Header Ads

DẤU HỎI LẠC QUAN TẾU CỦA TỶ LỆ LẠM PHÁT THẤP CỦA VIỆT NAM THẤP GẦN BẰNG NHẬT BẢN

DẤU HỎI LẠC QUAN TẾU CỦA TỶ LỆ LẠM PHÁT THẤP CỦA VIỆT NAM THẤP GẦN BẰNG NHẬT BẢN
DẤU HỎI LẠC QUAN TẾU CỦA TỶ LỆ LẠM PHÁT THẤP CỦA VIỆT NAM THẤP GẦN BẰNG NHẬT BẢN

Cựu Chủ tịch của FED, Giáo sư Ben Shalom Bernanke được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc của Hệ thống Dự trữ Liên bang vào 01/02/2006, thay thế nhà kinh tế học lão luyện Alan Greenspan đã cảnh báo rằng. Xin trích trong nguyên văn không sai một chữ: “Low inflation is not good for the economy because very low inflation increases the risks of deflation, which can cause an economy to stagnate”. Nôm na dịch nghĩa là: "Lạm phát thấp là không tốt cho nền kinh tế vì lạm phát rất thấp làm tăng nguy cơ giảm phát, mà có thể gây ra trì trệ cho một nền kinh tế".

Trong động thái mới nhất, các chuyên gia kinh tế VN lạc quan tếu khi cho rằng tỷ lệ lạm phát của VN đã ngang bằng Mỹ, Nhật, kể cả khối kinh tế khu vực đồng Euro. Đó là thành tích hiếm có,...

Thực tế, cũng trong hành động mới nhất, Ngân hàng Thế giới WB, và Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn ghi nhận thành tích này. Cụ thể, họ ghi, nguyên văn của Tổng cục Thống kê Việt Nam như sau: "Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được ghi nhận là 0,34% trong tháng 11/2015, đạt mức cao nhất kỷ lục là 28,24% trong tháng 08/2008, và mức thấp kỷ lục âm -2,60% trong tháng 7/2000". Thực tế nếu tính trung bình từ năm 1996 - 2015 thì tỷ lệ lạm phát tại VN duy trì ở mức 6,89%.

Điều gì tồi tệ xẩy ra đối với quốc gia đang phát triển như VN lại có tỷ lệ lạm phát thấp ngang bằng các nước có nền kinh tế phát triển và có đồng tiền "thanh toán quốc tế", và lãi suất cho vay cực kỳ siêu thấp, trong khi đồng nội tệ VND lại là đồng tiền chỉ lưu hành trong lãnh thổ quốc gia này, và lại có tỷ lệ lãi suất cho vay cao ngất ngưởng so với các nước Mỹ, Nhật, EU.

Hãy mường tượng, tỷ lệ lạm phát của Malaysia cùng giai đoạn như VN, nhưng có tỷ lệ lạm phát cao hơn là 2,50%, Indonesia là 4,89%, Philippines là 1,10%,...

Thật bất hạnh, không cần phải là nhà kinh tế học, bất cứ người dân nào cũng đoán ra tỷ lệ lạm phát thấp mà tăng trưởng GDP cực cao. Tại VN, các chuyên gia kinh tế và thống kê ở VN bỏ qua yếu tố kinh điển trong thống kê kinh tế đó là phương pháp tiếp cận thu nhập (income approach), phương pháp tiếp cận chi tiêu (expenditure approach), và phương pháp sản xuất (production approach) để tính toán tăng GDP và tỷ lệ lạm phát thấp.
Khi Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra con số lý tưởng như vậy thực chất nói trắng ra là tỷ lệ giàu nghèo tại VN tăng nhanh cách biệt đào hố sâu quá lớn về thu nhập giàu - nghèo, những người giàu, và nhóm lợi ích chiếm dụng quá nhiều của cải và tài nguyên như bất động sản, diện tích đất, họ trở lên quá giàu mà sức tiêu thụ cũng ưa hàng hiệu nhập khẩu, nên không giúp gì được cho lực đẩy tiêu thụ nội địa trong nước.
Ngược lại, tầng lớp lao động chiếm đa số là lực đẩy của nền kinh tế, và là đầu máy tăng trưởng cho sức tiêu thụ nội địa thì suy yếu, thực chất là đã cạn tiền, hoặc bị thu hẹp diện tích tài nguyên đất để canh tác sản xuất nên họ không đủ tiền trang trải chi phí quá lớn, và không còn lực để mua hàng, hoặc sức tiếp kiệm của người dân quá lớn vì nợ trên thu nhập quá cao. Đó là mối nguy hiểm khi tỷ lệ lạm phát xuống quá thấp mà chưa biết lý do, nên đừng tưởng khôn mà nói VN có tỷ lệ lạm phát thấp, mà nó tiên báo cho sự suy giảm của nền kinh tế vì hết tiền.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.