Header Ads

CHUYÊN GIA KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CÁCH SO SÁNH LÃI SUẤT KHẬP KHỄNG NGUY HIỂM CHO THỊ TRƯỜNG

Đã từ lâu, giới quan sát hay một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm đều phải giật mình đội ngũ chuyên gia kinh tế thuộc hàng lão luyện ở VN, hay đi so sánh lãi suất với Mỹ, Nhật, Âu châu "một cách mơ hồ về lãi suất".

Chẳng hạn, chuyên gia Võ Đại Lược đề cập là "lãi suất ngân hàng của Việt Nam vẫn đang thuộc hàng cao nhất thế giới, khi vay vốn với lãi suất 10% thì doanh nghiệp làm sao cạnh tranh sao được với các nước chỉ 3 - 4%?". Thậm chí so sánh lãi suất ở Mỹ và nước khác là số không hoặc âm, và nói chung chung là "lãi suất". Chẳng hạn ở Âu châu, ngoài khối kinh tế khu vực đồng Euro, ta có lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB). Lãi suất chính thức kỳ hạn là ba tháng bằng đồng franc Thụy Sĩ (CHF) là âm -0,75%, vì nhiều lý do như đồng EUR suy giảm, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đã quyết định từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 CHF đổi ra 1 EUR, nhằm chặn đà tăng giá của đồng CHF. Tỷ giá liên ngân hàng là âm -0,84%.

Lý do, vì quốc gia này tuy là thiên đường của tiền ký thác, và là nơi cất giữ tài sản an toàn của giới đầu tư, cũng như đồng bạc có giá. Điều này dẫn đến tình trang tiêu xài của dân chúng và nợ nần của các hộ gia đình tăng quá cao. Thí dụ tỷ lệ nợ trên GDP của các hộ gia đình tại Thụy Sĩ thuộc hàng cao nhất nhì thế giới lên đến 121,10% của GDP trong năm 2015. Trong khi nợ trên thu nhập tăng đến 168%, Thụy Điển cũng vậy,...

Ta hết sức thận trọng khi so sánh. Chẳng hạn đối với lãi suất chỉ đạo, hay lãi suất cơ bản, hay tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn của khu vực đồng EUR ở mức thấp kỷ lục 0,05%. Tỷ giá liên ngân hàng là âm -0,05%. trong khi lãi suất cho vay của ngân hàng là tỷ lệ trung bình của lãi được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và các công ty tư nhân khu vực đồng EUR lại lên đến 2,78% chứ không phải ở con số 0% mà người ta hay so sánh. Hãy thận trọng, các khoản lãi suất cho vay ra mỗi nước lại khác và do mỗi ngân hàng trung ương mỗi nước tự quyết định chứ không phải ngân hàng trung ương Âu châu (ECB) chỉ định.

Chẳng hạn đối với nước Đức, tức là lãi suất cho vay của các ngân hàng nó là tỷ lệ trung bình của lãi được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và các công ty tư nhân, các hộ gia đình vay ra hiện nay là 2,78%, mức cho vay trung bình từ năm 2003 đến năm 2015 là 4,15%, mức cao nhất là 6,55% trong tháng 12/2007. Đối với Pháp là 1,85%, Tây Ban Nha là 2,68%, Ý là 2,79%, Bồ Đào Nha là 4,01%,...

Với nước khác trên thế giới, chẳng hạn đối với Brazil, lãi suất chỉ đạo được quyết định thực hiện bởi Ngân hàng Trung ương của Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Brazil (COPOM) nó hiện ở mức cao gấp bội so với lãi suất chỉ đạo của VN, cụ thể là ở mức 14,25%, Argentina là 25,12%, mức cao ngất ngưởng 91,19% vào tháng 4/2002, vì nợ nần và lợi suất trái phiếu dài hạn phát hành bằng đồng ngoại tệ tăng lên hơn 45% (đó là trường hợp VN cần chú ý), với Belarus là 25%, Iran là 21%, Kazakhstan là 16%, Mông Cổ là 13%, Nga là 11%, Uruguay là 9,25%, Indonesia là 7,50%, Brunei là 5,50%, Trung Quốc là 4,35%, Philippines là 4%, VN là 6,50%,...

Tất nhiên lãi suất cho vay ra thật không đơn giản mà muốn đòi 0%, hay 3% - 4% rồi dẫn đến khủng hoảng kinh tế khi VN kích cầu hạ lãi suất thấp, dẫn đến nạn lạm phát trên 2 con số, đồng bạc sụt giá nặng nề, khiến lãi suất chỉ đạo tăng lên 15% vào tháng 6/2008, thị trường cổ phiếu bị vỡ tan tành ngay sau đó.

Bây giờ ta so sánh lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại của vài nước. Đầu tiên là Brazil, lãi suất cho vay của ngân hàng hiện ở mức 64,75%, Nga là 14%, Ấn Độ là 9,95%, Úc 8,80%, Thái Lan 7,10%, Singapore là 5,35,...chưa tính mức đáy và mức đỉnh lãi suất cho vay và mức trung bình,...và còn tuy theo kỳ hạn "ngắn", "siêu ngắn",...

Đối với lãi suất Mỹ có lẽ ồn ào nhất mà giới chuyên gia kinh tế VN hay dựa vào đó mà nêu lý do Mỹ là nước có lãi suất xuất siêu thấp. Thật không may, ta hết sức thận trọng tại Mỹ, lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, đối với lãi suất ngắn hạn, ta gọi là lãi suất "Fed Funds Rate" do Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang, và Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cũng như nhiều thành viên của các ngân hàng trong khu vực dự trữ liên bang có toàn quyền quyết định, và chính phủ Mỹ hoàn toàn không có quyền can thiệp vào.

Đối với lãi suất dài hạn do thị trường quyết định theo quy luật cung cầu của lợi suất trái phiếu, và Fed không có thẩm quyền can thiệp. Đó là lợi suất trái phiếu. Khi lợi suất trái phiếu đi lên, giá trái phiếu đi xuống, điều đó có nghĩa là tiền lời đang tăng lên, nó cho thấy hiệu suất thị trường tiêu cực, bởi vì khi lãi suất tăng cao có thể dẫn đến rủi ro mất cả tiền gốc. Ngược lại, khi lợi suất trái phiếu đi xuống, giá trái phiếu đi lên, điều đó cho thấy hiệu suất thị trường là tích cực, nước phát hành trái phiếu trả tiền lời thấp vì ít rủi ro, người cho vay nhận lãi thấp, nhưng khoản tiền gốc ít bị rủi ro,...

Nếu tính trung bình từ năm 1971 cho đến năm 2015 lãi suất "Fed Funds Rate" này duy trì ở mức 5,93% chứ không hề rẻ và thấp, mặc lãi suất của đồng USD lại là đồng tiền dự trữ của thế giới. Trong quá khứ lãi suất Fed Funds Rate từng tăng lên mức 20% vào tháng 3/1980, và mức thấp nhất của nó là 0,25% đang duy trì hiện nay. Trong khi tỷ lệ cho vay chính, tức là tính mức trung bình của lãi được tính vào các khoản vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại cho các công ty, hộ gia đình và cá nhân vay hiện nay ở mức 3,25%. Nếu tính trung bình từ năm 1950 cho đến năm 2015 nó duy trì ở mức 6,75%, và mức cao kỷ lục lên đến 20,50% vào tháng 8/1981,...

Đối với VN, các trò đánh đố biến cái đơn giản ra cái phức tạp là rất nguy hiểm, nhất là mang những chuyên gia kinh tế "lão làng" để dọa người yếu tim nó gây phản ứng ngược. Nguy hiểm nhất, những chuyên gia kinh tế này họ chả biết gì về hệ thống tài chính phức tạp của Mỹ, và hay mang Mỹ ra đánh đố dư luận, đó là ngu ngốc và phản tác dụng, khi có bất cứ động thái gì nói về lãi suất "mù mờ" lập tức thị trường cổ phiếu và đồng nội tệ rớt giá, và nó đang diễn ra.

CHUYÊN GIA KINH TẾ VIỆT NAM VÀ CÁCH SO SÁNH LÃI SUẤT KHẬP KHIỄNG NGUY HIỂM CHO THỊ TRƯỜNG
(*) Xem hình thống kê của NASDAQ cho thấy lãi suất cho vay tại Mỹ không hề rẻ chút nào như người ta nghĩ ! Tại VN các chi phí sản xuất của đắt đỏ, thuế khóa nhiều tầng, dù có hạ lãi suất phá giá đồng bạc cũng chả có ích gì ngoài việc gây thiệt hại cho người ký thác tiền gửi. Doanh nghiệp không chịu sáng tạo, sản phẩm tạo ra gia công cho thiên hạ thì nhiều mà tỷ lệ nội địa hóa thì thấp mà làm gì có lời lãi được. Ngân hàng thì cho vay lãi chênh lệch vao ngất ngưỡng.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.