ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRONG "CHIẾN TRANH TIỀN TỆ" CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

(*) Hình họa kỹ thuật giao dich hối đoái của tỷ giá đồng USD / JPY. Ta thấy, trong quá khứ, vào tháng 9/2010, chính phủ Nhật Bản đã bán cổ phần của họ bằng đồng JPY lần đầu tiên trong sáu năm, tỷ giá hối đoái của đồng yên (JPY) tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1995 so với đồng USD, vào tháng 10/2011, khủng hoảng kinh tế Mỹ, và Âu châu chưa ra khỏi suy thoái, giới đầu tư mua các tài sản Nhật, bằng nhiều hình thức như chứng khoán, trái phiếu làm tăng giá đồng JPY ở mức chỉ có 75,74 JPY đổi ra 1 USD. Tỷ giá USD / JPY hiện nay ở mức 1 USD đổi chác ra 120,878 JPY cũng là lúc nền kinh tế Nhật suy yếu theo đồng JPY.
(PHÂN TÍCH LẠI CHO CÁC ĐỘC GIẢ Ở VN THẮC MẮC KHI ĐEM TIỀN GỬI CŨNG
KHÔNG CÓ LÃI, MÀ CHƠI STOCK THÌ TOÀN LỖ NẶNG DÙ GIÁ CỔ PHIẾU RẺ, MÀ TÔI ĐÃ PHÂN
TÍCH NHIỀU LẦN RỒI)
Trong những ngày cuối năm 2015, đồng USD đang lặng lẽ tăng giá
so với các rổ ngoại tệ được lưu hành rộng trên thế giới là đồng Euro (EUR), yên
Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK),
Franc Thụy Sĩ (CHF), Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY), đô la Úc (AUD), Peso Mexico
(MXN), đồng đô la New Zealand (NZD), VND (Việt Nam)....nhưng rõ ràng giới phân
tích tài chính nhận thấy Trung Quốc, Nhật Bản vẫn ấn định giá trị thấp đồng
CNY, và đồng JPY của họ bằng cách neo giá nó với đồng USD, cùng với một số rổ
tiền tệ khác. Hai nước này giữ tỷ giá bằng cách "mua trái phiếu kho bạc
Mỹ" (buying US treasuries), làm hạn chế nguồn cung đồng USD.
Trước hết, ta định nghĩa một cuộc chiến tranh tiền tệ là khi
ngân hàng trung ương của một quốc gia sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng để cố
tình hạ thấp giá trị của đồng tiền của họ, bằng cánh này, họ làm cho hàng hóa
của họ rẻ hơn nhời đồng bạc được định giá thấp "giả tạo" bằng nhiều
hình thức. Thí dụ như Trung Quốc và Nhật Bản như đã nói ở phần trên.
Điều này khiến cho đồng CNY, JPY được định giá thấp so với đồng
USD và các rổ ngoại tệ khác để giữ giá xuất khẩu rẻ dễ cạnh tranh có thể gây ra
cuộc chiến ngoại hối trên thế giới. Các công ty, doanh nghiệp những nước này
thu về một khối lượng lớn tiền mặt là đồng USD góp vào ngân sách dự trữ ngoại
tệ quốc gia ngày càng gia tăng. Đây là lý do giải thích phần nào hai nước này
là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Đó là về lĩnh vực kinh tế. Còn về lĩnh vực cổ phiếu
chứng khoán mà các nhà đầu tư quốc tế bỏ tiền ra mua cổ phiếu giúp cho các công
ty ấy có thêm tiềm lực tài chính mở rộng kinh doanh thì họ lời lỗ ra sao?
Thật không may, nhiều nhà dầu tư non tay nghĩ rằng các thị trường
chứng khoán những nước này sẽ trở lên hấp dẫn họ. Các nhà đầu tư quốc tế khác
khi đầu tư vào thị trường nước khác theo nhiều cách khác nhau, nhưng có lẽ sự
khác biệt lớn nhất là của tác động của biến động tỷ giá. Chẳng hạn, khi một nhà
đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của một công ty Mỹ, như là hãng công nghệ Apple (NASDAQ,
Dow Jones: AAPL), hay công ty dịch vụ tài chính Visa (Dow Jones, NYSE: V) yết
giá bằng đồng USD, hoặc một nhà đầu tư Nhật Bản mua cổ phiếu Toyota Motor Corp
(TYO: 7203) ở sàn Nikkei 225 tại Tokyo, yết giá bằng đồng JPY, tương tự cho các
thị trường chứng khoán khác kể cả tại Việt Nam,... Nếu giá cổ phiếu tăng lên
20% cho thị trường đó hay các thị trường khác thì giá trị của khoản đầu tư tăng
20% giá trị. Để giữ cho mọi thứ đơn giản, chúng ta sẽ bỏ qua cổ tức cũng như
tiền hoa hồng môi giới hoặc chi phí giao dịch khác cho dễ tính toán, và ta lấy
giá mỗi cổ phiếu của Toyota yết giá bằng đồng JPY tại sàn Nikkei 225 ở Tokyo là
5.000 JPY cho mỗi cổ phiếu (giá thực tế hiện hành là 7.635,0 JPY cho mỗi cỗ
phiếu).
Ta giả xử, nếu một nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ ra 5.000 JPY
cho một cổ phiếu của Toyota Motor Corp, yết giá bằng đồng JPY tại sàn Nikkei
225, tỷ giá hối đoái hiện tại lúc đó là 100 JPY đổi được một USD. Để tìm ra bao
nhiêu thị phần của Toyota là giá trị tính bằng USD, chúng ta chỉ đơn giản là
chia đôi giá đồng nội tệ 5.000 JPY theo tỷ giá (100 JPY đổi được 1 USD), thì
mỗi cổ phiếu Toyota do đó có chi phí 50 USD. Nhà đầu tư đó gọi cho công ty môi
giới chứng khoán và đặt hàng cho 100 cổ phiếu, tổng vốn đầu tư 5.000 USD quy
đổi ra đồng JPY là 500.000 JPY (ta xem 1 USD = 100 JPY cho dễ tính. Thực tế tỷ
giá thực tế hiện hành là 1 USD = 120,878 JPY).
Thật may mắn, sau đúng 1 năm sau đó, cổ phiếu của Toyota đã tăng
20% lên 6.000 JPY/cổ phiếu, thì được 600.000 JPY. Điều đó có nghĩa là nếu nhà
đầu tư đó chốt lời ra đồng JPY thì lời được 1.000 JPY cho mỗi cổ phiếu. Bây
giờ, nhà đầu tư nước ngoài đó đã hình dung được lợi nhuận là được 1.000 USD,
trên khoản đầu tư đó. Nhà đầu tư này quyết định chốt lợi nhuận và nói cho công
ty môi giới chứng khoán để bán hết. Thật bất hạnh cho nhà đầu tư đó khi mở tài
khoản ra thì thấy tài khoản vẫn như cũ, nhà đầu tư này liền thắc mắc thì công
ty môi giới tuyên bố cho nhà đầu tư đó rằng, giá trị đầu tư đó nó vẫn cho thấy
ở mức ban đầu 5.000 USD. Nhà đầu tư này hét lên, điều gì đã xảy ra với mức tăng
20% mỗi cổ phiếu Toyota mà họ đầu tư mất hết 1 năm mới lời được 20% cho mỗi cổ
phiếu ?
Thật không may, bây giờ là tin xấu tồi tệ. Thực tế trong khi cổ
phiếu của Toyota tăng 20% trong 1 năm qua thì giá trị của đồng JPY Nhật cũng đã
được thay đổi trong thời gian 1 năm đó. Bởi thời gian công ty môi giới cho nhà
đầu tư bán cổ phiếu thì tỷ giá hối đoái hiện hành khi bán là 120 JPY mới đổi ra
được 1 USD. Điều đó có nghĩa là sau khi tính toán lại về tỷ giá do đồng JPY bị
giảm 20% giá trị trong 1 năm qua thì nhà đầu tư đó vẫn nhận được như cũ giá trị
50 USD cho 1 cổ phiếu đã mua ban đầu, trở lại đúng nơi mà nhà đầu tư bắt đầu bỏ
tiền ra mua cổ phiếu Toyota yết giá bằng đồng JPY tại Tokyo cách đấy 1 năm.
Bây giờ, nếu cộng các yếu tố chi phí giao dịch và tiền hoa hồng
cho công ty môi giới chứng khoán, và có thể nhà đầu tư đó sẽ bị lỗ nặng, mặc dù
khả năng đầu tư và nghiên cứu của nhà đầu tư đó đã đúng, nhưng nếu họ chốt lợi
nhuận bằng đồng JPY thì thật tồi tệ về phí tổn tiền bạc và thời gian.
Hiệu ứng ngược lại, mặc dù nhà đầu tư đó sau khi nghiên cứu kỹ
lưỡng và dự đoán sai, là trong vòng 1 năm tới, giá cổ phiếu của công ty Toyota
đã giảm giảm 10% giá trị cho mỗi cổ phiếu, tức là chỉ còn 4.500 JPY cho mỗi cổ
phiếu. Nhưng đồng thời, đồng JPY lại tăng giá mạnh so với đồng USD. Cụ thể là
chỉ cần 80 JPY đổi được 1 USD, thay vì 100 JPY mới đổi ra 1 USD như giá ban
đầu, thì rõ ràng nhà đầu tư đó ban đầu bỏ ra 50 USD mua 1 cổ phiếu, nhà đầu tư
đó nhận được 56,25 USD cho mỗi cổ phiếu, tứ là tăng 12,5%, lời được 6,25 USD
cho mỗi cổ phiếu.
Nếu nhà đầu tư đó bỏ ra hàng trăm triệu hay cả tỷ USD thì rõ
ràng nhà đầu tư đó sẽ là triệu phú USD. Đó là chưa tính nếu cổ phiếu công ty
Toyota tăng điểm trên chỉ số Nikkei 225, thì nhà đầu tư đó kiếm bộn tiền gấp
bội nhờ đồng JPY tăng giá, cũng tương tự như đồng nội tệ VND của Việt Nam lên
xuống so với đồng USD khiến thanh khoản trồi sụt theo dù điểm số vẫn tăng nhưng
không hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài. Khi thanh khoản yếu mà điểm số vẫn tăng,
một sự sụt giá cổ phiếu nặng nề tất sẽ xẩy ra.
Đấy là lý do giải thích tại sao các thị trường chứng khoán khác
trên thế giới dù tăng điểm mạnh nhưng vẫn thiếu thanh khoản, do các nhà đầu tư
quốc tế thoái vốn đem tiền qua thị trường chứng khoán khác kiếm lời. Đây chính
là sự khác biệt có thể rất lớn. Vì nhà đầu tư cũng phải nhớ rằng, các yếu tố
kinh tế và thị trường về tỷ giá hối đoái có thể tăng hoặc giảm sẽ tác động rất
lớn vào giá của cổ phiếu.
Chẳng hạn, ta hay nghe các chuyên gia kinh tế và chuyên gia
chứng khoán tại Việt Nam hay cho rằng một P / E thấp của các công ty ở thị
trường chứng khoán Việt Nam luôn hấp dẫn giới đầu tư vì rẻ và thấp. Thật không
may, đó là phân tích thiếu kinh nghiệm, một P / E thấp có thể cho thấy rằng các
nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy khó khăn phía trước cho công ty đó bị lệ thuộc
quá nặng vào tỷ giá hối đoái hay ngoại hối quốc tế trong kinh doanh, dù ở thị
trường nội địa công ty đó vẫn tăng trưởng tốt nhờ đồng nội tệ rẻ, xuất khẩu
tốt, giá cổ phiếu đó rẻ tăng trưởng mạnh vẫn không hấp dẫn nhà đầu tư giàu kinh
nghiệm am hiểu rộng vấn đề tài chính quốc tế, và họ luôn bỏ qua yếu tố này,
khiến giá cổ phiếu các công ty này sớm muộn gì cũng tàn lụi theo chứng khoán vì
tỷ giá đồng bạc bị trượt giá mà ở VN gọi là "nới biên độ", hay điệp
khúc "điều chỉnh tỷ giá".
Tất nhiên, để hạn chế rủi ro này, thị trường chứng khoán đó phải
có tiềm lực đủ sâu rộng của các doanh nghiệp trong nước có thị phần thị trượng
nội địa đủ rộng thì tâm lý các nhà đầu tư nội địa mới không hoang mang thì mới
chặn đà suy giảm cổ phiếu tiềm năng đó. Bây giờ ở VN nạn mua bán sáp nhập và
các doanh nghiệp VN bị bán cho nước ngoài quá trớn thì lấy đâu lực đẩy để cho
nhà đầu tư nội châm vốn vào doanh nghiệp trong nước được.
Nó tương tự như thị trường chứng khoán VN bị tác động tỷ giá, mà
còn nặng hơn thị trường chứng khoán các nước khác. Thực tế giá đồng JPY giảm
thì thị trường chứng khoán Nhật tăng, vì thị trường chứng khoán Nhật có rất
nhiều nhà đầu tư nội địa sở hữu cổ phần nên họ không sợ tỷ giá biến động, vì dù
sao đồng JPY cũng là đồng bạc được thị trường quốc tế ưa chuộng. Nhưng thận
trọng đồng JPY, USD khác đồng nội tệ VND.
Chúc mọi người ở VN may mắn và kiếm bộn tiền khi đầu tư chứng
khoán, và một đêm mở mắt ra thành triệu phú USD hết sau kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh
và Tết Tây này.
Phương
Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)
BÌNH LUẬN