Header Ads

ĐỒNG PESO ARGENTINE (ARS) VÀ SỰ CỐ BỂ BÓNG CHỨNG KHOÁN TẠI VN NĂM 2008 VÌ THIẾU HỤT DỰ TRỮ NGOẠI HỐI

ĐỒNG PESO ARGENTINE (ARS) VÀ SỰ CỐ BỂ BÓNG CHỨNG KHOÁN TẠI VN NĂM 2008 VÌ THIẾU HỤT DỰ TRỮ NGOẠI HỐI
Ngày 16/12/2015, không phải Fed tăng lãi suất "Fed Funds Rate" từ 0,25% lên đến 0,5% để gây ra cơn địa chấn trên thị trường tài chính tại Argentina, khiến đồng Peso của Argentina có ký hiệu là (ARS) sụt giá đến 37,07%, từ mức 9,7995 ARS đổi chác ra được 1 USD thì bây giờ phải đến 13,6800 ARS mới đổi được 1 USD. Tính trong 1 tháng qua đồng ARS đã mất 39,4% so với đồng USD, và trong 1 năm qua đồng ARS đã giảm giá trị của nó lên đến 57,5% so với đồng USD.
Trong quá khứ, vào tháng Giêng năm 1992 thì 0,98 ARS là đổi được 1 USD, khi nền kinh tế không đến nỗi tệ. Trong quá khứ, Argentina là quốc gia giàu có và cũng có "tiền án" vỡ nợ và xù nợ nhiều lần. Hiện nay Argentina đã bị đuổi khỏi thị trường tài chính, xếp hạng trái phiếu của chính phủ Argentina là vô giá trị.
Thực tế, trong hơn 10 năm qua, Argentina đã chắt bóp trả nợ và giảm nợ xuống để có lãi suất rẻ nhưng vẫn không cứu được. Ta còn nhớ ngày 31/07/2014 Argentina là nước đầu tiên trên thế giới rơi vào tình trạng hy hữu đó là "mất khả năng thanh toán", hay "tạm thời phá sản", mặc dù họ vẫn có thể trả nợ, khi không thanh toán nổi 1,5 tỷ USD cho hai quỹ đầu cơ đối xung của Mỹ là NML Capital và Aurelius Management, vì nhiều lý do tế nhị như, nếu thanh toán cho họ thì các chủ nợ khác sẽ không giảm nợ mà đòi nguyên số tiền cả vốn lẫn lãi thì Argentina lấy đâu ra tiền (tiền Mỹ USD) để trả nợ. Nên Argentina không còn cần thể diện nào trong mắt quốc tế. Vì xưa nay con nợ có bao giờ mà cần giữ thể diện đâu.
Đó là vẫn đề của Argentina có lẽ ai cũng biết nên ta không phân tích chuyên sâu vào vấn đề nợ nần của Argentina. Ở đây ta đề cập đến vấn đề nợ của Argentina. Chẳng hạn nợ chính phủ của Argentina theo phần trăm của GDP, tức là nợ được sử dụng bởi các nhà đầu tư để họ đo lường khả năng trả nợ của quốc gia để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tương lai về các khoản nợ. Hãy thận trọng, nợ càng cao hay nợ thấp nhưng nợ toàn đồng tiền mạnh như đồng USD, EUR,...nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí đi vay nước và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng lên.
Nợ chính phủ so với GDP ở Argentina tương đối vừa phải, nếu tính trung bình từ năm 1997 đến năm 2014 thì khoản nợ này là khoảng 58,20%, thấp hơn nợ của VN. Trong năm 2014, nợ chính phủ so với GDP của Argentina chỉ cỡ 42,8%. Mức thấp nhất là 33,30% trong năm 2011. Vậy mà quốc gia này quanh năm lật đật kiếm tiền như tăng phí, tăng thuế, giảm lương để trả nợ, nhưng vẫn bị "vỡ nợ" kinh điển vào ngày 31/07/2014. Trong năm 2002, Argentina có khoản nợ công tăng đến 166%, và quanh năm các chính quyền của Argentina moi thuế của dân bằng lạm phát như in tiền trả nợ khiến đồng bạc hay bị mất giá bất cứ khi nào.
Hãy mường tượng vào tháng 03/1990, tỷ lệ lạm phát ở Argentina lên đến 20.262,80%, vì đánh thuế bằng cách in tiền trả nợ. Tỷ lệ lạm phát ở Argentina hiện nay ở mức 14,30%.
Đối với lãi suất chỉ đạo ở Argentina hiện ở mức 25,12%. Mức cao nhất là 1.389,88% vào tháng 03/1990 khi quốc gia này từ người dân cho đến chính phủ hễ ra nước ngoài là bị "chụp cổ bị đòi nợ". Tuy nhiên mức thấp nhất là 1,20% trong tháng 03/2004 khi tỷ lệ nợ công giảm xuống. Lãi suất mà các ngân hàng cho vay thì muốn vay bao nhiêu phần trăm thì tùy.
Argentina là quốc gia luôn thiếu hụt ngoại tệ mặc dù là một nước lớn thứ 3 tại Nam Mỹ, dự trữ ngoại hối của Argentina hiên nay chỉ có chưa tơi 20 tỷ USD, mức cao nhất chỉ có khoảng 48 tỷ USD vào tháng 03/2008, khi giá dầu thô tăng cao cùng với giá thương phẩm tăng vọt mà Argentina bán được giá cao thu về ngoại tệ lớn lao.
Kinh nghiệm của VN cho thấy, các nước hay mắc nợ thì đồng bạc hay bị mất giá. Tại VN, trong những ngày này, các chuyên gia kinh tế thay vì đưa ra chính sách tiền tệ, tài chính tại VN thì hay đi so sánh tiền tệ và thị trường tài chính, mặc dù họ chả khi nào đặt chân đến thị trường tài chính Mỹ.
Trong động thái mới. Chuyên gia kinh tế Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia phân tích trên tờ báo Tuổi Trẻ rằng. Xin trích vài đoạn: "Về lý thuyết, việc FED tăng lãi suất sẽ có ba hệ quả đối với thị trường Mỹ. Thứ nhất là tiêu dùng giảm, tiết kiệm tăng. Thứ hai, USD sẽ tăng giá. Thứ ba, giá tài sản Mỹ giảm. Tuy nhiên thực tế, theo tôi, mức tác động sẽ ít bởi tác động thế nào phụ thuộc vào liều lượng. Có dự báo cuối năm 2016 lãi suất của Mỹ sẽ ở 1,5-2%, nhưng hiện mới tăng lãi suất 0,25%. Do vậy, việc Mỹ tăng lãi suất sẽ tác động vô cùng ít đến VN.,.."
Hay "Với chênh lệch lãi suất giữa VND và USD thì lợi thế nắm giữ VND vẫn cao hơn, nên tỉ giá vẫn có cơ sở ổn định. Nếu có nguồn ngoại tệ hợp pháp, người ta cân nhắc cái nào có lợi hơn giữa việc bán USD để gửi tiết kiệm bằng VND hay gửi bằng USD. Theo tôi, gửi VND vẫn có lợi hơn. Có thể nói nhìn dưới góc độ chính sách và thị trường, không có yếu tố nào để xảy ra biến động về tỉ giá,...". Xem ở đây: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151218/fed-tang-lai-suat-anh-huong-rat-it-den-vn/1022869.html. Trong phản ứng mới nhất, TTCK VN sụt giá thảm hại, khi chỉ số chứng khoán VN-Index sụt giảm gần 9 điểm, chốt còn 568,18 điểm vì lo ngại giá dầu hạ giảm và tỷ giá USD / VND biến động.
Thật bất hạnh, ông này chả hiểu một chút gì về hệ thống tài chính Mỹ cả. Cần nhớ rằng, thị trường tài chính và chứng khoán VN trước đây cũng lãnh bong bóng cổ phiếu bị bể, nó manh nha kể từ khi giáo sư Ben Bernanke được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang vào 01/02/2006, thay thế nhà kinh tế học lỗi lạc Alan Greenspan. Khi Ben Bernanke đã trở thành Chủ tịch Fed, ông đã tăng lãi suất Fed Funds Rate 4 lần để hạ nhiệt thị trường nhà ở từ mức cuối tháng 12/2005 do Alan Greenspan để lại là 4,25% và đến tháng 06/2006 Ben Bernanke đã tăng lãi suất lên đến 5,25%, sau đó có cắt giảm, tư bản tài chính chút vào khi VN gia nhập WTO, ký tại Geneva ngày 07/11/2006, và có hiệu lực từ ngày 11/01/2007, và tư bản tài chính rủ nhau tháo chạy khỏi thị trường VN lúc nào không hay, nhưng các chuyên gia kinh tế VN vẫn bỏ đường cho nhau uống và ca tụng VN không bị ảnh hưởng gì nhiều đến khi bóng bể thì giật mình đổ nỗi cho nạn đầu cơ.
Tại VN khi ấy thị trường chứng khoán bùng nổ từ năm 2006 - 2007, khi người ta cho rằng VN không bị ảnh hưởng nhiều từ tác động bên ngoài. TTCK VN, mà chỉ số chứng khoán được theo dõi chặt chẽ nhất là chỉ số VN-Index vào tháng 3/2007, đạt cái đỉnh cao nhất mọi thời gian là 1.170,67 điểm, thì đến ngày 13/6/2008, bong bóng cổ phiếu bị vỡ, chỉ số VN-Index lúc này chỉ còn 370,55 điểm. Khi đồng nội tệ VND trượt giá, tỷ lệ lạm phát ở VN vọt lên 28,24% trong tháng 08/2008, xóa sạch mọi thứ, giá trị tài sản của dân chúng bị giảm giá vì lạc quan tếu của các chuyên gia kinh tế với cái vỏ ốc trống rỗng. Thị trường bất động sản bị vỡ ngay sau đó và kéo dài đến tận bây giờ.
Xem hình biểu đồ tiền tệ kinh hoàng của Argentina hôm 16/12/2015, khi 13,6800 ARS mới đổi được 1 USD, sụt giá đến 37,07% trong ngày vì thiếu hụt ngoại hối.
ĐỒNG PESO ARGENTINE (ARS) VÀ SỰ CỐ BỂ BÓNG CHỨNG KHOÁN TẠI VN NĂM 2008 VÌ THIẾU HỤT DỰ TRỮ NGOẠI HỐI
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.