Header Ads

BÀI HỌC ĐỒNG REAL BRAZIL RỚI GIÁ THEO NỀN KINH TẾ MÀ Ở VIỆT NAM CẦN THẬN TRỌNG

BÀI HỌC ĐỒNG REAL BRAZIL RỚI GIÁ THEO NỀN KINH TẾ MÀ Ở VIỆT NAM CẦN THẬN TRỌNG

Trong thời gian tới, khi lãi suất tại Mỹ tăng lên, chúng ta sẽ hay nghe các chuyên gia kinh tế VN nói trên báo đài để trấn an dư luận với những cụm từ không có trong thuật ngữ kinh tế thị trường, đó là cụm từ được phát minh bởi: "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN", nó được giải thích: "điều chỉnh tỷ giá", hay "nới biên độ tỷ giá", hay "phá giá đồng bạc để cạnh tranh dễ, bán hàng rẻ". Có lẽ nó sẽ được lập lại và hay được tuyên truyền trên báo chí VN khi đồng USD và lãi suất tại Mỹ tăng lên.

Thuật ngữ kinh tế nghe tưởng đơn giản nhưng không phải vậy, ta hay nghe quanh năm các chuyên gia kinh tế ở VN hay đề cập vấn đề tỷ giá đồng bạc USD/VND cần phá giá để xuất khẩu dễ cạnh tranh nhờ đồng nội tệ VND rẻ. Đó là hầu hết những chuyên gia kinh tế này tốt nghiệp "tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô, và các nước Đông Âu nghèo nàn lạc hậu".

Hãy mường tượng, nếu phá giá đồng bạc cho thật thấp để bán được 1 kg gạo giá chỉ 500 VND thì sao? Chắc chắn VN sẽ bán sạch hết số gạo tồn kho và thu vét về một nắm USD, nhưng phí tổn thì trả quá lớn. Nó tiên báo cho sự khổ hạnh nghèo nàn trong thu nhập người dân của quốc gia đó. Hoặc quốc gia đó cắt hạ đồng lương của người dân để xuất khẩu bán hàng cho mọi giá nhằm thu vét ngoại tệ về trả nợ bất kể lời lỗ.

Bây giờ ta trở về bối cảnh hồ sơ nền kinh tế Brazil, quốc gia có số dân đông nhất Nam Mỹ với 202,77 triệu dân, sở hữu diện tích rộng lớn đến 8.514.877 km², lớn gần gấp 26 lần lãnh thổ VN.

Trong năm 2014, sản lượng kinh tế GDP của Brazil là 2.346,12 tỷ USD (sụt giảm 269 tỷ USD so với năm 2011), tức chiếm 3,78% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới. Dự kiến sản lượng GDP của Brazil trong năm 2015 chỉ vào khoảng 1,9 ngàn tỷ USD, điều đó có nghĩa là Brazil rơi xuống hạng 8, chỉ xếp trên Italy, Canada, nhưng đứng sau Mỹ, TQ, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ. Vì năm 2011, sản lượng kinh tế của Brazil đạt 2.615,19 tỷ USD, khi giá dầu thô và giá hàng hóa tăng kỷ lục, đây cũng là mức cao nhất mà Brazil có được để vươn lên thứ hạng 6 các nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ xếp sau Mỹ, TQ, Nhật, Đức, Pháp, và đứng trước Anh, Ý, Nga, Ấn Độ.

Hãy nhớ rằng, kể từ năm 2006, Brazil mới chính thức lọt vào hạng thứ 10 của các nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, và dự báo của IMF thì Brazil sẽ là nền kinh tế xếp thứ 4, vượt qua Đức vào năm 2016. Bây giờ đồng Real giảm giá trị, nền kinh tế Brazil rơi cuống vực thẳm và chỉ xếp trước Ý và Canada, xếp sau Ấn Độ, sản lượng kinh tế của Brazil từ mức cao ngất ngưởng là 2.615,19 tỷ USD trong năm 2011, có lúc tưởng chừng năm 2015 sản lượng kinh tế của Brazil đã vượt Pháp với khoảng cách lớn lao thì dự báo năm 2015 chỉ còn 1,9 ngàn tỷ USD.

Nguyên nhân vì đâu? Công thức đơn giản. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ở Brazil khả quan nhất là 2,60% trong quý thứ 2 của năm 2015, quý thứ 3 còn tồi tệ hơn âm -1,7%. Trong hơn 10 tháng đầu năm nay, đơn vị tiền tệ của Brazil (BRL) đã mất 37,2% trị giá so với đồng USD. Tính từ cuối năm 2012 cho đến hết tháng 11/2015, đồng nội tệ BRL của Brazil đã mất 60% giá trị của nó so với đồng USD. Nhưng cũng không cứu vãn được cho ngành xuất khẩu của Brazil nhờ đồng BRL rẻ.

Vì sao vậy, công thức đơn giản, GDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này, nó được điều chỉnh bởi lạm phát, bởi dân số thì nó chốt ở mức 5.969,68 USD. Trong khi, GDP bình quân đầu người PPP thu được bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của toàn quốc, được điều chỉnh bởi sức mua tương đương tính theo dân số lại lên mức khá cao là 15.412,29 USD (Nguồn WB thống kê).

Thật không may, khi thu nhập của người dân đã tăng, nếu đồng nội tệ BRL của Brazil bị trượt giá, nhiều nhà phân tích kinh tế tại VN hay lý luận rằng một đồng tiền được định giá thấp sẽ nâng đỡ cho xuất khẩu. Đây là lý luận thiếu kinh nghiệm, nó chỉ là cái mớ lý thuyết kinh tế lạc hậu chỉ suốt ngày ôm tập tài liệu giáo trình cũ kỹ và lý thuyết vô dụng.

Vì sao vậy, đó là các nhà kinh tế tại VN đã quên mất một điều, với một quốc gia như Brazil thu nhập trung bình với mức khá so với các nước láng giềng, khi bán hàng giá thấp nhờ đồng bạc bị trượt giá sẽ là rất tốn kém để duy trì một thời gian dài, các phí tổn chi phí của các khoản trợ cấp cho xuất khẩu của Brazil nếu càng kéo dài thì càng làm tăng thêm nợ quốc gia, và đây là công thức để thức đơn giản phá hủy sức tiêu dùng nội địa trong nước. Nếu cộng thêm sự phụ thuộc vào xuất khẩu yếu vì chi phí quá cao vì đồng nội tệ trượt giá quá nặng hậu quả cuối cùng kéo nền kinh tế rơi xuống vực thẳm, phải mất nhiều năm thì nền kinh tế Brazil mới lấy lại được con số GDP tạo ra 2.615,19 tỷ USD trong năm 2011 trước đây.

Trong tháng 11/205, tỷ lệ lạm phát của Brazil lên đến 10,48%, lãi suất chỉ đạo, hay lãi suất cơ bản được thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Brazil (COPOM) lên đến 14,25%. Trong khi lãi suất các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và các công ty tư nhân, hộ gia đình vay lên đến 64,75%. Lợi suất trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ tăng lên đến 15,91%. Ngần ấy thống kê thôi đã cho thấy nền kinh tế Brazil đang rơi xuống vực vì đồng nội tệ trượt giá quá nặng.

Cần biết rằng, năm 2014, nợ chính phủ như theo phần trăm của GDP của Brazil là 58,91%. Tuy nhiên đến hết tháng 11/2015, tỷ lệ nợ công của Brazil đã lên tới 67,30 % tổng sản phẩm nội địa GDP, gần mức trần nguy hiểm mà quốc tế ấn định là 70%, nó hoàn toàn giống những gì đang diễn ra ở VN, khi mức nợ công ngày càng gia tăng. Dự trữ ngoại hối của gần đây nhất là hết tháng 11/2015 đã giảm xuống còn 352 tỷ USD, sụt giảm 10 tỷ USD so với mức 362 tỷ USD trong tháng 10/2015, dự trữ vàng chỉ có 67,5 tấn vàng.

Đây là tài sản quốc gia duy nhất mà Brazil còn có để cầm cự, để thị trường tài chính còn tín nhiệm là rổ tiền duy nhất để trấn an giới đầu tư và để chống chọi khó khăn của quốc gia này, nhưng đáng ngại, các khoản nợ nước ngoài ở Brazil đến hết tháng 11/2015 này đã tăng lên 350 tỷ USD vì đồng đồng Real giảm giá trị quá nặng. Xuất khẩu giá rẻ không bù được phí tổn trả lương, và phí tổn trả nợ vì đồng bạc mất giá tồi tệ.

Đối với VN, sắp tới, nếu như đơn vị tiền tệ VND của VN bị phá giá thì nó cũng bình thường, nhưng hãy mỉa mai những kẻ mang mác "tiến sĩ" đăng đàn giải thích rằng, đồng nội tệ VND bị phá giá là có lợi cho xuất khẩu. Đó là cách giải thích thiếu suy nghĩ, cần hạn chế những chuyên gia kinh tế kiểu này đăng đàn.

Cụm từ "điều chỉnh tỷ giá" có lẽ là phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử kinh tế thế giới, cũng như thị trường tài chính. Đơn giản, nếu nói "điều chỉnh tỷ giá" có lẽ các tay đầu cơ tài chính giỏi nhất Phố Wall nên sang VN học tập, và khỏi cần lập mô hình phân tích các nền kinh tế, hay phân tích thị trường tài chính để biết khi nào mua vào đồng tiền kia, hay bán đồng tiền đó để kiếm lời nhờ tỷ giá tăng hay giảm.


(*) Tỷ giá đồng USD/BRL cho thấy, đồng BRL trượt giá tồi tệ một giai đoạn ngắn, đồng BRL trượt giá không kém gì đồng nội tệ VND của VN, và hiện nay còn khoảng 3,8873 BRL mới đổi ra được 1 USD, ta xem như 3,89 BRL đổi ra 1 USD. Khi nền kinh tế phồn thịnh năm 2011, thì giá trị đồng BRL xê dịch trung bình chỉ 1,67 BRL đổi ra 1 USD. Tại VN, trong thời gian tới chúng ta sẽ thấy những như luận viên "chuyên gia kinh tế cao cấp" sẽ lý luận đồng nội tệ VND cần được "điều chỉnh" hay cần phá giá để điều chỉnh thích ứng nhằm dành lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.