Header Ads

Kinh nghiệm lướt sóng cho nhà đầu tư

Kinh nghiệm lướt sóng chứng khoán

Sự biến động khá bất thường của thị trường đã khiến cho những nhà đầu tư “thụ động” cảm thấy khó thích nghi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư tự tin hơn và duy trì "sự sống còn" trên thị trường chứng khoán.

“Lướt sóng” là gì?
“Lướt sóng” là một khái niệm khá bình dân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, dư luận hầu như không mấy thiện cảm với những nhà đầu tư “lướt sóng”.
Trên thực tế, hoạt động lướt sóng ngắn hạn giúp tăng quy mô của dòng chảy vốn trên thị trường và tăng tính thanh khoản của cổ phiếu.
Với quan điểm đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư mua khi giá xuống và bán ngay khi giá lên cũng giúp thị trường thăng bằng tạm thời.

Một số chiến lược có thể áp dụng khi “lướt sóng”
Ăn theo khối ngoại. Khối ngoại có vẻ như đã thay đổi quan điểm đầu tư và liên tục lướt sóng trong khoảng 3 năm gần đây. Thực tế số liệu đã cho thấy họ giao dịch khá hiệu quả.
Do khối ngoại có ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng của thị trường Việt Nam nên việc nhiều nhà đầu tư giao dịch theo khối ngoại cũng đem lại những kết quả khả quan.
Những cổ phiếu khối ngoại mua ròng liên tục thì cần đưa vào danh sách theo dõi. Trong khi đó, những cổ phiếu nào bị khối này bán ròng mạnh liên tục thì nhà đầu tư cần tránh xa để hạn chế thua lỗ bất ngờ.

“Buy on Bad news, Sell on Good news”. Nguyên tắc này cũng được áp dụng khá nhiều. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên kết hợp nó với nhóm MA để gia tăng thêm tính hữu dụng.
Một cổ phiếu ra tin tốt nhưng giá đang nằm dưới đường MA dài hạn thì việc bán ra theo nguyên tắc “Sell on Good news” sẽ dễ thành công hơn là khi giá nằm trên MA dài hạn.
Tương tự, một cổ phiếu ra tin xấu nhưng giá đang nằm trên đường MA dài hạn thì việc mua vào theo nguyên tắc “Buy on Bad news” sẽ dễ thành công hơn là khi giá nằm dưới MA dài hạn.

Sử dụng vùng overbought/oversold. Nhà đầu tư thường có thói quen giao dịch là bán ra ngay khi các chỉ báo dao động vừa đi vào vùng quá mua (overbought) và mua vào ngay khi các chỉ báo dao động vừa đi vào vùng quá bán (oversold). Chiến lược giao dịch này chỉ có thể phát huy hiệu quả khi thị trường đi ngang (sideway), còn trong giai đoạn có biến động rất mạnh thì chiến lược này khó mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao. Giao dịch theo chiến lược này, nhà đầu tư dễ rơi vào tình thế mua/bán quá sớm so với đáy/đỉnh thực sự của cổ phiếu.

Một cách tiếp cận khác tỏ ra có hiệu quả cao là đợi đến khi các chỉ báo dao động rơi khỏi vùng quá mua (overbought) mới bán ra và các chỉ báo dao động vượt lên trên vùng quá bán (oversold) thì mới mua vào.

Có thể lấy một ví dụ khá điển hình trong những năm qua là trường hợp của cổ phiếu VNM. Trong toàn bộ thời gian giao dịch từ giữa tháng 10/2015 đến tuần thứ ba của tháng 11/2015, VNM liên tục tăng trưởng mạnh và chỉ báo Stochastic Oscillator cũng duy trì liên tục trong vùng quá mua (overbought).

Nếu một nhà đầu tư mua vào theo tín hiệu mua của Stochastic Oscillator vào đầu tháng 10/2015 và lại bán ra ngay khi chỉ báo này vừa mới đi vào vùng overbought thì lợi nhuận thu được sẽ rất thấp (khoảng 10%). Nếu chờ đến khi Stochastic Oscillator rơi khỏi vùng overbought mới bán ra thì lợi nhuận sẽ lên đến 30%. Vì vậy, đây là một chiến lược đáng để học hỏi và sử dụng.

 
Nguyễn Quang Minh - Vietstock

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.