Header Ads

Những đại gia sản xuất thép nổi danh nhất thế giới

Tất nhiên khi nói về "công ty thép có phẩm chất", ta đề cập đến vấn đề "thép cũng có phẩm chất". Có nghĩa là nó không chỉ dùng cho lĩnh vực xây dựng mà còn dùng cho tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, như là phải đáp ứng tiêu chuẩn là nhà cung cấp các sản phẩm thép chất lượng trong tất cả các thị trường lớn bao gồm từ lĩnh vực sản xuất thép cho ngành ô tô, xe lửa, xây dựng, thiết bị gia dụng và kể cả các sản phẩm bao bì tinh vi có "thép trong đó",...ta gọi đó là triết lý để sản xuất thép an toàn, bền vững về dài hạn,...
Theo thống kê trên sàn giao dịch chứng khoán tại Phố Wall, và liệt kê doanh số sản xuất thép các đại công ty thép có niêm yết chứng khoán qua ngả thị trường Wall Street thì chúng tôi liệt kê thấy rằng đại gia sản xuất thép ArcelorMittal (Luxembourg), niêm yết chứng khoán trên thị trường Amsterdam qua chỉ số Euronext, NYSE (New York), LuxSE (Luxembourg), BMAD (Madrid) mới là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, khi trong năm 2015 -- ArcelorMittal cho ra lò hơn 97 triệu tấn thép các loại.
Xếp thứ hai là Hesteel Group (SHE: 000709) của Trung Quốc, khi năm 2015 - tổ hợp sản xuất thép này Hesteel cho ra gần 48 triệu tấn thép, hiện nay Hesteel đang niêm yết giá chứng khoán tại Thẩm Quyến qua chỉ số Shenzhen Stock Exchange Composite Index. Hesteel tưởng chừng như miễn nhiễm trước sự xì bóng cổ phiếu năm ngoái kể từ sau ngày 12/6/2015, giá cổ phiếu công ty này leo lên mức cao kỷ lục của nó khi tăng đến 6,93 RMB cho chi phí mỗi cổ phiếu nhưng sau đó liên tục 3 tháng liền, giá cổ phiếu công ty này hễ cứ 10 phiên giao dịch thì sụt giá đến 8 phiên, và tới cuối tháng 9/2015, giá nó rơi còn hơn 3 RMB cho mỗi cổ phiếu, Hesteel Group nếu không nhận kịp thời tiền cấp cứu của Bắc Kinh, cũng như được ưu ái bán thép xây dựng cho các dự án bất động sản tại Thẩm Quyến, Thượng Hải thì e rằng nó đã phá sản tan tành từ lâu.
Xếp thứ 3 là Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp, niêm yết giá chứng khoán trên sàn Tokyo Stock Exchange, TOPIX 100 Component, Nikkei 225, trong năm 2015 -- Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp cho ra lò gần 47 triệu tấn thép các loại, chủ yếu sử dụng cho mục đích ngành công nghiệp của Nhật, như ô tô, cơ khí, điện tử gia dụng, và các lĩnh vực xây dựng, đường sắt xe lửa,...
Đại gia sản xuất thép lớn nhất Hàn Quốc là POSCO (tên gọi trước đây là Pohang Iron and Steel Company), hiện đang niêm yết giá chứng khoán tại 4 thị trường là Busan & Seoul, South Korea (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật), London (Anh), và New York (Mỹ) tại New York thì POSCO được cấp mã chứng khoán là PKX trên sàn NYSE, cổ phiếu công ty này đang có giá trị 50,11 $ /cổ phiếu,...
Giống như các đại công ty sản xuất thép lớn khác, họ chủ yếu sản xuất thép dùng cho đa lĩnh vực của tất cả các ngành công nghiệp chủ lực của họ, kể cả "có bảo kê" của chính phủ, thí dụ Hàn Quốc cũng là cường quốc về sản xuất tất cả các lĩnh vực từ xây dựng, đường sắt, ô tô, đồ gia dụng,... rất lớn như Nhật chẳng hạn, nên họ cần có những công ty sản xuất sắt thép "chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp của họ",...
Ấn Độ cũng có đại gia sản xuất thép Tata Steel lớn hàng thứ 10 trên thế giơi, khi trong năm 2015 thì Tata Steel cho ra lò gần 27 triệu tấn thép các loại. Tata Steel hiện đang niêm yết giá chứng khoán Mumbai, Bombay (Ấn Độ),...
Đối với VN, với dự án Formosa là chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép mà họ rêu rao sẽ cho ra lò 20 triệu tấn thép gang một năm ở giai đoạn đầu thôi và giai đoạn tiếp theo sẽ nâng sản lượng thép lên gâp bội nếu cộng thêm siêu dự án thép ven biển 10 tỷ USD do Tập đoàn Hoa Sen (HSG) dự kiến đầu tư dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận khi đi vào hoạt động có thể khai thác công suất 16 triệu tấn/năm thì có vẻ hơi bất ổn, nếu chưa có cái dự án thép của Formosa (cần trục xuất khỏi lãnh thổ VN) kia thì Tập đoàn Hoa Sen (HSG) may ra còn có cơ hội đầu tư có hiệu quả.
Thứ nữa cạnh tranh thép trên toàn cầu ngày nay đòi hỏi chi phí và vốn rất lớn, các đại gia thép tiên tiến đều niêm yết giá chứng khoán trên các thị trường trong nước và quốc tế, trong khi của VN thì hơi yếu, và khó có thể nói là đảm bảo vốn liếng đầu tư theo dự toán được, và cần sự hỗ trợ của chính phủ VN thì may ra có lời, và sản xuất thép thì nên nghĩ đến nhiều lĩnh vực đa ngành thay vì chỉ tập trung sản xuất thép cho lĩnh vực xây dựng và thép thô thì rất khó tồn tại được vì chi phí về môi sinh đi kèm là rất lớn,...

NHỮNG ĐẠI GIA SẢN XUẤT THÉP NỔI DANH NHẤT THẾ GIỚI

(*) Hãy nhìn xem, đại gia thép của Mỹ -- United States Steel Corporation (NYSE: X), là công ty sản xuất thép lớn nhất của Mỹ, năm 2010 xếp hạng 13 của các công ty sản xuất thép lớn nhất thế giới thì năm 2015 tuột xuống hạng 24 với năng lực chỉ có ra lò 14,5 triệu tấn thép các loại, đó là phục vụ cho nhiều lĩnh vực công nghiệp như tôi hay nói ở trên, và sẽ thấp hơn Tập đoàn Hoa Sen. Giá cổ phiếu thời hoàng kim của X năm 2008 từng đạt trên 185 $ / cổ phiếu thì nay tuột xuống còn 20,35 $ cho chi phí mỗi cổ phiếu.
Tức là trước đây đồng USD còn rẻ vào năm 2008, thế giới ồ ạt đi vạy nợ để đầu tư hạ tầng xây cất, bây giờ nó đã qua, dù rằng thép vẫn có thể tăng giá, nhưng không thể trở lại hoàng kim như xưa nữa, trừ khi người ta đập bỏ đi nhiều thành phố để xây cất lại chúng, và thế giới ngày nay đang mắc nợ và đến chu kỳ trả nợ nên người ta sẽ ít tăng đầu tư nữa.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.