Header Ads

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG USD

TRẢ LỜI MỘT ĐỘC GIẢ HIỆN ĐANG GIẢNG DẠY KHOA KINH TẾ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, THẮC MẮC LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG USD

Ở đây tôi nhắc lại, vào năm 1973, người ta mới lập ra một chỉ số đồng USD, gọi là chỉ số USDX, hoặc U.S. Dollar Index (DXY), theo đó đồng USD được định giá qua một rổ tiền gồm sáu loại ngoại tệ chính trong rổ tiền là đồng Euro (EUR), yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF). Đối với đồng EUR, ta xem nó đại diện gồm rổ tiền Francs Pháp (FRF), Deutsche Mark (DEM),...

Chỉ số USDX bắt đầu ở mức ở mức chuẩn 100 vào tháng 3 năm 1973. Do đó, giá trị hiện tại USDX, hay DXY cho biết phần trăm thay đổi của đồng trị giá đồng USD. Nói chung, các chỉ số USDX là một chỉ số so sánh đồng USD với rất nhiều đồng tiền khác nhau như đã nói ở trên.

Thực tế, nó khác với tất cả các tỷ giá hối đoái, trong đó so sánh chỉ có hai đồng tiền tại một thời điểm. Nếu tính trung bình từ năm 1973 đến năm 2015 thì chỉ số U.S. Dollar Index này ở mức 97,25. Trong quá khứ thì chỉ số DXY này từng tăng lên 164,72 vào tháng 2/1985, và mức thấp kỷ lục là 71,32 vào tháng 4/2008. Trong phiên giao dịch 27/11/2015, thì USDX đã tăng lên 100,06, tức là đồng USD đã tăng lên hơn giá trị của nó so với rổ tiền kể trên, và nhiều đồng tiền khác.

Bây giờ ta mường tượng, nếu tính trung bình từ năm 2011 - 2012, chỉ số USDX chỉ duy trì ở mức 76,25. Từ năm 2012 - 2013, chỉ số USDX vẫn duy trì ở mức thấp vào khoảng 80,75. Từ năm 2013 - 2014, chỉ số USDX vẫn dùy trì mức không thay đổi bao nhiêu. Đến năm 2015, thì vào ngày 13/3/2015, chỉ số USDX bất ngờ vọt nên 100,30, rồi sau đó hạ giảm chập chờn trong 9 tháng quanh mức trung bình của nó là 96,75.

Hiện nay, giao dịch ngày 14/12/2015, chỉ số USDX quay đầu giảm giá ở mức 97,73. Điều đó có nghĩa là đồng USD đang mất giá 2,27% so với các rổ tiền nói trên.

Thực tế khi so sánh giá trị đồng USD so với đồng bạc khác, thì ta đối chiếu với hoàn cảnh của một quốc gia khác trong việc trao đổi ngoại thương với Mỹ, chẳng hạn như so sánh tỷ lệ lạm phát hay mức chênh lệch về lãi suất giữa hai quốc gia với nhau khi đồng USD có thể tăng hay giảm, điều đó khiến tỷ giá hối đoái có thể lên hay xuống nếu trao đổi với một đồng tiền khác.

Ngoài ra, giá trị của đồng đô la Mỹ được đo theo tỷ giá hối đoái, trái phiếu kho bạc và dự trữ ngoại hối, tức là số tiền dự trữ bằng đồng USD của các tổ chức của nước ngoài, nó bao gồm các nhà đầu tư, các ngân hàng trung ương, và các thị trường tài chính trên thế giới tích trữ hoặc dùng đồng USD làm giao hoán ngoại thương, hoặc các hình thức mua bán tồn trữ trái phiếu kho bạc Mỹ.

Xem hình, chỉ số USDX tính ra giá trị đồng USD rơi về mức 97,73 so với mức 100,170 vào ngày 30/11/2015. Nếu như chỉ số USDX tăng trở lại mức 100 của nó, có lẽ tỷ giá USD/VND sẽ còn nhiều bi hài kịch, hễ đồng nội tệ VND bị mất giá bao nhiêu phần trăm thì tỷ lệ nợ công phát hành bằng đồng USD tăng lên bấy nhiêu. Nếu đồng nội tệ VND mất giá thêm 4 - 5% điều đó cái trần nợ công của VN bị xuyên thủng ở mức rủi ro mà thị trường tài chính quốc tế sẽ thận trọng cho VN vay, hoặc họ sẽ tăng lãi suất lên các khoản vay bằng ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lạc quan về thị trường tài chính VN, vì lợi suất trái phiếu của VN vẫn thấp hơn so với Nga, Brazil,...

Xem hình chỉ số USDX tính ra giá trị đồng USD từ năm 2007 - 2015 theo đà tăng.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG USD
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.