suất, nhưng ít ra cũng 1 hoặc 2 quý Fed sẽ tiếp tăng lãi suất, chứ không dừng ở mức chỉ tăng một lần 25 điểm cơ bản thành 0,5%.

Hãy mường tượng, nếu bạn là một nhà đầu tư tài chính và trái phiếu giàu kinh nghiệp, bạn sẽ thấy, trước ấy, vào tháng 06/2006, giáo sư Ben Bernanke đã trở thành Chủ tịch Fed, thì Ben Bernanke đã tăng lãi suất 4 lần để hạ nhiệt thị trường nhà ở để đưa lãi suất ở mức 5,25%. Tuy nhiên, vào ngày 18/09/2007, Fed cắt hạ 0,5% đưa lãi xuất xuống đến 4,75%, ngày 31/10/2007, Fed giảm 0,25%, tức giảm 25 điểm cơ bản xuống còn 4,5%. Đến ngày 11/12/2007, Fed cắt 25 điểm (0,25%) xuống đến 4,25%. Ngày 22/01/2008, Fed cắt hạ lãi suất một lúc đến 75 điểm cơ bản (0,75%) xuống đến còn 3,5%. Qua ngày 30/01/2008, Fed cắt hạ thêm 0,5% nữa, đẩy lãi suất xuống còn 3%. Bước qua ngày 18/03/2008, Fed dội bom tấn vào thị trường tài chính thế giới khi cắt hạ một lúc 75 điểm cơ bản (0,75%) đẩy lãi suất rơi xuống 2,25%.

Việc chưa dừng lại như vậy, từ ngày 30/04/2008 (Fed cắt hạ 25 điểm xuống còn 2%), ngày 08/10/2008 (Fed cắt hạ 50 điểm xuống còn 1,5%), rồi đến ngày 29/10/2008 (Fed cắt hạ 50 điểm xuống còn 1%). Đến tháng 12/2008, Fed cắt hạ 75 điểm cơ bản (giảm 0,75%) đẩy lãi suất Fed Funds Rate xuống mức không còn hạ được nữa là mức 0,25%, mức thấp nhất trong lịch sử của lãi suất Fed Funds Rate. Ngoài khí cụ lãi suất Fed Funds Rate thì thị trường tài chính còn chú ý đến sự tăng giảm của lãi suất LIBOR, đây là lãi suất chi phối rất lớn đến lãi suất của các ngân hàng trung ương trên thế giới.

Đáng ngại, khoản vay nợ bằng đồng EUR chuyển qua đồng USD thì mới đáng sợ. Nhiều doanh nghiệp và các chính phủ trước đây đi vay bằng đồng EUR để tài trợ các dự án niêm yết bằng đồng USD, và trả nợ bằng đồng USD, khi đồng EUR còn cao giá thì nay đảo chiều đi xuống. Hãy mường tượng, vào ngày 22/04/2008 - Đồng EUR tăng cao đến mức 1 EUR đổi được 1,60 USD, nay đã làm suy yếu đáng kể kể và chỉ còn 1,09846 USD.

Thật bất hạnh, những nước đi vay trả lãi bằng đồng USD mà tài trợ lãi ở nhà bằng đồng nội tệ, hay vay ngắn hạn bằng đồng USD để tài trợ các dự án dài hạn khi đồng USD nhúc nhích tăng giá vì bị rủi ro về ngoại hối là vì bị áp lực sụt giá đồng nội tệ sẽ rất lớn, nó cũng làm giật mình các khoản vay nợ của VN khi ngày nào cũng thấy báo chí và các cơ quan Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước theo dõi phân tích sát sao việc Fed tăng lãi suất, và hầu như ngày nào các tờ báo tài chính, ngân hàng, các tờ báo kinh tế đều đăng tin về diễn biến tỷ giá đồng USD so với đồng bạc khác.

Khi lãi suất và tiền Mỹ còn rẻ, tư bản trước đây dồn tiền về các thị trường mới nổi và các nước "đang lên" như nhóm khối BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, TQ, và Nam Phi. Khi Mỹ hạ lãi suất, tăng chi và in bạc bơm tiền vào kinh tế khiến đồng USD bị mất giá, khiến dòng tư bản tài chính nay chảy về các nước đang lên và mới nổi đang cần rất nhiều tiền để phát triển các dự án vĩ cuồng lớn lao, điều đó đã khiến những nước này có một giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục, nhiều chuyên gia kinh tế còn ví von tư bản Mỹ đã hết thời, đồng USD sẽ rẻ mãi, nếu có vay trả phí tổn bằng lãi suất đồng USD còn lời chán, trong đó những nước BRICS còn vẽ ra trật tự mới như lập ra các dự án linh tinh như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu AIIB, hay Tân Ngân hàng Phát triển của nhóm BRICS, dự án Con đường tơ lụa,...

Bây giờ TQ, Brazil, Nga, Nam Phi suy yếu, trừ trường hợp Ấn Độ là khả quan nhất. Trước tình hình Mỹ tăng lãi suất và đồng USD mạnh lên, và tình hình kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển tại các thị trường mới nổi lại có triệu chứng suy giảm vì nợ nần tăng cao và triển vọng sinh lời của giới đầu tư hết còn hấp dẫn giới đầu tư như trước đây nên giới đầu tư chỉ cần chộp cơ hội lãi suất tại Mỹ tăng lên là họ rời bỏ các thị trường này và đưa tiền chảy qua Mỹ kiếm lời.

Chẳng hạn Brazil, một nền kinh tế lớn thứ 7, nay rơi xuống hạng 8 trên thế giới và lớn nhất ở Mỹ Latin, tỷ lệ tăng trưởng GDP sụt giảm đến âm -1,7% trong quý 3 vừa rồi, đồng tiền Real của Brazil mất giá đến 45,7% trong gần 1 năm nay, tỷ lệ lạm phát tăng lên 10,48% trong tháng 11/2015, với lãi suất chỉ đạo được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Brazil (COPOM) thì lên đến 14,25%. Lãi suất cho vay của ngân hàng leo lên 64,75% thì còn gì có lời trong sản xuất, các nước khác cũng không khá hơn.

Đối với Brazil và nhiều nước, khi đồng nội tệ bị mất giá so với đồng USD mà tư bản tài chính rút đi thì lại thiếu ngoại tệ vì bị nhập siêu và thiếu hụt cán cân vãng lai thì lại càng khó dám liều lĩnh bán ngoại tệ như đồng USD, EUR,... để vực dậy đồng nội tệ. Bây giờ kinh tế các nước nhóm BRICS và 21 nền kinh tế mới nổi thì trong đó có đến phân nửa là sa sút, như trường hợp Brazil hay các nước khác thì cũng chẳng có quốc gia nào nào dám nâng lãi suất để giữ chân các nhà đầu tư vì lãi suất cao rõ ràng sẽ cản trở phí tổn sản xuất vì doanh nghiệp không có lời khi xuất khẩu. Còn nếu bị lạm phát cao, cũng là trường hợp của Brazil và một số nước, thì cũng chẳng nước nào dám phá giá đồng tiền để kích thích kinh tế hay đẩy mạnh xuất khẩu vì chi phí xuất khẩu không bù được chi phí trả nợ và trả lương.

Hiện nay, đáng ngại, các tài sản niêm yết bằng đồng nội tệ bằng nhiều hình thức, kể cả trái phiếu do các doanh nghiệp và chính phủ các nước phát hành bị các nhà đầu tư bán tháo để chuyển qua các hình thức tài sản niêm yết bằng đồng USD, và các khí cụ đầu tư khác khiến nhiều đồng bạc các nước "đang nổi" sụt giá thảm hại. Ở VN thì chuyên gia kinh tế dư luận viên thì tuyên truyền là đồng bạc VND bị phá giá sẽ có lợi cho xuất khẩu, đó là nguy hiểm tác dụng ngược, xuất khẩu đâu chưa thấy mà tỷ lệ nợ công tăng lên chóng mặt và phí tổn nhập khẩu trở lên đắt đỏ hơn xưa dù giá dầu và giá hàng hóa trên thế giới giảm sâu, nhưng ở VN nó không giảm mà còn tăng.

TẠI SAO CÁC NƯỚC LO SỢ SỢ FED TĂNG LÃI SUẤT "FED FUNDS RATE", DÙ CHỈ TĂNG 25 ĐIỂM CƠ BẢN LÊN 0,5%
(*) Hãy nhìn tỷ giá đồng EUR/USD nó cho thấy phí tổn các nước đi vay bằng đồng EUR mà tài trợ lãi suất bằng đồng USD thì phải trả giá đắt. Hiện nay 1 EUR đổi chác ra 1,09846 USD, chứ không phải 1,60 USD như trong tháng 04/2008. Đây là phí tổn qua lớn và quá rủi ro, và trong thời gian tới thị trường chứng khoán những nước này sẽ giảm giá mạnh (xem hình).

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.