Header Ads

Phương pháp đầu tư CANSLIM của nhà “phù thủy” William J. O'Neil

Phương pháp nào đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam hiệu quả nhất?
Một trong những phương pháp, đó là CANSLIM.
---------

CANSLIM là những chữ cái đầu tiên của bộ tiêu chí kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để lựa chọn cổ phiếu.

William (Bill) J. O'Neil sinh năm 1933 ở Oklahoma (Mỹ). O'Neil bắt đầu với nghề môi giới chứng khoán ở công ty Hayden, Stone & Company vào năm 1958, và ở đây ông đã phát triển chiến lược đầu tư nổi tiếng CANSLIM.

Năm 1963, William J. O'Neil thành lập công ty nghiên cứu và tư vấn đầu tư William O'Neil & Co., Inc và tiếp tục điều hành công ty này cho đến ngày nay. Vào những năm 1960, ở độ tuổi 30, William J. O'Neil là nhà môi giới trẻ nhất mua chổ ngồi ở Sàn Giao dịch Chứng khoán New York.

CANSLIM là những chữ cái đầu tiên của bộ tiêu chí kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để lựa chọn cổ phiếu. Cụ thể:


Như vậy, cũng tương tự nhưng những phương pháp khác, đây là phong cách đầu tư, lựa chọn và sàng lọc các cổ phiếu đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định.

C = Current Quaterly Earnings Per Share (Lãi ròng trên mỗi cổ phần của quý gần nhất, EPS).
Nghiên cứu của William J. O'Neil cho thấy, hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng quý năm trước đó (tỷ lệ tăng càng cao càng tốt). Khi lựa chọn cổ phiếu đầu tư, cần để ý tới các cổ phiếu có sự gia tăng lợi nhuận mạnh mẽ.
Tuy nhiên, khi đọc các báo cáo tài chính, cần để ý tới độ tin cậy và thống nhất của thông tin. Chẳng hạn như có thể có gì đó không bình thường khi doanh thu của công ty tăng 20% trong khi lãi ròng chỉ tăng 5%.

A = Annual Earnings Increases (Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm).Theo O'Neil, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 gần đây. Cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và trên 25%.
Tuy nhiên, cũng nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Theo O'Neil, tiêu chí này có thể giúp loại bỏ khỏang 80% các cổ phiếu tồi.

N = New Products, New Management, New Highs (Sản phẩm mới, Ban quản lý/phương thức quản lý mới, Giá cổ phiếu đạt mức cao mới). Thường có một số nhân tố nội tại nào đó dẫn tới việc tăng giá cổ phiếu và các yếu tố cần lưu ý là sản phẩm mới, ban quản lý mới và mức cao mới của giá cổ phiếu.

S = Supply and Demand (Cung và cầu). Quy luật cung cầu quyết định giá của hầu hết mọi hàng hoá và cổ phiếu không phải là một ngoại lệ.

Theo O'Neil, cổ phiếu của các công ty lớn không phải luôn luôn là các cổ phiếu nên mua. Cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp sẽ dễ dàng gia tăng giá hơn các cổ phiếu có số lượng lưu hành lớn hơn.
Cổ phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ lớn thường là cổ phiếu có độ an toàn cao.
Ðặc biệt, cần lưu ý tới các cổ phiếu được chính công ty đó mua lại (cổ phiếu quỹ) và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải.

L = Leader and Laggard (Cổ phiếu dẫn đầu và cổ phiếu tụt hậu). Theo O'Neil, chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong toàn nhóm. Ðặc biệt, tránh mua các cổ phiếu tăng theo đuôi vì các cổ phiếu này không sớm thì muộn cũng sẽ sụt giá.

I = Institutional Sponsorship (Sự ủng hộ của các định chế tài chính/đầu tư). Cổ phiếu có sự ủng hộ của các định chế tài chính/đầu tư thường có khả năng tăng giá nhanh hơn.
Tuy nhiên, khi một số lượng quá lớn các định chế tài chính/đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại thường là bất lợi vì điều đó có nghĩa là tiềm năng bán ra lớn hơn mua vào.
Ðiều đáng lưu ý không phải là ai mua hay bán mà là số lượng các định chế tăng hay giảm.

M = Market Direction (Xu hướng thị trường). Bạn có thể đúng trong tất cả các tiêu chí kể trên nhưng nếu bạn sai lầm về xu hướng thị trường, thì có thể 3 trong số 4 cổ phiếu bạn mua sẽ giảm giá và bạn sẽ mất tiền.

TT
Tiêu chí
Khả năng định lượng
Hành động
1
C - Current Quarter: Lợi nhuận trong qúy tăng trưởng ít nhất 25%
Lọc những cổ phiếu có lợi nhuận quý gần nhất tăng 25% so với cùng kỳ
2
A - Annual Earning: Lợi nhuận năm tăng trưởng so với ba năm trước ít nhất 25%
Lọc lợi nhuận năm hiện tại (4 quý gần nhất) tăng 25% so với 3 trước
3
N - New Factors: Yếu tố mới, chẳng hạn sản phẩm mới, quản lý mới
Không
Không
4
S - Supply and Demand: Khi lượng cổ phiếu giao dịch tăng cao
Khối lượng giao dịch trong 5 phiên gần nhất tăng 25% so với trung bình 5 phiên trước đó
5
L - Leader or Laggard: Giá cổ phiếu đi theo khuynh hướng những cổ phiếu hàng đầu
Sử dụng chỉ số Relative Price Strength để lọc ra những cổ phiếu thuộc nhóm 30% dẫn đầu
6
I - Institutional Sponsorship: Khi các nhà đầu tư tổ chức mua và sở hữu
Nhà đầu tư tổ chức nắm trên 50% cổ phiếu
7
M - Market Direction: Khi có 75% số cổ phiếu trên thị trường đi theo xu hướng của nó
Chỉ mua khi có tới 75% số cổ phiếu tăng giá (Xác định Bull hay Bear Market)
(Bfinance)
---------------------------------------

Lời kết: 
Đầu tư theo phương pháp chọn lọc cổ phiếu CANSLIM mỗi năm chỉ cần chọn ra 2-3 mã sẽ có lợi nhuận > 50%/năm. 
Quý nhà đầu tư vui lòng liên hệ nhà tư vấn để có thêm thông tin danh mục cổ phiếu & định giá mục tiêu, chiến lược giải ngân, điểm mua.

Liên hệ: Trọng Vinh - SSI - 0975.271.089 - Vinhdt@ssi.com.vn

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.