Header Ads

MPC cơ hội hấp dẫn cho nhà đầu tư

Cơ hội đầu tư Tôm Minh Phú MPC

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MINH PHÚ (UPCOM: MPC)

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
Nhóm ngành: Chế biến tôm
Doanh nghiệp thành lập vào năm 1992 với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu, ngành nghề kinh doanh chính là thu mua, chế biến thủy sản để cung ứng cho các đơn vị trong nước xuất khẩu. Hiện tại Minh Phú đang được dẫn dắt bởi Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm TGĐ Lê Văn Quang. MPC có tổng cộng 10 công ty thành viên, bao gồm 4 nhà máy chế biến tôm và 8 công ty trực thuộc tập đoàn.
MPC là doanh nghiệp đầu ngành xuất khẩu Tôm đứng đầu thế giới với 2.3% thị phần. Sản phẩm của Minh Phú có mặt trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu trên 10.000 tỷ VND mỗi năm. Phía công ty đang hướng đến xây dựng mô hình khép kín từ sản xuất con giống, xây dựng nuôi công nghệ cao đến chế biến các mặt hàng tôm đông lạnh và tôm giá trị gia tăng.
Sản phẩm chủ lực: Tôm Sú (Black Tiger) Tôm thẻ chân trắng (White Vannamei).
MPC đang đẩy mạnh phát triển mặt hàng tôm thẻ chân trắng và các sản phẩm giá trị gia tăng chất lượng cao.

KẾT QUẢ KINH DOANH
Kết quả kinh doanh của MPC năm 2018


  • Năm 2017 là năm phát triển nhất của MPC khi doanh thu thuần tăng 21% so với năm 2016. Bắt đầu từ năm 2018 doanh thu và lợi nhuận sau thuế vẫn tăng tuy nhiên tốc độ tăng chậm lại. So với năm 2017 doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng tương ứng 8% và 10%.

Kết quả kinh doanh quý 1/2019

  • Quý 1/2019 doanh thu thuần đạt hơn 3.400 tỉ đồng tăng hơn 10% (%YOY). Chi phí bán hàng giảm 7%, chi phí quản lý doanh nghiệp không biến động nhiều nhưng giá vốn tăng mạnh khoảng 15% khiến lợi nhuận của công ty mẹ giảm 15% so với cùng k. Trong 3 tháng đầu năm MPC chưa thực hiện được 4% kế hoạch cả năm về LNTT
 TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP
  • Thị trường tiêu thụ chính vẫn khả quan nhờ lợi thế cạnh tranh và thương hiệu của mình, đồng thời MPC cũng đang chú trọng đến chất lượng sản phẩm kiểm soát dư lượng kháng sinh trong tôm, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm GTGT phù hợp với thị yếu của thị trường.
  • Giá nguyên liệu đầu vào giảm: Do công nghệ nuôi tôm 2-3-4 giảm thiệt hại khi nuôi tôm, qua đó tăng nguồn cung sản lượng con giống làm giảm trực tiếp vào giá thành nguyên liệu, mang lại biên lợi nhuận gộp tốt hơn cho MPC.
  • MPC cũng đang nâng cao khả năng tự chủ tôm nguyên liệu: Hiện tại thì MPC mới tự chủ được 10% nguồn nguyên liệu (khoảng 900ha, bao gồm 300ha ở vùng nuôi Lộc An và 600ha ở Kiên Giang, còn lại MPC vẫn thu mua và giám sát tiêu chuẩn mẫu tôm ở các vùng nuôi liên kết). Trong năm nay MPC cũng dự kiến thả thêm 554 ao theo công nghệ 2-3-4 (Lộc An 224 ao và Kiên Giang 290 ao) với số vốn 1 tỉ đồng/ao, năng suất 7 tấn tôm/vụ/ao, nuôi từ 3-5 vụ trong năm. Dự kiến nếu thuận lợi thì sẽ đầu tư thêm 1.516 ao trong năm 2020 và 1.500 ao vào năm 2021. Công ty đang có chiến lược hoạt động dài hạn nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu bên ngoài.
  • Xây dựng nhà máy tẩm bột tôm và nâng công suất nhà máy cũ: Hiện tại MPC có hai nhà máy chế biến là Minh Phú Cà Mau (Công suất: 36.000 tấn/năm) và Công ty Cổ phần Thủy Sản Minh Phú (Là một trong những nhà máy chế biến lớn và hiện đại nhất Đông Nam Á công suất 40.000 tấn/năm). MPC đang kế hoạch xây dựng nhà máy tẩm bột với công suất thêm 30.000 tấn/năm tại Hậu Giang với nguồn vốn ban đầu khoảng 1.800 tỉ, biên lợi nhuận khoảng 20%.
  • Thị trường tiêu thụ chủ lực tại M:  Mỹ vẫn  được đánh giá là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất thế giới. MPC không bị chịu thuế trong khi các doanh nghiệp Việt Nam bị áp thuế 4,58% còn tôm xuất khẩu từ Ấn Độ phải chịu thuế GTGT 1,35%. Thị phần xuất khẩu sang M đứng đầu vẫn là Ấn Độ. Tuy nhiên hiện tại Ấn Độ đang gặp rào cản với “Chương trình Giám sát Thủy Sản Nhập Khẩu (SIMP)” của Mcòn MPC thì không.
  • Hưởng lợi từ căng thẳng chiến tranh thương mại: Mới đây M đã áp thuế với Tôm xuất khẩu của Trung Quốc từ 10% lên 25%. Đây là cơ hội để Tôm Việt Nam tăng cường thị phần tại M.
  • MPC chào bán thành công cho cổ đông chiến lược: Vừa qua MPM Investments Pte. Ltd (có trụ sở tại Singapore) mua 10.200.000 cổ phiếu của MPC với giá 50.631 đồng/cổ phiếu nâng tỉ lệ sở hữu lên 7.37% trở thành cổ đông chiến lớn của MPC. MPM Investments Pte. Ltd được biết là công ty con của Mitsui-đối tác cũ của MPC. Hợp tác lần này Mitsui mong muốn cùng phát triển đưa thị phần Tôm Minh Phú lên 25% trên thế giới.  

RỦI RO DẦU TƯ
  • Ngày 12/5 một lá thư được gửi tới ủy viên Kevin McAleena thuộc CBP, Đại điện của bang lllinois, Darin LaHood với cáo buộc Minh Phú có thể bị vi phạm “Chương trình Giám sát Nhập khẩu Hải Sản Mỹ (SIMP). Lá thư cáo buộc Tập đoàn Minh Phú đã lách thuế chống bán phá giá đối với Tôm Ấn Độ bằng cách mua một số lượng lớn tôm đông lạnh từ Ấn Độ, rồi sau đó “chế biến ở mức tối thiểutại Việt Nam thông qua Mseafood bán qua M với tư cách là sản phẩm của Việt Nam. Rủi ro lớn nhất nếu MPC bị điều tra, cáo buộc kia là đúng khả năng sẽ Tôm của Minh Phú không được xuất khẩu sang M hoặc sẽ bị áp thuế ở mức cao.
  • Giá bán giảm do nguồn cung dư thừa: Công nghệ nuôi tôm ngày càng phá triển do đó sản lượng nuôi tôm ngày càng tăng chủ yếu từ Indonesia, Vietnam, Ecuador,... giá tôm tiếp tục dự bán giảm so sản lượng tôm dự bán tăng với tốc độ trung bình  khoảng 4,5%/năm từ nay đến năm 2022 do trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ tăng thêm trung bình khoảng 4,1%/năm và đồng thời lượng tồn kho tôm Trung Quốc tại M  thời điểm cuối năm 2018 vẫn còn.
  • Giá thành: Giá thành nuôi tôm tại Việt Nam vẫn còn cao hơn so với Ấn Độ và Thái Lan,.. khoảng 15-20% do công nghệ nuôi chưa phát triển đồng thời chi phí con giống và thức ăn còn phụ thuộc vào nước ngoài.
  • Yếu tố thời tiết khí hậu: Yếu tố thời tiết khí hậu là một yếu tố quan trọng quyết định đến sản lượng tôm. Trước diễn biến thời tiết diễn biến thất thường như thời tiết thay đổi thất thường, mưa lớn, dịch bệnh gây bất lợi cho việc nuôi tôm.
Ý KIẾN ĐẦU TƯ
  • MPC là một một doanh nghiệp đầu ngành sản xuất và chế biến tôm hàng đầu đạt tiêu chuẩn quốc tế, được ưu ái xuất khẩu thị trường khó tính như Mỹ, EU,.. không chịu thuế. Rủi ro lớn nhất với MPC hiện tại là quyết định điều tra của M, tôi xin đưa ra dự báo 2 kịch bản:
  • Kịch bản 01 – Xấu: Trong kịch bản xấu nhất nếu bị phán quyết điều tra của Mỹ và cáo buộc kia là thật khả năng cổ phiếu MPC sẽ phá vỡ đáy ngắn hạn 32-34, và tiếp tục giảm sâu vùng hỗ trợ mạnh 30.
  • Kịch bản 02 – Tốt: Triển vọng hơn MPC không bị điều tra, hoặc kết quả điều tra không có vấn đề gì nghiêm trọng thì đây là cơ hội lớn cho nhà đầu tư mua vào đầu tư.
  • Theo quan điểm cá nhân: Việc MPC nhập khẩu Tôm nguyên liệu tại Ấn Độ là có thật. Tuy nhiên, sản lượng nhập khẩu chỉ chiếm 10% tổng sản lượng. Thị phần xuất khẩu của MPC là Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. Tôi đánh giá rằng Mỹ là một thị trường khó tính, sản phẩm Tôm của Minh Phú đạt chất lượng cao nên mới được ưu ái không chịu thuế. Thiết nghĩ MPC không đánh đổi uy tín lâu năm của mình để đổi lấy lợi nhuận xuất Tôm Ấn Độ sang Mỹ.

Phân tích kĩ thuật
  • Thanh khoản: gia tăng kể từ 12/2018 đến nay là điểm tích cực trọng hoạt động giao dịch cổ phiếu ngày càng sôi động, cho thấy MPC được giới đầu tư và đầu cơ ưa thích.
  • Xu hướng trung hạn: đi ngang tích lũy trong chiếc hộp Darvas khá lớn với biên độ 32-46.
  • Xu hướng ngắn hạn: ngày 06/06/2019 chạm vùng hỗ trợ đáy cũ 32-33 và sau đó đã phục hồi tăng trở lại với khối lượng ở mức vừa phải. Đà tăng có phần nào suy yếu và có thể sẽ cần một nhịp giảm nhẹ để rũ bỏ nguồn cung.
  • Quan trọng: từ những phân tích trên, tôi cho rằng MPC đang ở vùng đáy và nhà đầu tư nên chờ đợi 1 nhịp giảm nhẹ kiểm định lại đáy 32-34 là thời điểm tốt để mua vào.
Ý KIẾN GIAO DỊCH
  • Mua mạnh vùng 30.00032.000 VNĐ/CP, với mục tiêu trung hạn 40.000đ tương ứng với mức P/E = 8.

Nguyễn Ngọc Huyền
Chuyên viên tư vấn chứng khoán
CTCP Chứng khoán SSI
Mobile/Zalo: 0353899153

x

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.