Header Ads

MALAYSIA VÀ ĐỒNG RINGGIT (MYR)

MALAYSIA VÀ ĐỒNG RINGGIT (MYR)
(*) Hình minh họa, nó chỉ mang tính chất minh họa cho tỷ giá USD/MYR, việc mô phỏng theo phân tích kỹ thuật sẽ khác ở thời điểm.

Nền kinh tế Malaysia có sản lượng GDP năm 2014 là 326,93 tỷ USD, tức chiếm 0,53% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới. Với GDP bình quân đầu người năm 2014 là 7.304,14 USD, là mức cao nhất của Malaysia. Tuy nhiên mức thấp kỷ lục là 986,48 USD vào năm 1960. Tất nhiên GDP bình quân đầu người PPP thu được bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội GDP của quốc gia, nó được điều chỉnh bởi sức mua tương đương, bởi dân số tại Malaysia sẽ cao hơn là vì chi phí hạ tầng, cũng như chi phí tiêu dùng khác tại Malaysia là rất thấp, nên GDP bình quân đầu người PPP tại Malaysia rất cao, lên đến 23.578,51 USD. Dễ dàng nhận thấy giá xăng bán lẻ tại Malaysia cực thấp, chỉ cỡ 0,48 USD / lít trong tháng 11/2015 này, mặc dù giá xăng tại Malaysia mới tăng 0,04 USD / lít, các chi phí hạ tầng giao thông vận chuyển là rất thấp.

Điều gì đã làm cho đồng nội tệ Malaysia có kí hiệu là MYR trượt giá thê thảm, và kinh tế rơi vào trì trệ sa sút. Bài toán đơn giản. Xuất khẩu nền kinh tế Malaysia chủ yếu được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lại là một trong những yếu tố quan trọng nhất nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP của Malaysia trong những năm gần đây. Yếu tố này hiện nay đang giảm sút tồi tệ. Lý do thương mại quốc tế lại đóng một vai trò chi phối rất lớn trong nền kinh tế Malaysia. Kể từ năm 1998, Malaysia luôn đạt thặng dư thương mại, chủ yếu là xuất khẩu các sản phẩm gia công có chất lượng tương đối các linh kiện điện và điện tử cho Nhật Bản, Singapore,... và đạt thặng dư thương mại lớn nhất được với đối tác Nhật Bản, Singapore và Australia. Nhưng lại thâm hụt thương mại lớn nhất với Đài Loan và Trung Quốc. Nay nền công nghiệp điện tử Nhật suy yếu và giảm tốc.

Malaysia từ năm 2011, là quốc gia rất ngạo mạn, bởi họ cho rằng chi phí hạ tầng cơ sở và giá xăng dầu thấp sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài dồn tiền vào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và bỏ qua yếu tố thị trường nội địa trong nước. Thật không may, với mức lương này càng quá đắt và sản phẩm gia công các thiết bị điện tử, tin học chỉ ở mức trung bình không theo kịp sự đổi mới quá nhanh của các nước, vì luôn tin rằng chi phí thấp sẽ hấp dẫn giới đầu tư. Tuy Malaysia luôn chú trọng hạ tầng cơ sở để chiệu dụ nhà đầu tư nước ngoài, và đã tăng chi vung tiền quá mức các khoản đầu tư công và nạn tham nhũng đục khoét và tăng nợ.

Cụ thể, mức nợ chính phủ như một phần trăm của GDP tại Malaysia, nó được sử dụng bởi các nhà đầu tư để đo lường khả năng thực hiện thanh toán trong tương lai về nợ của Malaysia, do đó ảnh hưởng đến chi phí đi vay nước và lợi suất trái phiếu chính phủ Malaysia đã gia tăng nhanh chóng, trong năm 2014 nó chốt ở mức 52,80%, đến gần hết năm 2015 nó được dự báo vọt lên 59,8% so với GDP. Tất cả các khoản nợ của Malaysia được yết giá bằng đồng nội tệ MYR, một ý tưởng khôn ngoan trong việc tạo nợ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để hạn chế rủi ro biến động tỷ giá hối đoái.

Thật không may, chính phủ của Thủ tướng Najib Razak, kể từ khi cầm quyền đã đẩy sự thâm hụt ngân sách, là khi chính phủ của một quốc gia chi tiêu nhiều hơn từ thuế. Sự đối lập với một mức thâm hụt ngân sách là một thặng dư ngân sách. Bởi lẽ, nếu thâm hụt ngân sách kéo dài dai dẳng, các chính phủ đó sẽ bị nhận hình phạt ngay lập tức đối với các tổ chức đánh giá tín dụng như Moody’s, Standard & Poor's, Fitch Ratings. Giá trái phiếu của quốc gia đó được hạ xuống, và quốc gia đó phải trả lãi suất cao hơn để có được bất kỳ khoản vay mới, và nó cũng chi phối luôn các khoản vay cũ đang lưu hành trên thị trường quốc tế. Và nó sẽ trừng phạt ngay lập tức đến thị trường chứng khoán quốc gia đó, bởi phản ứng tâm lý bất an của nhà đầu tư, khiến thị trường cổ phiếu sụt giá, đồng nội tệ cũng trượt giá.

Xếp hạng tín dụng nợ quốc gia của Standard & Poor's, Fitch Ratings đầu năm 2014 cho Malaysia đứng ở AA -. Trong khi, đánh giá của Moody’s cho nợ quốc gia Malaysia là Aa3. Xếp hạng tín dụng nói chung, một đánh giá tín dụng được sử dụng bởi các nhà đầu tư để đánh giá uy tín của Malaysia vì thế nó có tác động lớn đến chi phí đi vay của nước này bởi nếu sản lượng trái phiếu tăng lên. Nay mức tín nhiệm của các tổ chức này hạ thấp các khoản nợ công của Malaysia ở cấp A-, hay A3, đẩy lợi suất trái phiếu tăng, các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo các tờ trái phiếu được niêm yết bằng đồng nội tệ MYR của Malaysia và chấp nhận chịu một khoản lỗ nặng để chuyển sang mua đồng USD bằng nhiều hình thức như mua trái phiếu kho bạc Mỹ, hoặc mua chứng khoán và các tài sản khác tại Mỹ, Âu châu, Nhật Bản.

Khi một đồng tiền bị trượt giá, giới phân tích kinh tế tại Malaysia lại cho rằng, một đồng bạc được định giá thấp sẽ nâng đỡ cho xuất khẩu. Thật không may, điều tồi tệ, Malaysia đã quên mất một điều, một quốc gia thu nhập trung bình, với mức thu nhập đã cao so với các nước láng giềng, khi bán hàng giá thấp nhờ đồng bạc rẻ sẽ là rất tốn kém để duy trì một thời gian dài, các chi phí của các khoản trợ cấp có thể thêm vào cho xuất khẩu của Malaysia càng kéo dài thì càng làm tăng thêm nợ quốc gia, và nó phá hỏng luôn những nỗ lực của chính phủ Malaysia đang cải cách để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng nội địa trong nước để nền kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu vì đồng nội tệ MYR trượt giá mất kiểm soát. Mặc dù Malaysia được xếp hàng 18 về "competitiveness rank" năng lực cạnh tranh. Chỉ số cạnh tranh (competitiveness Index) là 5,23 điểm (theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu đánh giá 144 nền kinh tế). Đây cũng là mức tốt nhất của Malaysia có được, nhưng cũng không thể cứu vãn sự đi xuống của nền kinh tế quốc gia này.

Hiện nay, tính đến thời điểm tháng 7/11/2015, đồng đồng nội tệ MYR của Malaysia đã trượt giá 30% so với đồng USD. Tuy nhiên, mức trượt giá tệ hại nhất mọi thời gian là trong tháng Giêng năm 1998 khi các nền kinh tế Á châu rơi vào khủng hoảng tài chính, khi ấy 4,71 MYR mới đổi ra được 1 USD, tất nhiên Malaysia sẽ không rơi vào khủng hoảng tài chính như những năm 1997 - 1998, khi Malaysia chỉ có trong tay 20 tỷ USD. Hiện nay, dự trữ ngoại hối của Malaysia có giảm 2,5 tỷ USD so với 2 tháng trước, nhưng Malaysia vẫn còn trong tay dự trữ ngoại hối là 92 tỷ USD. Malaysia từng nắm trong tay 156 tỷ USD dự trữ ngoại hối vào tháng 8/2011.

Trong động thái mới nhất, tỷ giá hối đoái chốt phiên giao dịch hôm thứ Sáu năm 2015 khi 1 USD đổi ra 4,3135 MYR. Tỷ giá đồng MYR mất giá tồi tệ nhất trong năm 2015 khi 1 MYR chỉ còn đổi được 0.229436 USD. Đối với VN, kinh nghiêm cho thấy, dự trữ ngoại hối của VN là rất thấp, đồng nội tệ rất yếu, và neo giá cố định vào đồng USD nên rất dễ rủi ro về tỷ giá, các chuyên gia kinh tế VN nếu duy ý chí cho rằng đồng CNY của TQ phá giá bao thì ta phá giá mạnh bây nhiêu thì càng dễ lao xuống vực nhanh bấy nhiêu khi đồng nội tệ yếu, sức tiêu dùng nội địa giảm sút, nếu xuất khẩu đình đốn vì khó khăn kinh tế thế giới. Đó là công thức đơn giản đưa đến sự suy thoái kinh tế.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.