Header Ads

Cách xem bảng giá chứng khoán (cơ bản)


Muốn theo dõi tình hình giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư (NĐT) trên thị trường, NĐT cần biết đọc bảng giá cổ phiếu. Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán có một bảng giá riêng (đại điện cho 2 sàn HOSE và HNX) và mỗi Công ty chứng khoán cũng đều có một bảng giá riêng cho khách hàng của công ty mình. Tuy nhiên, các bảng giá này chỉ khác nhau về giao diện, còn về cơ bản các bảng giá này là giống nhau.

Dưới đây là một số thông tin cơ bản và cách xem theo thứ tự từ trên xuống và từ trái qua phải:

Bảng giá: HOSE, HNX, UPCOM, VN30, HNX30…. NĐT click chọn để theo dõi toàn bộ/1 nhóm các mã chứng khoán được niêm yết trên từng sàn giao dịch.


Cách xem bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán SSI

Chỉ số giá thị trường: VN-Index, VN30-Index, HNX-Index, HNX30-Index.. là các chỉ số đại diện cho thị trường chung. Chỉ số này ra đời nhằm giải quyết vấn đề quan trọng là tổng bình quân gia quyền giá của các chứng khoán trên toàn thị trường đang đà tăng hay đang giảm. Nói một cách khác, NĐT trả lời câu hỏi “ Hôm nay thị trường lên hay xuống” bằng cách theo dõi các chỉ số trên.

CK (mã chứng khoán): mã chứng khoán của các công ty niêm yết được ký hiệu gồm 3 chữ cái. Mã CK là duy nhất, tức mỗi Công ty chỉ có 1 mã cổ phiếu duy nhất và cũng chỉ niêm yết được ở 1 sàn.


THAM CHIẾU (Giá tham chiếu): giá tham chiếu Phiên hôm nay được xác định trên cơ sở giá đóng cửa của Phiên ngày hôm qua.

Trần/Sàn (Giá trần/Giá sàn): là mức giá giao dịch cao nhất / thấp nhất trong ngày có thể có đối với từng mã chứng khoán trên bảng giá. Nếu bạn đặt mua giá vượt ra ngoài khung từ giá sàn lên giá trần thì hệ thống giao dịch khi bạn nhập mua bán sẽ tự động báo lỗi.
Cách tính giá Trần/Sàn phụ thuộc vào CP được giao dịch ở sàn nào.

Ví dụ: 
➤ MBB (sàn HOSE), giá tham chiếu tại phiên giao dịch 29/12/2017 là 25,400 đồng. Tại phiên giao dịch ngày 1/1/2018,
➤ Giá trần bằng = 25,400* (1+7%) = 27,100 đồng
➤ Giá sàn bằng = 25,400* (1-7%) = 23,600 đồng.

Màu sắc: Để so sánh giá khớp lệnh gần nhất với giá tham chiếu là tăng, giảm hay không đổi, màu sắc của mã CK hoặc chỉ số thị trường chung (Index) sẽ thay đổi tương ứng với các trường hợp trên.
➤ Vàng: giá khớp lệnh gần nhất = giá tham chiếu
➤ Xanh lá cây: giá khớp lệnh gần nhất > giá tham chiếu
➤ Đỏ: giá khớp lệnh gần nhất > giá tham chiếu
➤ Tím: giá khớp lệnh gần nhất = giá trần
➤ Xanh da trời: giá khớp lệnh gần nhất = giá sàn.

Nhìn chung qua chuyển động của màu sắc chúng ta có thể cảm nhận được sự dịch chuyển lên xuống chung của các mã CK hoặc thị trường rất rõ (tính dao động).

Mệnh giá và bước giá cổ phiếu: mệnh giá giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ theo quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam là 10.000 đồng / đơn vị (Cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ).

Theo quy định mới nhất, tại sàn HNX và UPCoM, bước giá của các cổ phiếu giao dịch tại đây luôn là 100 đồng/cp tức là giá trên bảng sẽ có dạng như 8.600 đ/cp, 12.900 đ/cp, 70.200 đ/cp, 131.800 đ/cp, … tuy nhiên sàn HOSE thì bước giá lại khác hoàn toàn, cụ thể:

➤ Với các cổ phiếu có giá <10.000 đ/cp thì bước giá của các cổ phiếu là 10 đồng/cp, tức là sẽ có dạng 5.410 đ/cp, 8.340 đ/cp, 9.760 đ/cp…
➤ Với các cổ phiếu có giá >10.000 đ/cp nhưng <50.000 đ/cp thì bước giá của các cổ phiếu là 50 đồng/cp, tức là sẽ có dạng 12.500 đ/cp, 23.650 đ/cp, 35.750 đ/cp…
➤ Với các cổ phiếu có giá >50.000 đ/cp thì bước giá của các cổ phiếu là 100 đồng/cp, tức là sẽ có dạng 69.100 đ/cp, 92.300 đ/cp, 141.600 đ/cp…

Đơn vị khối lượng: theo quy định hiện hành thì đơn vị khối lương giao dịch là bội số của 100 cp với sàn HNX UPCoM và 10 cp với sàn HOSE (Tức là phải đặt mua bán 100 cp, 200 cp, 300 cp, … với sàn HNX UPCoM và 10 cp, 20 cp, 30 cp, … của sàn HOSE).
Tùy từng THAM CHIẾU, bảng giá sẽ được thu gọn mục giá và khối lượng. Tại ví dụ bảng giá SSI, góc trái bên dưới hiển thị: Giá x1000; Khối lượng x 10. Vì vậy CTD với giá THAM CHIẾU = 223,000 đồng sẽ được viết là 223.

Bảng giá chứng khoán
Bảng giá chứng khoán VN30 của Công ty Chứng khoán SSI
Dư mua/ Dư bán: Dư mua/dư bán. là phần chào mua và chào mua bán của cả 2 bên với (KL 1, KL 2, KL 3) và (giá 1, giá 2, giá 3).
Ở đây 1 có nghĩa là giá tốt nhất, 2 là giá tốt thứ 2 và 3 là giá tốt thứ 3, còn khối lượng là tương ứng với giá 1 2 3 đó.
Cần lưu ý là do diện tích màn hình vi tính chỉ có giới hạn nên Nhà nước khi tổ chức thị trường chỉ hiện thị 3 giá tốt nhất, chứ không phải chỉ có mỗi 3 giá đó, vẫn còn cả các giá ẩn sau bảng cho tới trần hoặc sàn.
Khi muốn bán CP, người bán sẽ phải tìm người mua và người mua giá tốt nhất luôn là trả giá mua cao nhất (giá 1) và được ưu tiên khớp lệnh trước (nguyên tắc khớp lênh: Ưu tiên về giá)
Ngược lại, trong vai trò người mua thì ta luôn muốn tìm người bán tháp nhất để mua có lợi nhất.

Khớp lệnh: Thông tin của lần khớp lệnh thành công gần nhất nằm ở giữa dư mua và dư bán với 3 trường thông tin: Giá khớp, Khối lượng khớp và Tăng/giảm so với giá Tham chiếu.

Cao/Thấp/TB: Giá khớp lệnh cao nhất/ thấp nhất/ trung bình tính từ đầu phiên cho đến thời điểm theo dõi bảng giá. Ba con số này giúp NĐT nhìn nhận được khoảng biến động rộng hay hẹp của một cổ phiếu

Tổng KL: tổng khối lượng CP đã khớp tới thời điểm xem

NN mua/ NN bán/ Room: chính là số lượng CP mà NĐT nước ngoài đã mua/ đã bán tính đến thời điểm hiện tại và Số cổ phiếu còn lại NĐT nước ngoài được phéo mua.

_______________
Bài viết liên quan: 

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.