Header Ads

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo 2015

BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI 2015
Báo cáo Cập nhật kinh tế giới (T6/2015) của WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu còn 2,8% so với mức dự báo 3,0% hồi T1/2015..

Bảng: Tổng hợp các dự báo của các tổ chức.
Nguồn: World Bank, IMF

- Mặc dù có vấn đề nợ công Hy lạp và suy giảm kinh tế TQ. Nhưng IMF và WB đều nhận định năm 2015 vẫn có sự tăng trưởng chứ không rơi vào suy thoái và sẽ ở múc 2,8% - 3,5%. Dự báo Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm 2016 nhờ đà kéo của kinh tế Mỹ, cũng như sự vượt qua khó khăn của kinh tế châu Âu.

- Chính sách tiền tệ các nước giữ xu thế nới lỏng, cùng với nâng lãi suất của FED khiến đồng USD lên giá. Dự báo dòng tiền từ các nước mới nổi sẽ chuyển về Mỹ làm đồng USD lên giá. Tuy nhiên do khu vực đồng Euro và Nhật Bản đang tiếp tục thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để kích thích kinh tế, có khả năng một lượng vốn chảy sang thị trường các nước mới nổi nếu có sự chuẩn bị tốt và kinh tế khởi sắc.

- Qua nhận định trên, kinh tế VN sẽ thuận lợi hơn nếu tích cực gia tăng hội nhập với các nước phát triển. Dòng vốn đầu tư vào VN có hai xu thế trái chiều. Nếu kinh tế VN tiếp tục ổn định và cải thiện tích cực về môi trường kinh doanh thì nhiều khả năng sẽ thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên VN cần quan tâm và có giải pháp thích hợp đến tác động của đồng USD tăng.




NÉT CHÍNH KINH TẾ VIỆT NAM 6T2015
1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (GDP)
GDP tăng cao nhất trong 5 năm qua là dấu hiệu tích cực. Tăng trưởng GDP 6T2015 của Việt Nam đạt 6,28%, cao hơn tăng trưởng cùng kỳ 2014 (5,22%), 2013 (4,9%).
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tăng trưởng GDP 6T20145 cao nhất trong 5 năm trở lại đây, cho thấy kinh tế VN đang từng bước phục hồi. Tuy nhiên nhóm ngành dịch vụ tăng thấp cho thấy thị trường nội địa còn yếu, đặc biệt khu vực nông nghiệp đang gặp khó khăn vì giá giảm.


2. SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
SXCN tăng khá tốt, nhưng cơ cấu tăng trưởng chưa thực sự lạc quan. Tính chung 6T2015, chỉ số IIP tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý là trong toàn ngành công nghiệp thì ngành chế biến-chế tạo tăng vượt trội, đạt mức tăng 10%. Đây là lĩnh vực có sự tham gia rất lớn của khối DN FDI.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Cần lưu ý chỉ số IIP tăng chủ yếu nhờ các DN FDI, còn PMI tuy có tăng nhưng vẫn trên mức tối thiểu 50 điểm rất ít, chưa có sự cải thiện rõ rệt. Do vậy SX công nghiệp VN vẫn chưa thực sự lạc quan.



3. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI)
CPI ổn định ở mức thấp hỗ trợ giảm lãi suất phát triển kinh tế. Tuy nhiên nó cũng thể hiện sức mua đang suy giảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) T6/2015 tăng 0,35% m/m và tăng 0,55% so với T12/2014.
Nguồn: Tổng cục thống kê

CPI trong 6T.2015 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2 năm trước, điều này sẽ tiếp tục góp phần ổn định kinh tế và hỗ trợ đầu tư phát triển. Tuy nhiên cũng cần quan tâm CPI giảm mạnh trong 6T2015 còn có tác nhân của sức cầu nội địa giảm do thu nhập người dân thấp và kém lạc quan trong tiêu dùng. Điều này đòi hỏi những giải pháp của Chính Phủ giữa ổn định và tăng trưởng kinh tế bền vững.


4. DOANH THU BÁN LẺ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6T2015 đạt 1.572,1 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% y/y, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,3%, cao hơn mức tăng 5,7% của cùng kỳ 2014. Theo nhận định thì trong 6T2015, giá các nhóm hàng hóa ổn định, các doanh nghiệp bán lẻ đẩy mạnh công tác bán hàng và hậu mãi nên sức mua được cải thiện.
Nguồn: Tổng cục thống kê

Hoạt động bán lẻ và KD dịch vụ 6T2015 cao hơn cùng kỳ 2014 là một tín hiệu tích cực. Điểm quan tâm là tỷ lệ tăng trưởng không bằng các năm trước, nên chưa là động lực giúp tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cần quan tâm để tăng sức mua nội địa.



5. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI (BOT)
XK có mức tăng thấp hơn năm 2014, nhưng nhập khẩu tăng khiến VN nhập siêu trở lại sẽ gây áp lực tỷ giá. Trong 6T2015 Việt Nam, XK đạt 77,7 tỷ USD và NK đạt 85,1 tỷ USD,nhập siêu 3,78 tỷ USD, bằng 4,8% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, đây là tỷ lệ nhập siêu lớn nhất trong vài năm qua.
Nguồn: Tổng cục thống kê

Tình trạng nhập siêu tăng trở lại là do khu vực đầu tư trong nước nhập siệu đến 9,8 tỷ USD, tăng 44% so với cùng kỳ 2014. Trước tình trạng xuất nhập khẩu đang dần mất cân đối, xuất khẩu tăng thấp hơn nhập khẩu nên dự báo năm 2015 sẽ trở lại tình trạng nhập siêu do giá trị gia tăng xuất khẩu không bù được nhu cầu nhập khẩu thiết bị và hàng hoá tiêu thụ nội địa.



6. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
Đầu tư công và FDI tăng mạnh là động lực cho nền kinh tế, nhưng gây quan ngại về nợ công và bội chi ngân sách.
Đầu tư từ vốn NSNN 6T2015 đạt 92,3 nghìn tỷ đồng, bằng 44,8% kế hoạch năm và tăng 1,7% y/y. Vốn FDI đăng ký trong 6T2015 đạt 5,49 tỷ USD, giảm 19,8% y/y nhưng số vốn giải ngân lên tới 6,3 tỷ USD, tăng 9,6% y/y.
Nguồn: Tổng cục thống kê

Hoạt động đầu tư FDI được xem là điểm sáng trong bức tranh kinh tế 6T2015 của Việt Nam, mặc dầu vốn đăng ký thấp hơn năm 2014, nhưng mức giải ngân tăng 9,6% so với cùng kỳ 2014.
Đầu tư công tăng mạnh sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế cuối năm.



7. CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH
Thu chi NS diển tiến khá tốt so với kế hoạch. Tuy nhiên, mặc dầu thu tăng so với cùng kỳ, nhưng chi tăng mạnh hơn, trong đó khoản chi trả nợ tăng mạnh kiến bội chi NS đã ở mức 5% GDP, cao hơn hẳn so với giai đoạn trước chỉ ở mức 2,7%. Nợ công cũng đã ở mức ngưởng an toàn là 64% GDP là điều rất đáng quan tâm.
Kết quả thu ngân sách: Dự toán thu NSNN thu 6 tháng ước đạt 446,12 nghìn tỷ đồng, bằng 49% dự toán, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó: Kết quả chi NSNN: lũy kế chi 6 tháng đạt 545,18 nghìn tỷ đồng, bằng 47,5% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2014.



8. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
Hoạt động NH khá ổn định và có dấu hiệu tăng tốc tín dụng, đặt biệt là vay trung hạn. Điều này có thể gây sức ép về huy động.
Nguồn: NHNN

Lãi suất huy động 6T2015 giảm đáng kể nhờ (1) lạm phát tăng thấp và ổn định, (2) NHNN định hướng duy trì lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng và (3) thanh khoản hệ thống ngân hàng cải thiện.

Tín dụng của hệ thống ngân hàng 6T2015 diễn biến khá thuận lợi. Tính đến hết tháng 15/06/2014, tín dụng toàn nền kinh tế ước tăng 5,78% so với T12/2014, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 2013 (4,72%) và 2014 (3,52%).
Nguồn: NHNN

Tăng trưởng tín dụng 6T2015 khá tích cực. Nguyên nhân chủ yếu do (1) sức cầu tín dụng tăng trở lại, (2) niềm tin dần cải thiện và (3) các NHTM mạnh dạng hơn trong cho vay. Với những tín hiệu khả quan này thì mục tiêu tín dụng tăng 13 – 15% cho năm 2015 nhiều khả năng sẽ đạt được, thậm chí vượt cả kế hoạch.



9. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Tỷ giá USD vẫn được kiểm soát ổn định, tuy nhiên cùng với đồng USD mạnh lên và nhận siêu có thể làm tăng sức ép tỷ giá.
Nguồn: Vietcombank

VND giảm giá mạnh so với đồng USD nhưng tăng giá so với đồng EUR và JPY. Từ nay đến cuối năm nhiều khả năng tỷ giá USD sẽ không tăng do đã hết dư địa tăng theo cam kết của NHNN. Tuy nhiên nhập siêu đang tăng, và tỷ giá hiện nay không thuận lợi cho xuất khẩu sẽ là vấn đề đáng quan tâm






NHẬN ĐỊNH KINH TẾ VIỆT NAM 6T2015 VÀ TRIỂN VỌNG 2015
Cập nhật dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2016 của các tổ chức tài chính:
Nguồn: Tổng hợp

Dựa trên các số liệu kinh tế 6T2015 cho thấy kinh tế năm 2015 vẫn đang hồi phục với sự ổn định của kinh tế vĩ mô và các chỉ số kinh tế quan trọng. Đa số các Tổ chức và chuyên gia đều cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,2% cho cả năm 2015 hoàn toàn khả thi, thậm chí có thể vượt.




Dự báo kinh tế 6 tháng cuối năm 2015 :
Những yếu tố tích cực :
  • Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định với CPI thấp dưới 5%.
  • Kinh tế Mỹ và Châu Âu tiếp tục hồi phục giúp tăng trưởng xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư
  • Dòng vốn FDI và đầu tư công tăng sẽ tiếp tục tăng góp phần tăng trưởng kinh tế.
Những yếu tố quan ngại :
  • Bội chi NS đã ở mức 5% GDP và nợ công vào khoản 64% GDP sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn lực tài chánh của Chính phủ trong phát triển kinh tế.
  • Khu vực SXKD hàng hóa của doanh nghiệp SME vẫn còn khó khăn, tạo ra sức ép về việc làm, cải thiện thu nhập và sức cầu nội địa của người dân.
  • Khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng trưởng chậm lại, xuất khẩu sụt giảm.
  • Lãi suất có dấu hiệu tăng khi đang chịu sức ép huy động của hệ thống TCTD.
  • BĐS có dấu hiệu dư cung trong giai đoạn sắp tới, và thiếu nguồn tiền đầu tư từ tích lủy và thu nhập của người mua có nhu cầu ở sẽ gây khó khăn cho NHTM.


Với những nhận định trên, mức tăng trưởng kinh tế VN 2015 sẽ vào khoản 6,0 – 6,5% như dự báo của các tổ chức kinh tế thế giới. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn gặp một số khó khăn phải vượt qua về phát triển việc làm, sức cầu nội địa, cũng như khu vực NHTM vẫn phải đương đầu với xử lý nợ xấu. Ngoài ra cùng với việc đẩy mạnh đầu tư công trong bối cảnh ngân sách vẫn còn bội chi và nợ công cao, khiến Chính phủ gặp sức ép về huy động vốn cân đối ngân sách.

Về ngành nghề, khu vực xuất khẩu sẽ tiếp tục gặp thuận lợi nhờ kinh tế thế giới và chính sách gia tăng hội nhập của VN. Ngành BĐS – XD sẽ tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2015, nhưng sẽ gặp cạnh tranh với nguồn cung tăng mạnh. Doanh nghiệp SXKD nội địa vẫn còn phải đương đầu với khó khăn về vốn và thị trường.


Tải bài đầy đủ: Kinh tế VN 6T2015 và dự báo 2015


Chú ý: Báo cáo này dựa trên việc tổng hợp báo cáo và nhận định của các Tổ chức Uy tín trong ngoài nước và một số nhận định của nhòm VFA. Báo cáo chỉ có tính cách tham khảo

(VFA group)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.