Header Ads

Việt Nam điều chỉnh

Việt Nam điều chỉnh
VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH
Nền kinh tế Việt Nam được sở hữu số dân đông đảo, hễ trên quả đất này có 79 người thì trong đó có một cư dân của Việt Nam, đân số VN số liệu WB công bố năm 2014 lên đến 90,73 triêu cư dân, chiếm khoảng 1,27% dân số địa cầu và trong số đó ở độ tuổi lao đông chiếm tỷ trọng cao.

Trong năm 2014, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đã được giá trị 186,20 tỷ USD, tức chỉ chiếm 0,30% của sản lượng GDP nền kinh tế thế giới. Một con số quá ít ỏi với số dân ở độ tuổi lao động quá đông. Trong qua khứ GDP của VN chỉ đạt 6,30 tỷ USD vào năm 1989. Nếu tính trung bình từ năm 1985 đến năm 2014 thì GDP của VN chỉ ở mức 55,42 tỷ USD. Mặc dù đất nước này đã thoát ra khỏi sự tàn phá chiến tranh hơn 14 năm (giai đoàn từ 1975-1899, khi chốt GDP của VN chỉ đạt 6,30 tỷ USD vào năm 1989). Thực tế các nước Á châu đều bị chiến tranh tàn phá, nhưng họ cũng chỉ mất khoảng một thời gian 14 năm hoặc nhiều hơn một chút để vươn lên thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới, như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan,...

Tất nhiên để vẽ ra sơ lược bức tranh kinh tế của Việt Nam ta lấy cái neo GDP của các nước Đông Nam Á gần Việt Nam nhất, đó là các nước Thailand và Philippines, Malaysia,...Đối với Thailand, dân số 67,22 triệu cư dân, tức là hễ cứ có khoảng 100 người trên thế giới thì có một cư dân của Thái Lan, và dân số Thailand chỉ đại diện 1,01% dân số thế giới. GDP của Thailand cùng giai đoạn như Việt Nam là 373,80 tỷ đô la Mỹ trong năm 2014 (chiếm 0,60% GDP của nền kinh tế thế giới). Philippines có sản lượng kinh tế GDP năm 2014 là 284,58 tỷ USD (chiếm 0,46% sản lượng GDP của kinh tế thế giới), với dân số 100 triệu cư dân (chiếm chiếm 1,37% dân số thế giới, nếu trên trái đất này hễ có 74 người có một cư dân của Philippines). Malaysia dân số 30,40 triệu dân, GDP là 326,93 tỷ USD, chiếm 0,53% GDP của thế giới.

Nền kinh tế Việt Nam được hưởng tốc độ tăng GDP khá cao trong nhiều năm. Tốc độ tăng GDP hàng năm tính trung bình từ năm 2000 đến năm 2015 duy trì ở mức 6,49%, đạt mức cao nhất mọi thời gian là 8,46% trong quý thứ 4 vào năm 2007, mức thấp kỷ lục 3,12% trong quý đầu tiên của năm 2009 khi suy thoái kinh tế thế giới, và Việt Nam gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa. Trong quý thứ 3 của năm 2015, GDP ở Việt Nam được mở rộng 6,8% so với cùng quý năm trước, là mức khả quan nhất so với các nước Á châu. Tuy nhiên con số này được báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nên viêc kiểm kê hoàn toàn có thể thấp, nhưng WB, IMF vẫn thừa nhận và bảo lưu trong sổ sách của họ, tất nhiên thị trường quốc tế và giới đầu tư sẽ đánh giá khác.

Hiện nay mức nợ công của VN đã tăng cao, nếu không muốn nói là cao ngất ngưởng so với các nước Đông Nam Á. Nền kinh tế VN thực tế có mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây đó là nhờ vào đầu tư và tăng nợ để đổi ra những con số GDP cao làm hoa mắt quốc tế, nhưng kém phẩm chất. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đắp nợ và cứu ngân sách, tuy nhiên với mức năng suất trái phiếu theo yêu cầu của các nhà đầu tư để vay vốn cho chính phủ Việt Nam vay vốn bằng ngoại tệ, và nó phản ánh kỳ vọng lạm phát và khả năng các khoản nợ sẽ được hoàn trả được niêm yết tại thị trường New York lại cao đến 7,05% (thực tế mức này thấp hơn Nga, Indonesia, Brazil,...), nhưng cũng rất khó để nói Việt Nam vay được để có tiền cân bằng danh mục nợ chứ chưa nói là dồn hết 3 tỷ USD vay được đó dùng cho đầu tư.

Nói chung, các nền kinh tế đang phát triển tại Á châu, trong đó nhất là Việt Nam hiện đang rơi vào một vòng luẩn quẩn, mà chủ yếu gánh nợ công quá lớn so với sản lượng GDP và đà tăng trưởng sẽ sút giảm vì đầu tư sẽ ít đi do nợ tăng. Khi đối măt vấn đề này thì gặp bài toán nan giải và bị kẹt giữa lựa chọn là tiếp tục tăng trưởng cao và nâng trần nợ công lên, hoặc hạ tăng trưởng thấp để giảm nợ bằng cách giảm đầu tư công và giảm lương. Nếu bây giờ đưa ra giải pháp là chấn chỉnh chi thu ngân sách bền vững bằng cách giảm chi hay đầu tư và tăng thuế thì lại có vấn đề sẽ làm giảm đà tăng trưởng.

Nếu nâng trần nợ công để kích thích sản xuất và đầu tư cho tăng trưởng bằng cách tăng chi ngân sách thì lại quay về cái thói đi vay và rồi đẩy gánh nợ cho thế hệ sau gánh vác trả nợ. Bởi lẽ một điều phũ phàng, hiện nay Việt Nam nợ nhiều, tăng trưởng GDP cao, nhưng theo báo cáo của Markit Economics thì PMI sản xuất tại Việt Nam trong tháng 9, giảm xuống còn 49,50, thấp hơn tháng 8/2015 là từ 51,30, nhưng tỷ lệ tăng trưởng GDP lại cao đên 6,8%. Mặc dù chỉ số PMI sản xuất tại Việt Nam tính trung bình từ năm 2012 cho đến năm 2015 luôn đạt 50,70. Mức cao nhất là vào tháng 5/2015 là 54,80, và mức thấp kỷ lục vào tháng 7/2012 là 43,60.

Đây là mức chênh lệch PMI của VN so với nước khác lại khá thấp nhưng lại có mức tăng trưởng GDP cao. Nếu con số không tăng GDP cao như thực tế thì rõ ràng áp lực trả nợ lại rất lớn và dòng tiền sẽ ít đi dùng cho đầu tư thì làm sao mà mơ thành nước công nghiệp cơ bản đến năm 2020 được.

Thực tế Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á, và quốc gia này cũng là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhưng giá dầu không rẻ chút nào nếu so sánh giá xăng bán lẻ tại Malaysia chỉ có 0,44 USD / lít, so với mức bán tại VN lên đến 0,79 USD / lít trong tháng 9/2015, mặc dù giá dầu trên thế giới đã sụt giảm gấp đôi giá trị của nó.

Trong vài năm qua, mặc dù nền kinh tế VN dựa vào xuất khẩu đã tăng rất mạnh, chủ yếu đến từ mức lương rẻ và chi phí thấp để thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và mở rộng xuất cảng sang thị trường Mỹ chiếm đến 18% của tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng VN chỉ xuất khẩu sang TQ lại thấp hơn cả Nhật là chỉ chiếm 11%, nhưng lại nhập khẩu chính từ Trung Quốc chiếm đến 28% của tổng nhập khẩu. Nhưng thực chất xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là làm gia công cho thiên hạ. Đó là một công thức đơn giản dẫn đến sự phát triển kinh tế thiếu lành mạnh của Việt Nam, bởi nền kinh tế Việt Nam thực chất là bán hàng giùm TQ.

Nền kinh tế VN dựa vào xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng lớn. Các sản phẩm chủ lực của Việt Nam là: gạo, hạt điều, hạt tiêu đen, cà phê, chè, các sản phẩm thủy sản và cao su. Tuy nhiên, hiện nay những sản phẩm này đang bị tồn động và giảm giá mạnh trên thị trường quốc tế, đó là sự khó khăn của VN. Trong lĩnh vực công nghiệp chủ yếu sản xuất gia công như lĩnh vực công nghệ thông tin và điện tử, viễn thông,...nhưng lại xuất khẩu hộ cho các doanh nghiệp nước ngoài là chủ yếu, vì năng lực nội địa hóa của VN rất kém.

Với chỉ tiêu đề ra của Thủ tướng VN là GDP năm 2015 sẽ đạt khoảng 204 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người 2.228 USD. Còn GDP bình quân đầu người PPP thu được bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia, được điều chỉnh bởi sức mua tương đương, bởi dân số là trên 5.600 USD, tức là bám sát Philippines với 6.597 USD, Thailand là 13.986 USD (năm 2014),...nếu duy trì mục tiêu đặt ra thì chỉ cần 7 năm sau VN sẽ bằng Philippines, đó là điều không tưởng, bởi mức nợ của Việt Nam hiên tăng quá cao so với tiềm lực kinh tế các nước trong khu vực.

Sẽ hoàn toàn không có cơ sở để so sánh, bởi Philippines tuy họ là một nước yếu, nhưng lại có dự trữ ngoại hối trong tháng 9/2015 lên đến 80,5 tỷ USD, dự trữ vàng 195 tấn, nợ chính phủ theo phần trăm GDP chỉ khoảng 47,6% đến hết tháng 9 này,....các nước khác cũng thấp hơn về tỷ lệ nợ, và lãi suất vay ngân hàng cũng thấp do tỷ lệ nợ của họ thấp. Nếu nhìn vào sự thật rõ ràng VN phát triển kinh tế rất bong bóng không bền vững và đồng tiền luôn bị trượt giá, việc này khiến dân chúng tích trữ vàng, USD,...làm nền kinh tế không huy động được vốn nội lực trong nước mà phải đi vay tiền từ WB, ADB, IMF, và các nước cấp viện, với vốn rẻ nhưng cũng đã đi hết chu kỳ vay tiền rẻ, và quay lại chủ kỳ trả nợ, bây giờ nếu vay nợ thì phải vay lãi trên thị trường tài chính nên áp lực trả lãi rất cao.

Việc này, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải bắt buộc điều chỉnh, và Việt Nam cần phải thật sự nỗ lực cải tiến năng suất lao động nếu muốn duy trì thành quả tăng trưởng cao như trước đây và có lời thì phải nâng tối đa tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm mới tích luỹ được tư bản để trả nợ và giảm nợ công xuống mức hợp lý thì tất cả các lãi vay sẽ tự điều chỉnh giảm xuống.

(*) Xem hình hiếm có đồng nội tệ nào trên thế giới như đồng nội tệ VND liên tục mất giá tính từ năm 2004 đến gần hết năm 2015, khi trượt giá nó không bao giờ tăng giá lại so với đồng USD.
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.