Header Ads

KHI TĂNG TRƯỞNG VÀ XUẤT KHẨU CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC GẦN QUẦY BÁN HÀNG

TĂNG TRƯỞNG VÀ XUẤT KHẨU CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

KHI TĂNG TRƯỞNG VÀ XUẤT KHẨU CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC GẦN QUẦY BÁN HÀNG

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố trong năm 2014, GDP Trung Quốc "dựa trên sức mua tương đương" (based on purchasing power parity), hay viết tắt là PPP, thì nền kinh tế của TQ là 17.630 tỷ USD, điều này khiến TQ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Liên minh châu Âu - EU, quy tụ 28 thành viên, là Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania , Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh, thì lớn thứ hai, với 17.610 tỷ USD, trong khi Mỹ rơi xuống vị trí thứ ba, và Mỹ chỉ sản xuất ra 17.460 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu tính theo GDP: The gross domestic product (GDP) is equal to the total expenditures for all final goods and services produced within the country in a stipulated period of time. Tức sản lượng GDP thực tế thì nền kinh tế TQ chỉ xếp thứ 3 sau khối EU và Mỹ. Cụ thể là GDP của TQ hết năm 2014 là 10.360,10 tỷ USD, EU là 18.460,60 tỷ USD, Mỹ là 17.419,00 tỷ USD. Với cái đà tăng trưởng thấp này của TQ thì phải mất 30 năm nữa mới đuổi kịp Mỹ, nếu như TQ không bị suy thoái kinh tế. Còn nếu bị suy thoái gây ra khủng hoảng kinh tế thì đất nước TQ sẽ vỡ mộng về chính trị chứ không còn mơ về con số tăng trưởng kinh tế nữa.

Khi kinh tế TQ đang tăng trưởng GDP dựa trên sức mua tương đương đầy ấn tượng làm hoa mắt cái tổ chức vô dụng IMF ca tụng TQ với gian ý con buôn, nếu kinh tế TQ suy thoái thì IMF tha hồ cho vay nặng lãi. Vậy mà chưa qua hết tháng 10/2015, nền kinh tế có "nhiều cái nhất" này đổ bệnh khiến IMF bị bẻ mặt, với một định chế tài chính bề dày mà còn phân tích thua cả một tay đầu cơ tài chính Phố Wall đã đoán trước kinh tế TQ sẽ hạ cánh thô bạo, mặc dù trước đó tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của TQ là trong quý thứ hai của năm 2015 so với cùng quý năm trước 7,0%, qua đến quý thứ ba cũng vậy, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2009. Trước đó, nền kinh tế TQ đã được hưởng 30 năm tăng trưởng ở hai con số, tức trên 10%, đó là nền kinh tế tăng trưởng bệnh hoạn.

Dân số TQ có 1,36 tỷ người, đông đảo nhiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới. Thực tế TQ vẫn là một nước tương đối nghèo về tiêu chuẩn sống. Nền kinh tế của TQ chỉ sản xuất ra 12.609 USD của GDP bình quân đầu người PPP. Còn tính theo GDP bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia, được điều chỉnh bởi lạm phát, cũng như bởi dân số của TQ thì chỉ đạt 3.866 USD chỉ hơn Ấn Độ (1.263 USD). Con số này rất thấp nếu so với ngay khối BRICS, điều nghịch lý là thu nhập của dân TQ thấp như vậy nhưng quốc gia này vẫn tung tiền tài trợ và viện trợ và cho vay các nước trong nhóm BRICS và một số nước khác có thu nhập lại cao hơn dân TQ.

Cụ thể là Brazil (GDP bình quân đầu người là 5.970 USD), Nga (6.844 USD), Nam Phi (6.086 USD). Rõ ràng với "cái nhất" kém phẩm chất nếu so với tiêu chuẩn thấp của cuộc sống để trả lương công nhân của TQ quá ít ỏi, qua đó làm cho sản phẩm của TQ rất rẻ hơn so với tiêu chuẩn nước khác, nhằm thu hút các nhà sản xuất và đầu tư ở nước ngoài đầu tư để thuê nhân công TQ tạo việc làm đông đảo cho dân họ. TQ hiện nay có rất nhiều tỷ phú đô la nhiều nhất thế giới, nhưng đó chỉ là phần nổi của thiểu số.

Trong năm 2014, TQ xuất khẩu 2.343 tỷ USD hàng hóa. Tức lớn hơn so với 28 nước EU cộng lại đến 170 tỷ USD (EU là 2173 tỷ USD), và lớn hơn Mỹ 722 tỷ USD (do xuất khẩu hàng hóa của Mỹ 1.621 tỷ USD), TQ trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới từ năm 2013. TQ xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm đến 17%, EU là 16%, ASEAN là 10%, Nhật Bản là 7%,...nếu tính theo quy mô phần trăm GDP của mỗi nước thì VN lại là thị trường xuất khẩu lớn nhất của TQ. Đó là nghịch lý của nền kinh tế "nghiện bán hàng".

Điều phũ phàng đối với TQ thật ra tuy quốc gia này sản xuất rất nhiều cho các doanh nghiệp nước ngoài, bao gồm cả các công ty Mỹ. Để làm việc này, TQ khai thác cạn kiệt tài nguyên của họ và mua các nguyên liệu từ Úc, Canada, Brazil, Nga, Nam Phi,...được vận chuyển đến TQ chế xuất và gia công các sản phẩm, và cuối cùng và gửi các mặt hàng trở lại Mỹ. Điều đó nôm na là mà người ta gọi là xuất khẩu thực sự của TQ thực tế là xuất khẩu cho các công ty Mỹ xuất khẩu hưởng lợi chứ không phải TQ, dù chưa biết đúng hay sai.


Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.