Giá vàng, USD, Trái phiếu Mỹ?
GIÁ VÀNG, USD, CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU MỸ?
Giá vàng, thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD, điều đó có
nghĩa là tỷ giá đồng USD chi phối giá vàng, tức giá trị đồng USD được theo dõi
qua một rổ tiền tệ EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK, qua chỉ số US Dollar Index
(DXY/USDX). Nếu lấy chỉ số cơ bản lúc ban đầu là 100 vào năm 1973 thì chỉ số
USDX này từng đạt mức cao nhất là 164,72 vào tháng 2/1985, và mức thấp kỷ lục
71,32 vào tháng 4/2008. Ngoài ra tỷ giá, và giá trị của đồng USD cũng được đo
bằng trái phiếu kho bạc Mỹ và số tiền USD mà tổ chức các nước làm dự trữ của
chính phủ nước ngoài. Chỉ số USDX còn là một thước đo của sức mua tương đối của
đồng USD. Do đó, giá trị hiện tại USDX cho bạn biết phần trăm thay đổi của đồng
USD kể từ đó.
Nói chung, giá vàng cũng là một chỉ số tốt để theo đánh giá sức
khỏe của nền kinh tế Mỹ, là vì. Giá vàng, thường tăng giảm ngược chiều với đồng
USD như đã nói ở phần trên. Điều này được giải thích là, khi giá vàng tăng cao,
đó là khi nền kinh tế Mỹ bất ổn suy thoái. Vì sao vậy? Đó là bởi vì các nhà đầu
tư giàu kinh nghiệm họ đã bán tháo trái phiếu, cũng như cổ phiếu của Mỹ để dồn
tiền vào vàng khi họ dựng hàng rào làm hầm trú ẩn bảo an toàn để bảo vệ các
khoản đầu tư của họ, bởi một cuộc khủng hoảng kinh tế hay lạm phát tăng cao
trên bình diện rộng của nền kinh tế Mỹ. Khi giá vàng giảm và lắng xuống, tất
nhiên điều này thường có nghĩa là nền kinh tế Mỹ đã phục hồi lành mạnh. Đó là
bởi vì các nhà đầu tư đã rũ bỏ vàng, để tìm đến các khoản đầu tư hấp dẫn sinh
lợi hơn, như là đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản, hoặc dầu
thô,...và càng khiến giá vàng sụt giảm mạnh.
Thực tế, đối với các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhất có thể dễ
dàng phân tích ra và nhận thấy ngay là vàng có xu hướng là không tương quan với
các tài sản khác. Điều này, có nghĩa là vàng không tăng lên hay giảm xuống so
với các loại tài sản đầu tư khác. Cụ thể, vàng không có một mối quan hệ nghịch
đảo, như cổ phiếu và trái phiếu làm với nhau. Bởi lẽ các mức giá của trái phiếu
và cổ phiếu di chuyển theo hướng ngược lại. Chẳng hạn, khi cổ phiếu tăng lên
trong giá trị của nó, giá trái phiếu đi xuống. Việc này là do cổ phiếu nói
chung làm tốt khi nền kinh tế đang bùng nổ tăng trưởng mạnh. Người tiêu dùng
đang mua hàng hóa của các công ty và các công ty có thu nhập cao hơn nhờ nhu
cầu cao hơn trong tiêu thụ của người tiêu dùng. Các nhà đầu tư muốn tận dụng
lợi thế của giá cổ phiếu có lợi thế thu nhập cao hơn, do đó, họ bán trái phiếu
và mua cổ phiếu, làm cho các công ty có nhiều tiền tiếp tục mở rộng đầu
tư,...và họ thường đầu tư dài hạn. Đó là tương quan giữa mối quan hệ nghịch
đảo, như cổ phiếu và trái phiếu.
Nhưng đối với vàng thì nó lại là một sự phản ánh của rất nhiều
cảm xúc nhà đầu tư khác. Đây là một lý do để vàng có một phần của một
"danh mục đầu tư cũng đa dạng", hay "well-diversified
portfolio". Vì thế vàng luôn là thứ quý kim có sức quyến rũ sáng chói lọi,
nó có thể tìm thấy trong bất kể giỏ dự trữ ngoại tệ của các nhà đầu tư hay các
ngân hàng trung trên thế giới và cả VN để bảo vệ kho dự trữ ngoại tệ của họ
bằng vàng, và thường chiếm ít nhất 5-10% trong dự trữ ngoại tệ các nước.
Vấn đề nghe thật lý thuyết, đơn giản, và cũng phức tạp. Thực tế,
kể từ khi bong bóng vàng nổ ra vào ngày 5/9/2011, giá vàng đạt kỷ lục mọi thời
đại khi tăng đến 1.895 USD một ounce. Giá cổ phiếu các quỹ giao dịch vàng như
SPDRGold Shares - ETF (NYSEARCA: GLD) đạt mức cao nhất vào ngày 6/9/2011 là
184,27 USD. tuy nhiên, xét trong vòng 1 năm trở lại đây, giá đỉnh cao nhất là
52 tuần trở lại được thiết lập vào ngày 22/1/2015 là 125,24 USD. Giá cổ phiếu
giao dịch ngày 20/10/2015 là 122,02 USD, giá có thể thay đổi hàng ngày (xem
hình).
Thực tế giá vàng tăng đến 1.895 USD một ounce vào ngày 5/9/2011,
được gây ra bởi một báo cáo công việc kém tại Mỹ, cũng như đang diễn ra cuộc
khủng hoảng nợ khu vực đồng euro (EUR), và kéo dài sự không chắc chắn xung
quanh "trần nợ công" (debt ceiling) của Mỹ. Giá vàng tăng hơn gấp đôi
từ 2002-2007, từ 347,20 USD một ounce lên đến 833,75 USD một ounce.
Đó là bởi vì các giá trị của đồng USD được đo so với với đồng
EUR đã giảm 40% trong khoảng thời gian 2002-2007. Trong năm 2008 - 2009, mặc dù
cuộc khủng hoảng tài chính, một số nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào vàng như một
hàng rào chống lại sự suy giảm đồng USD, vì kinh tế Mỹ bất ổn suy yếu gây ra
bởi hai yếu tố mới, đó là của Fed tung ra các biện nới lỏng định lượng
Quantitative Easing (QE), vào tháng 12/2008, cộng với sự chi tiêu thâm hụt kỷ
lục ngân sách của Mỹ đã khiến tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ khi đó trên mức rủi ro
90%. Đây cũng là yếu tố đẩy giá vàng tăng vọt bất thường.
Thật không may, yếu tố khủng hoảng kinh tế xẩy ra thường cả chục
năm mới diễn ra một lần thì việc tích lũy vàng cũng không lời bằng việc kiếm
lời nhờ đầu tư vào trái phiếu hay ký thác tiền gửi ngân hàng, nếu như vàng rơi
vào lãnh thổ con Gấu là khi giá của một loại tài sản giảm khá đáng kể theo thời
gian. Hầu hết các nhà phân tích công bố một thị trường con Gấu khi giá đã giảm
20% hoặc giảm nhiều hơn. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi khi nói về thị
trường chứng khoán, đặc biệt là các chỉ số: chỉ số Dow Jones Industrial
Average, chỉ số S & P 500, hoặc NASDAQ. Tuy nhiên, ngày nay, nó cũng được
sử dụng để mô tả các loại tài sản đầu tư khác như vàng hay trái phiếu kho bạc,
và giao dịch hàng hóa khác,...
Kinh nghiệm cho thấy, vàng bị tác động mạnh nhất bởi yếu tố của
các cơ quan thẩm định tài chính như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch
Ratings và AM Best, khi họ hạ thấp giá trị trái phiếu của các nước có một rổ
tiền tệ EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK trong chỉ số DXY của đồng USD, hoặc một
sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán Mỹ gây ra, và vàng thường bật tăng
mạnh mẽ mà không bị tác động yếu tố suy thoái toàn cầu.
Chẳng hạn, ngày 18/4/2011, cơ quan thẩm định tín dụng Standard
& Poor’s hạ thấp giá trị các tờ trái phiếu dài hạn của chính phủ Mỹ từ cấp
AAA (ổn định) xuống AAA (negative: tiêu cực), đồng thời hạ thấp trái phiếu ngắn
hạn của Mỹ xuống cấp "A-1+", việc này khiến nhà đầu tư bán tháo trái
phiếu dài hạn của Mỹ, đồng thời bán tháo các loại trái phiếu ngắn hạn các công
ty Mỹ, kể cả hình thức bán tháo cổ phiếu. Điều này khiến vàng từ 1.486 USD một
ounce thì đến ngày 28/4, tức 10 ngày sau đó, vàng vọt lên 1.566,40 USD một
ounce.
Đến ngày 5/08/2011, Standard & Poor’s tước mất điểm tín nhiệm
ba chữ A hoa của Mỹ là từ AAA xuống còn AA+, việc này đã gây rúng động thị
trường tài chính và chứng khoán Mỹ cũng như các thị trường khác trên thế giới.
Trước ấy vàng chốt ở mức 1.661,80 USD một ounce vào ngày 4/8/20/11, thì đến
ngày 5/9/2011 như đã nhắc, và vàng vọt lên trời 1.895,90 USD một ounce, là bởi
vì các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu và cổ phiếu Mỹ vì lo sợ đồng USD giảm giá
và trái phiếu Mỹ thành "junk bonds", tức trái phiếu rác, và lợi suất
trái phiếu kho bạc Mỹ vọt lên trời. Đó là nguyên nhân gây ra giá vàng tăng mạnh
mà chả ai biết lý do của nó.
Việc đầu cơ vàng đã đẩy nhiều tỷ phú USD xuống hàng triệu phú
USD vì nhiều lý do rất kinh điển và phức tạp. Vì trước ấy trong tháng 8/2010,
giới đầu tư đã âm thầm bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ lên đến 118 tỷ USD, và
vàng là đích nhắm của giới đầu tư, lẫn đầu cơ, một số ngân hàng trung ương trên
thế giới, kể cả Việt Nam, đã non tay, thiếu kinh nghiệm cũng nhảy vào mua vàng
ở giá đỉnh mà không chịu bán đi, và ngày 21/10/2015, giá chỉ còn 1.175,60 USD một
ounce thì đúng là lỗ nặng nề.
Thật không may, vàng rơi vào lãnh thổ con Gấu kể từ khi chỉ số
Dow Jones Industrial Average (DJIA), chính thức tăng lên 18.053,71 điểm vào
ngày 25/12/2014. DJIA chuyên theo dõi giá cổ phiếu của 30 đại công ty tiêu biểu
của Mỹ, được theo dõi chặt chẽ nhất trên thế giới, vốn hóa thị trường của các
cổ phiếu chiếm gần một phần tư tổng thị trường chứng khoán Mỹ bao gồm: Goldman
Sachs, Home Depot, Intel, IBM, 3M, American Express, Apple, Boeing,
Caterpillar, Chevron, Cisco, Coca-Cola, DuPont, Exxon, GE, Johnson &
Johnson, JP Morgan Chase, McDonald , Merck, Microsoft, Nike, Pfizer, Procter
& Gamble, Travelers, United Technologies, UnitedHealth, Verizon, Wal-Mart
và Disney, và công ty dịch vụ tài chính Visa.
Khi chỉ số Dow Jones xác định mốc cao nhất mọi thời gian của nó
là là vào ngày 19/5/2015, thì hai tháng sau, là vào ngày 30/7/2015, vàng bị đẩy
xuống vực rơi vào ngưỡng tâm lý 1.000 USD một ounce, khi chỉ còn 1.095,10 USD
một ounce.
Ngày 21/8/2015, chỉ số Dow Jones giảm 531 điểm, đóng cửa ở mức
16.459,75 điểm, đến ngày 24/8, chỉ số Dow Jones giảm 1.089,52 điểm xuống
15.370.33 điểm trong vài phút giao dịch đầu tiên. Chỉ số Dow Jones đã giảm
16,5% trong 5 tháng tính từ đầu năm, nó chưa rơi vào lãnh thổ con Gấu, đó chỉ
là sự điều chỉnh bất thường bởi ảnh hưởng bất ổn nền kinh tế Trung Quốc, và
vàng chốt ở mức 1.127,90 USD một ounce vào ngày 18/8/2015, tuy nhiên vàng bật
tăng 1.159,60 USD một ounce vào ngày 20/8/2015,...nói chung, dù thế nào đi nữa,
và vàng có thể đẩy vào lãnh thổ con Gấu nhiều tháng hay nhiều năm thì vàng vẫn
có giá trị hơn đồng bạc các quốc gia mà luôn có tỷ lệ lạm phát trên 5 - 10%, kể
cả đồng USD, EUR,...

Phương Thơ (Morgan Stanley) & Leo Larkin (chiến lược gia
phân tích rủi ro về quý kim thuộc tổ chức Standard & Poor’s)
BÌNH LUẬN