Header Ads

RUSSIAN ROUBLE (RUB) TRƯỢT GIÁ THEO DẦU THÔ ĐẨY NỀN KINH TẾ NGA RƠI XUỐNG VỰC THẲM

RUSSIAN ROUBLE (RUB) TRƯỢT GIÁ THEO DẦU THÔ ĐẨY NỀN KINH TẾ NGA RƠI XUỐNG VỰC THẲM

Nga với dân số 143,70 triệu dân (Nguồn Ngân hàng Thế giới - WB), dân số Nga chỉ chiếm 2,06% dân số thế giới, điều đó nôm na là hễ cứ gần 50 người sinh sống trên quả đất này thì chỉ có 1 nhười Nga. Nhưng người Nga sở hữu diện tích đất đai, tài nguyên lớn nhất thế giới là 17.098.242 km².

Thống kê tại thị trường NASDAQ, và thị trường chứng khoán FTSE 100 tại London, nơi niêm yết giá cổ phiếu nhiều công ty Nga cho thấy. Kể từ năm 1998, khi Nga gặp khủng hoảng kinh tế cho đến năm 2007, khi giá dầu giảm, nền kinh tế Nga chỉ là nền kinh tế cấp vùng không có bất cứ trọng lượng nào, và chưa lọt vào Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Điều bất ngờ năm 2008, Mỹ suy thoái kinh tế, giá dầu thô Brent tại London (Brent Crude Oil - ICE), là dầu thô của Nga bán ra thị trường, luôn cao hơn dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ bất ngờ vọt lên trên 100 USD / thùng, đồng thời giá hàng hóa như sản phẩm dầu mỏ và khí tự nhiên, các loại kim loại khoáng sản như nickel, palladium, sắt, hóa chất,...đều tăng vọt lên trời, nền kinh tế Nga chính thức nhảy lên hạng 9, trong các nền kinh tế lớn nhất địa cầu với sản lượng GDP đạt gần 1,7 ngàn tỷ USD, đứng trước Tây Ban Nha và xếp sau Mỹ, Nhật, TQ, Đức, Pháp, Anh, Ý, Brazil.

Trong năm 2009, giá dầu thô từ đỉnh cao đảo chiều rơi xuống đáy mấy tháng, nền kinh tế Nga biến khỏi Top 10 nền kinh tế thế giới, và thay vào đó là Tây Ban Nha và Canada xếp lần lượt thứ 9 và 10.

Trong năm 2014, tổng sản phẩm quốc nôi (GDP) của Nga đã đạt 1.860 tỷ USD (chiếm cỡ 3,0% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới). Sản lượng GDP của Nga phá đỉnh kỷ lục vào năm 2013 khi lần đầu đặt mức cao nhất mọi thời đại là 2.079 tỷ USD. Trong quá khứ mức thấp nhất chỉ hơn GDP của VN trong năm 2014 gần 10 tỷ USD là vào năm 1999 khi GDP của Nga chỉ đạt 195,91 tỷ USD.

Đến năm 2011, dầu thô Brent tại London của Nga giao dịch có lúc tăng lên gần 127 USD / thùng, nền kinh tế Nga chiếm lại vị trí thứ 9, xếp trên Ấn Độ, nhưng đứng sau Mỹ, TQ, Nhật, Đức, Pháp, Brazil, Anh, Italy, sản lượng kinh tế Nga khi đó khoảng 1,9 ngàn tỷ USD, và Nga duy trì ngôi vị thứ 9 này hết năm 2013, đến năm 2014, thì nền kinh tế Nga rơi xuống thứ 10, khi giá hàng hóa và dầu lửa, khi đốt bắt đầu giảm ở gia đoạn cuối quý thứ 4 năm 2014. Bây giờ giá dầu thô và các khoáng sản kim loại,...rơi giá, cộng thêm đồng RUB trượt giá, nền kinh tế Nga rơi xuống địa ngục, sản lượng GDP dự kiến cho năm 2015 chưa tới 1,5 ngàn tỷ USD, và bị Canada với dân số chỉ gần 36 triệu người chiếm hạng thứ 10 của Nga trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đó là nỗi nhục của người Nga với quá nhiều tham vọng.

Điều gì đẩy nền kinh tế Nga và đồng RUB rớt giá thảm bại như vậy. Hãy mường tượng, Nga là nước sản xuất lớn nhất thế giới của dầu (12,5% tổng sản lượng thế giới), khí tự nhiên 19%, xản xuất nickel chiếm 20% (theo thống kê khoe khoang của Nhà nước Liên bang Nga công bố).

Thực tế, trong xuất khẩu, nền kinh tế Nga phụ thuộc nặng nề vào sức tiêu thụ của thị trường quốc tế, đó là xuất khẩu các mặt hàng dầu thô, sản phẩm dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm 65 - 68,5% tổng số hóa đơn xuất khẩu. Kể từ năm 2013 - 2015, có đến 52% của doanh thu từ ngân sách Liên bang lại đến từ các loại thuế khai thác khoáng sản và thuế hải quan đối với dầu và khí tự nhiên. Ngoài lĩnh vực xuất khẩu kể trên thì Nga còn khẩu các mặt hàng khai thác khoáng sản kim loại, quặng sắt thép,...bao gồm: nickel, palladium, sắt, hóa chất, ô tô, trang thiết bị võ khí quân sự và khai thác gỗ, vì Nga có rất nhiều đất rừng.

Qua đó, ta thấy, Nga là nền kinh tế chỉ biết đào đất hút dầu đem bán, và xuất khẩu võ khí khắp nơi. Nó cũng giải thích phần nào, nền kinh tế Nga mặc dù bị Tây phương và Mỹ cấm vận nhưng Nga chưa bao giờ hoặt ít bị nhập siêu trong cán cân thương mại, và luôn đạt thặng dư (vì chỉ có đào đất, hút dầu đem bán dù rẻ hay đắt thì cũng gom được tiền về thì làm gì mà nhập siêu được).

Về phân tích hồ sơ đồng RUB Nga. Tính trung bình từ năm 2008 đến hết năm 2014, đồng Rúp Nga có giá và duy trì ở mức lý tưởng là 31,4 RUB ăn một USD, dù giá dầu hạ hay tăng, Nga luốn bán được dầu cho khách hàng Âu châu với giá cao, và luôn đạt thặng dư mậu dịch trong cán cân thương mại.

Khi đó, các thị trường quốc tế và một số thị trường là khách hàng ổn định đối tác của Nga chấp nhận giao dịch việc Nga bán dầu và định giá bằng RUB, USD, EUR, nên khi RUB tăng giá và ổn định thì Nga vét được gần 600 tỷ USD dự trữ ngoại hối vào tháng 07/2008, khi giá dầu thô bắt đầu tăng, đồng RUB đầu tháng 01/2008 chốt ở mức cỡ 25 RUB đổi ra 1 USD, lãi suất ở Nga trung bình từ năm 2003 đến tháng 10/2014 ở mức lý tưởng khoảng là 5,7% để cho Nga trở lên giàu có rất nhanh, và Nga có nhiều tỷ phú USD thuộc hàng "phẩm chất của thế giới". Các tỷ phú của Nga đã vung tiền thâu tóm hàng loạt CLB bóng đá hàng đầu của Âu châu, và hất cẳng cả các tỷ phú Mỹ sở hữu các đội bóng tại Âu châu. Nay thì nhiều tỷ phú Nga hết thời, số ít bị Tổng thống Putin vừa dọa vừa ve vãn mang tiền ra cứu ngân sách.

Tuy nhiên, bất ổn kinh tế, giá dầu hạ giảm, sự cuồng ngạo của Putin đã đẩy Nga rơi xuống vực thẳm. Lãi suất của Nga có lúc tăng lên 17% trong tháng 12/2014, hiện nay là 11%, tỷ lệ lạm phát hiện nay ở mức 15,0%. trong quá khứ nó đạt 2.333,30% trong tháng 12/1992, mức lạm phát thấp và ổn định khi đồng RUB và giá dầu khá lý tưởng là 3,60% vào tháng 04/2012.

Đối với các đại tập đoàn dầu khí Nga, chẳng hạn các đại gia Rosneft, Lukoil, Gazprom Neft, Surgutneftegas,...dù giá dầu và khí đốt giảm tồi tệ nhưng giá cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán Nga MICEX niêm yết giá bằng đồng RUB không giảm mà còn tăng. Đấy là hài hước, chẳng hạn giá cổ phiếu của đại công ty Rosneft trong tháng 05/2012 là 197 RUB, nhưng hiện nay ngày 16/12/2015, giá mỗi cổ phiếu của Rosneft lại tăng lên đến 250,65 RUB,...các công ty khác cũng vậy. Điều đó nôm na là các đại công ty này "in giấy lấy tiền" bằng đồng RUB, nó cũng giải thích phần nào đồng RUB Nga bị trượt giá nặng nề. Vì các công ty Nga này đang mắc nợ giới đầu tư rất lớn bằng đồng USD.

Sản lượng kinh tế của Nga thực tế đã khai thác hết công suất, thực tế, nhiều nhà kinh tế tại VN ví von nếu Nga chuyển hướng đa dạng hóa xuất khẩu các mặt hàng tận dụng đồng RUB rẻ sẽ ra khỏi suy thoái. Đó là lý luận thiếu kinh nghiệm, cho dù Nga có muốn sản xuất ti vi, điện thoại, xe hơi,...như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ,... thì GDP của Nga sẽ dưới con số 1.000 tỷ USD chứ chả được 1.860,60 tỷ USD như trong năm 2014, và phải mất một thời gian dài cả mấy chục năm mới có thị trường tiêu thụ và ổn định thương hiệu.

Đồng RUB bất ngờ bị trượt giá nặng nề nhất kể từ ngày 24/08/2015. Hiện nay giao dịch tỷ giá hối đoái thì 70,1774 RUB mới đổi ra được 1 USD có lúc vài tiếng đồng hồ trước nó tăng lên mức gần 71 RUB mới đổi được 1 USD, điều đó có nghĩa là các khoản nợ nước ngoài của Nga trong quý thứ ba của năm 2015 là 522 tỷ USD thì đến gần hết quý cuối cùng của năm 2015 nó đã tăng lên gần 612 tỷ USD. Tuy nhiên, mức nợ bằng ngoại tệ cao nhất của Nga là 733 tỷ USD trong quý thứ hai của năm 2014.

Hiện nay dự trữ ngoại hối của Nga trong tháng 11/2015 chỉ còn 365 tỷ USD, và dự trữ vàng của Nga tăng lên 1.352 tấn trong quý thứ 3 của năm 2015, mặc dù mới đây Nga thông báo đã mua vào mấy chục tấn vàng, nhưng trên thị trường giao dịch vàng tại New York, London, và Hội đồng Vàng Thế giới vẫn chưa kiểm chứng xác thực số vàng mà Nga khoe khoang đã mua tích trữ. Có lẽ nhằm trấn an giới đầu tư và nâng đỡ tỷ giá đồng RUB khỏi bị trượt giá nhưng bất thành.

RUSSIAN ROUBLE (RUB) TRƯỢT GIÁ THEO DẦU THÔ ĐẨY NỀN KINH TẾ NGA RƠI XUỐNG VỰC THẲM

Xem hình cho thấy, biểu đồ tiền tệ của Nga cho thấy. Tỷ giá hối đoái USD/RUB giống y chang đồng nội tệ VND của VN, và đồng Real (BRL) của Brazil,...

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.