Header Ads

GDP Việt Nam có thực sự tăng cao thứ hai trên thế giới năm 2016 (Bloomberg)

GDP VIỆT NAM CÓ THỰC SỰ TĂNG CAO THỨ HAI TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2016 (BLOOMBERG)

Tại thị trường tài chính và chứng khoán Wall Street, Mỹ. Các chiến lược gia phân tích tài chính và chứng khoán của các ngân hàng đầu tư như: Goldman Sachs (Dow Jones: GS), Morgan Stanley (NYSE: MS), JPMorgan Chase (Dow Jones: JPM),... ngại nhất đụng mặt mấy tay nhà báo của Bloomberg này bám theo phỏng vấn nhất. Nhiều khi các nhà phân tích các ngân hàng đầu tư này nói bừa cho xong việc để còn tránh mấy tay phóng viên này hay mục kích gây phiền phức. Vậy mà họ cũng ghi lại và đăng lên báo. Chỉ khi nào tin được bài viết của họ mà các chiến lược gia các ngân hàng này đồng ý phỏng vấn khi đăng cả hình của các nhà phân tích trả lời.
Nói chung, ai cũng mong muốn VN có mức tăng trưởng GDP cao. Nhưng tăng GDP làm sao cho nó hợp lý, và nó phải kèm theo sự tăng lương cho người lao động, lẽ tất nhiên nó sẽ đưa đến một tỷ lệ thất nghiệp thấp, lợi nhuận của các doanh nghiệp, hay các công ty ở quốc gia đó tăng thêm lợi nhuận. Chứ tăng GDP kiểu gì mà lúc cao nhất nhì thế giới mà phí tổn thuế má tại VN càng tăng, lương bổng thì không theo kịp đà sụt giá của đồng bạc. Doanh nghiệp tư nhân thì đóng cửa hàng loạt thì tăng GDP ở đâu.
Thông thường khi đưa ra con số dự phóng cho tương lai về tăng trưởng GDP thì nên dựa trên "giả thuyết bi quan nhất", chứ không nên dựa trên "giả thuyết lạc quan nhất" để khấu trừ các yếu tố tác động của thị trường bên ngoài thì sau này mới khỏi thất vọng bẽ bàng. Vì cần hiểu rằng, thói thường người ta chỉ nhìn ra cái "lạc quan nhất" thì dễ trông thấy trước mắt, dễ tính ra, chứ cái "bi quan" thì ít ai thấy hoặc không muốn thấy.
Hiện nay, VN đang lãnh hậu quả của nạn bong bóng đầu cơ bất động sản khi trái bóng bị xì, tuy có hồi phục chút ít, và tỷ lệ nợ công tăng mạnh. Trong năm 2016, “GDP Việt Nam sẽ tăng cao thứ hai thế giới năm 2016”. Yếu tố này thiếu chuyên môn. Nếu cứ thổi phồng con số tăng GDP nhất nhì thế giới của VN thì chỉ cần dăm ba năm là sản lượng kinh tế của VN sẽ vượt mặt Thailand là không bao xa. Nhưng nhìn cơ sở hạ tầng của VN thì lấy gì mà vượt Thailand được.
Lý do, nền kinh tế VN phụ thuộc nặng vào thị trường bên ngoài. Hiện nay, sự sa sút của thị trường xuất khẩu các nước thì ai cũng thấy sự co cụm của thị trường xuất khẩu Âu, Mỹ, Nhật, TQ, Nga, Brazil, và cả chục nước tại các thị trường mới nổi thì VN khó mà bán hàng cạnh tranh được khi mà các nước này phá giá đồng bạc của họ, ngoài ra phải kể đến yếu tố TQ, nếu họ thả giá đồng bạc của họ thì VN khó đỡ đòn.
Nếu VN phá giá đồng nội tệ VND để xuất khẩu cho dễ thì vô tình "lời hứa lãi suất âm bằng đồng USD" bị phá sản và dân chúng tẩu tán tài sản bằng đồng USD, cộng với tỷ lệ nợ theo GDP của VN xuyên thủng mức trần, mức nợ mà giới đầu tư bắt đầu hoảng loạn, họ sẽ tăng lãi suất bằng ngoại tệ tất cả các khoản vay của VN. Đó là yếu tố rủi ro mà họ chưa tính ra.
Ngoài ra nó còn có lý do nội tại của VN là sức tiêu thụ kém của thị trường nội địa đi cùng sự sút giảm của đầu tư. Lý do, cho sự suát giảm của thị trường nội địa đó là tại VN phí tổn thuế nhà nước thu được tăng nhanh hơn GDP, và GDP lại tăng nhanh hơn thu nhập của người dân. Nói vắn tắt, nếu GDP của VN càng tăng, nhà nước VN càng có tiền, thì sức mua của người dân càng sút giảm. Điều này, nó liên quan đến vấn đề phát triển bền vững tăng trưởng GDP của VN. Khi thị trường xuất khẩu bên ngoài yếu đi và thị trường tiêu thụ nội địa chưa đủ nâng đỡ, vì lợi tức thu nhập của người dân VN là quá thấp thì làm gì mơ GDP cao như vậy.
Muốn GDP cao cũng không khó, VN cứ tăng thêm nợ, thí dụ để tăng thêm nhiều phần trăm GDP nữa thì phải bơm bao nhiêu tỷ USD nữa. Khốn nỗi ngay cả TQ khi họ đầu tư tạo ra 1 đồng thì phải đi vay hay bơm thêm 4 đồng. VN thì yếu về mặt "tự chủ trong sản phẩm nội địa hóa" thì phí tổn sẽ cao hơn, trong khi nợ của VN đã được WB, IMF cảnh báo là đã tăng quá mức.
Kinh nghiêm trước ấy là các nhận định của hãng tin Bloomberg này khi ca ngợi khối các nền kinh tế lớn mới nổi "BRICS" gồm: Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa), là ngôi sao sáng, là đầu máy tăng trưởng của nền kinh tế thế giới thì đúng 5 năm sau, mà nạn nhân tệ nhất là nền kinh tế Brasil rơi xuống vực sâu vì cái bẫy con số GDP cao, dẫn đên nợ nần ngập đầu và đẩy nền kinh tế này rơi xuống đáy vực từ mức sản lượng GDP kinh tế của Brazil đạt 2.615,19 tỷ USD năm 2011 thì đến năm 2015 chỉ còn 1,9 ngàn tỷ USD.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)
___
//Bài viết trên đây bình luận cho bài: “GDP Việt Nam sẽ tăng cao thứ hai thế giới năm 2016”

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.