Header Ads

VÀNG ĐANG BỊ THỊ TRƯỜNG CON GẤU ĐE DỌA

VÀNG ĐANG BỊ THỊ TRƯỜNG CON GẤU ĐE DỌA
(*) Giá vàng mô phỏng tính từ năm 2009 - 2015, nên sẽ không đúng với mô hình thực tế phân tích ước đoán giá lên xuống trong tương lai. Vàng đang ở mức 1.072,3 USD một ounce. Giá vàng thay đổi khoảng 15 phút hoặc tùy thời gian, nên hình minh họa chỉ mang tính tham khảo, nó sẽ thay đổi theo thời gian khi giao dịch. Tôi không chịu trách nhiệm khi ai dựa vào đây mà đầu cơ sạch vốn. Bởi vì vàng đôi khi nó tăng giảm còn tùy thuộc vào mức độ sợ hãi và sợ rủi ro của giới đầu tư khi đo biểu đồ kỹ thuật VIX, hoặc Russell 2000 Index,...


VÀNG ĐANG BỊ THỊ TRƯỜNG CON GẤU ĐE DỌA

Đối với giá vàng, thông thường là giá vàng, thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD. Tuy nhiên, đối với các tay đầu cơ giàu kinh nghiệm, có thể dễ dàng phát hiện ra giá quá khứ của vàng nó cho chúng ta thấy rằng, khi thị trường chứng khoán tăng, thì đẩy giá vàng giảm. Tất nhiên, những tay đầu có bộ óc cực kỳ siêu giỏi thì họ luôn tìm ra kẽ hở của bất kể loại tài sản nào bị tác động giảm giá để mua vào kiếm lời thật nhanh khi đoán được xu hướng giá sẽ tăng lên.

Giới đầu cơ họ không đợi kinh tế suy thoái hay phục hồi để đầu cơ vàng, vì phải mất chục năm hay nhiều hơn mới có một vụ suy thoái kinh tế thế giới để đoán ra giá vàng tăng trong dài hạn thì đó không còn là nghiệp vụ đầu cơ nữa, thà rằng ta chọn đầu tư vào trái phiếu hay chứng khoán và các loại tài sản khác còn có lời hơn.

Thường thường, giá vàng hay có xu hướng bật tăng lại bất chấp đồng USD không giảm, mà đó là một sự điều chỉnh của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới, đó là thị trường chứng khoán giảm 10% tại các chỉ số chứng khoán lớn như Dow Jones, S & P 500, hay chỉ số chứng khoán Euro Stoxx 50, chuyên theo dõi hiệu suất của 50 công ty Blue-chip dựa vào mười hai quốc gia khu vực đồng Euro: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, hoặc chỉ số chứng khoán Nikkei 225, chuyên theo dõi hiệu suất của 225 công ty hàng đầu tại Nhật, cũng chỉ chỉ số chứng khoán khác như FTSE 100 tại London, CAC 40 tại Paris, hay chỉ số DAX trên thị trường chứng khoán Frankfurt,...

Đặc biệt quan trọng là giá vàng thường tăng nhiều hơn khi thị trường chứng khoán Mỹ như Dow Jones, S & P 500, NASDAQ rơi vào lãnh thổ con Gấu. Trong thống kê mới nhất của giới phân tích chứng khoán Phố Wall thì kể từ gần 115 năm nay tính từ năm 1900 - 2014, thị trường chứng khoán Mỹ đã 32 lần rơi vào thị trường con Gấu. Theo kinh nghiệm thì chúng thường xảy ra chu kỳ khoảng khoảng 1 năm hay 3,5 năm và kéo dài trung bình đến khoảng 367 ngày. Để tính giá vàng tăng giảm thì ta tính giai đoạn từ năm 2000 là chuẩn nhất về thị trường con Gấu. Hiệu ứng ngược lại, giá vàng thường bị giảm giá khi thị trường chứng khoán Mỹ tiến vào lãnh thổ của thị trường con Bò. Tất nhiên, định nghĩa của thị trường con Bò là khi thị trường chứng khoán phục hồi và tăng lên 20%, nhưng thời gian thường khó xác định nó tăng khi nào chấm dứt.

Chẳng hạn, khi suy thoái kinh tế 2008-2009, chỉ số chứng khoán Dow Jones giảm 50%, và vàng bắt đầu vọt lên 1.000 USD một ounce vào tháng 2/2009. Đến tháng 9/2009, giá vàng đã giao dịch ở mức 1.032 USD một ounce.

Khi thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, chẳng hạn vẫn lấy chỉ số tiêu biểu là Dow Jones, khi nó xác lập đỉnh cao đầu tiên 18.053,71 điểm, vào ngày 26/12/2014 và đẩy giá vàng rơi xuống vực còn 1.196 USD một ounce. Vàng xác lập đáy thấp nhất của nó khi chỉ còn 1.068,50 USD một ounce khi Dow Jones đóng cửa hôm ngày 17/11/2015, là 17.466 điểm, bật tăng lên 17.689 điểm, tức tăng được 223 điểm hôm giao dịch ngày 18/11/2015. Cần nhắc lại là chỉ số chứng khoán công nghiệp Dow Jones đóng cửa cao nhất của mọi thời gian là vào ngày 19/5/2015, khi đạt mức 18.312,39 điểm.

Ngoài yếu tố kiềm chế giá vàng giảm còn tính đến yếu tố lãi suất và lạm phát thấp của các khối kinh tế lớn hàng đầu thế giới hiện nay. Cụ thể, lãi suất chỉ đạo tại Mỹ là Fed Funds Rate hiện ở mức 0,25%. Khu vực đồng Euro là siêu thấp chỉ có 0,05%, Canada là 0,50%, Nhật lãi suất chỉ đạo là 0.00%, Vương quốc Anh là 0,50%, Thụy Sĩ âm -0,75%, ngay cả TQ lãi suất chỉ đạo của họ tuy cao hơn các nước kia là 4,35%, nhưng đây là lãi suất thấp nhất mọi kỷ lục của họ,...

Qua đó, với lãi suất này người ta không khuyến khích gửi tiền ngân hàng mà khuyến khích tiêu dùng hay mua cổ phiếu hoặc vàng, vậy mà cũng không nâng đỡ được giá vàng tăng. Nếu như Mỹ nâng lãi suất Fed Funds Rate, đồng thời chắc chắn các khí cụ đầu tư lãi suất tinh vi khác như lãi suất LIBOR, được coi là quan trọng hơn so với lãi suất ngân hàng trung ương, có thể tác động đáng kể các nhà đầu tư và lãi suất LIBOR sẽ tất nhiên tăng cao hơn lãi suất Fed Funds Rate vài chục điểm cơ bản, và còn có lãi suất Euribor (Âu châu), TIBOR (Á châu-Tokyo, Nhật), nó cũng sẽ nhúc nhích tăng lên chút đỉnh. Nếu mà Khu vực đồng Euro cũng nâng lãi suất nhẹ lên một chút thì làm sao vàng tăng giá được trong tương lai đầy đen tối này,...

Nạn nhân đầu tiên của vàng Goldcorp Inc (NYSE: GG), là một nhà sản xuất vàng. Công ty được tham gia vào các hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển và mua lại các tài sản kim loại quý ở Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Trung và Nam Mỹ, là công ty sở hữu mỏ vàng lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường. Cổ phiếu của Goldcorp đã rơi còn 11,88 USD. Tính từ mức đỉnh cao 56 USD vào cuối tháng 4/2011 cho đến nay thì cổ phiếu của Goldcorp đã giảm thảm hại đến 44,12 USD cho mỗi cổ phiếu, và Goldcorp đã thua lỗ liên tiếp 3 quý liền trong năm 2015.

Đối với SPDR Gold Trust (GLD), trong phiên giao dịch đang diễn ra tại thị trường NYSE, và NASDAQ, cổ phiếu của SPDR Gold Trust đang ở mức 102.43 USD. Tính từ đầu tháng 9/2011, khi bong bóng vàng nổ ra ngày 05/9/2011, và vàng đạt mức cao kỷ lục mọi thời đại của 1.895 USD một ounce, thì giá cổ phiếu của SPDR Gold Trust đạt mức 183,24 USD. Điều này cho thấy cổ phiếu của GLD bốc hơi 89 USD cho mỗi cổ phiếu, mức giảm ít hơn so với Goldcorp.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.