Header Ads

VIỆT NAM CÓ BẮT CHƯỚC ĐƯỢC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHƯ HÀN QUỐC ĐƯỢC HAY KHÔNG?

VIỆT NAM CÓ BẮT CHƯỚC ĐƯỢC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHƯ HÀN QUỐC ĐƯỢC HAY KHÔNG?

VIỆT NAM CÓ BẮT CHƯỚC ĐƯỢC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHƯ HÀN QUỐC ĐƯỢC HAY KHÔNG?

Đây là câu chuyện nhiều người nêu ra, và nhiều giới chức điều hành kinh tế VN nhiều đời lãnh đạo hay học tập, kể cả các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách kinh tế VN cũng hay định hướng chiến lược phát triển kinh tế cho VN theo mô hình Hàn Quốc.

Câu trả lời của tôi là gáo nước lạnh dội vào những ý tưởng hoang đường khi VN đòi học tập chiến lược phát triển của Hàn Quốc. Kể cả trước đây trong khi ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.

Đó là ý tưởng vĩ cuồng. Vì sao VN không thể học theo mô hình phát triển kinh tế của Hàn Quốc? Trước đây, Hàn Quốc áp dụng chiến lược phát triển theo các "Chaebols" Đại Hàn, nó gần như là một quốc sách cho dân chúng toàn quốc để thi hành chính sách công nghiệp hóa có định hướng và với sự yểm trợ của nhà nước. Nền tảng luật lệ của họ công khai minh bạch trong một môi trường chính trị của "văn hóa từ chức", họ có tinh thần dân tộc rất cao, nhưng cũng lâm nạn phá sản và phá sản năm 1997. Có lẽ ai cũng biết khủng hoảng tín dụng và đầu tư chéo nên ta không giải thích. VN thì nhóm lợi ích thao túng, khi giàu có họ hưởng hết thì không nói gì, khi hoạn nạn thì bắt dân góp tiền thì đó là không thể chấp nhận được.

Đối với Hàn Quốc ngày nay, với dân số 50,42 triệu dân (theo thống kê của WB). Thu nhập GDP bình quân đầu người 24.566 USD, còn tính theo thu nhập GDP bình quân đầu người PPP là 33.629 USD. Đây cũng là mức cao nhất mà Hàn Quốc đạt được trong năm 2014 (theo thống kê của Ngân hàng Thế giới WB). Với mức thu nhập như thế này thì Hàn Quốc đã một quốc gia vượt qua "bẫy thu nhập trung bình" (middle-income trap), thoát khỏi đống đổ nát từ kể từ sau hoảng kinh tế năm 1997.

Về kích thước nền kinh tế Hàn Quốc với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của xứ Kim Chi này là 1.410,38 tỷ USD (chiếm 2,27% sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới). Một con số làm mờ mắt bất cứ quốc gia nào kém phát triển phải mơ ước.

Nền kinh tế Hàn Quốc đeo đuổi chiến lược xuất khẩu có định hướng. Thúc đẩy bởi xuất khẩu, chiếm một nửa của sản lượng GDP củaHàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc là nước sản xuất hàng đầu thế giới thiết bị giải trí như màn hình ti vi, điện thoại, chất bán dẫn bộ nhớ máy tính, và các lĩnh vực điện tử tin học khác. Hàn Quốc cũng là nhà sản xuất đóng tàu lớn thứ hai. Hiện nay, giống như Nhật, vì sự phụ thuộc cao vào xuất khẩu, và mức tiêu dùng nội địa trong nước yếu đi do dân số lão hóa. Đây mối đe dọa chính đối với sự phát triển trong tương lai vì chi tiêu cho tiêu dùng trong nước yếu, khi xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Hàn Quốc như điện thoại, ti vi,... bị cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thực tế, vì sao VN không thể bắt chước được Hàn Quốc. Công thức đơn giản, đó là chiến lược phát kinh tế của Hàn Quốc được hưởng "nợ ít, lãi suất thấp vừa phải". Thí dụ mức nợ chính phủ so với GDP của Hàn Quốc trong năm 2014 là 35,98%, cũng là mức cao nhất mọi thời gian hiện nay. Nếu tính trung bình từ năm 1990 đến năm 2014, theo WB thì mức nợ chính phủ so với GDP của xứ Kim Chi này ở mức 20,97%, một mức nợ thấp để tiếp cận được vốn vay ngoại quốc và trong nước với lãi suất thấp để giảm phí tổn nên doanh nghiệp dễ tích lũy vốn để trở thành các tập đoàn công ty lớn của thế giới.

Cụ thể ta thấy, theo báo cáo Ủy ban Chính sách Tiền tệ (BOK) của Hàn Quốc thì lãi suất chỉ đạo tính trung bình từ năm 1999 đến năm 2015 là ở mức khá lý tưởng là 2,27%, hiện nay ở mức 1,50%. Trong khi lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại, nó bao gồm tỷ lệ trung bình của lãi được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân, các hộ gia đình và các công ty tư nhân vay chỉ ở mức 3,42%. Mức trung bình từ năm 1996-2015 là 7,16% thực tế nếu tính từ năm 2000 - 2015 nó chỉ ở mức 4,26%, là mức vay khá lý tưởng để các doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn lúc vốn để phát triển kinh tế và giảm chi phí vay mượn.

Hàn Quốc không có mức tăng trưởng GDP cao như VN, là vì thống kê của họ khả tín đáng tin, nên chính phủ Hàn Quốc dễ "bắt mạch" cho nền kinh tế để tung ra các biện pháp kích thích kinh tế nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, hay hạ nhiệt đầu máy tăng trưởng quá nóng. Chẳng hạn, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc trong quý thứ 3 của năm 2015 là 1,3%, chỉ mức cao 6,80% trong quý đầu tiên của năm 1988 khi Hàn Quốc khôi phục đống đổ nát từ khủng hoảng tài chính năm 1997 đã xóa sạch 65% thu nhập của người dân vì giá tài sản giảm. Mức tăng trưởng GDP trung bình của Hàn Quốc nhiều năm chỉ chưa tới 1,75%. Nếu tính thời gian dài và sâu hơn từ năm 1970 - 2015 thì tỷ lệ này chỉ đạt 1,68% (nguồn thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc và WB),...nhưng tốc độ tăng GDP hàng năm của Hàn Quốc là khá ổn, từ năm 1971 - 2015 thì đạt mức trung bình là 6,97%.

Thực tế, giống như Mỹ, Nhật hay các nước EU ở các nước phát triển nhất, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất đến 57,5% của GDP.

Quan trọng là trong chiến lược phát triển kinh tế, Hàn Quốc đi vay mượn bằng phát hành trái phiếu có chủ quyền (trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ) để phát triển vốn "có chủ quyền" mà không dựa vào IMF, WB, ADB (trừ lần vay mượn IMF khi bị khủng hoảng năm 1997) thì các trái phiếu bằng ngoại tệ để huy động tư bản tài chính của Hàn Quốc vay là rất thấp, chỉ ở mức 2,18% nhiều năm nay. Nó chỉ có mức cao nhất 7,90% vào tháng 04/2001, khi Mỹ gặp khủng hoảng bong bóng tin học bị vỡ.

Hiện nay các khoản nợ nước ngoài của Hàn Quốc hết quý thứ 3 của năm 2015 lên đến 409 tỷ USD, nhưng dự trữ ngoại hối lại lên đến 369 tỷ USD ngang bằng số nợ. Nhưng đó không là vấn đề, vì số tài sản dân chúng và các công ty Hàn Quốc là rất lớn.

Ngoài ra Hàn Quốc có chiến lược gọi vốn rất hiệu quả và tinh vi, chẳng hạn thị trường chứng khoán, được biết qua chỉ số KOSPI, là một chỉ số thị trường chứng khoán lớn chuyên theo dõi hiệu suất của các công ty lớn chủ lực của Hàn Quốc, với cổ phần tài sản sở hữu của dân chúng chiếm khá lớn, nên ít có hiện tượng đầu cơ.

Đối với tiền tệ là đồng Won, có lẽ viết đúng hơn South Korean Won (KRW) để phân biệt đồng North Korean Won (KPW) của Bắc Hàn. Đồng KRW của Hàn Quốc có đồ thị tiền tệ rất mạnh mẽ, thậm chí có thể được xét vào giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) của IMF, mặc dù trong quá khứ đồng KRW của Nam Hàn bị trượt giá nặng nề vào tháng 12/1997 do tài sản giảm giá khiến phải đến 1.962,50 KRW mới đổi ra được 1 USD, từ mức tăng giá kỷ lục 667,20 KRW vào tháng 07/1989. Hiện nay nếu tính từ đầu năm 2014 đến gần hết năm 2015 thì đồng KRW giảm giá đến 6,67% so với đồng USD, và cũng giảm theo nền kinh tế "hơi bị suy yếu".

Qua đó chỉ cần so sách vài yếu tố phân tích sơ đẳng này thôi mà không cần phải vào tận Hàn Quốc hay vào Việt Nam để lục hồ sơ thống kê hàng triệu trang tài liệu ghi chép, hay đi xem nhà máy, hay các tòa nhà cao ốc,...thì ta sẽ đoán ra là hai nền kinh tế Hàn Quốc và VN khác nhau rất lớn về chiến lược phát triển kinh tế. Có lẽ VN phải mất cả nữa thế kỷ mới bằng Hàn Quốc được, mặc dù quốc gia này ngày xưa rất nghèo và kém xa nền kinh tế phía Nam của VN của chính quyền Sài Gòn năm xưa.

Nhiều người đổ lỗi do Mỹ cấm vận VN, thực tế đó là chuyện chính trị và tôi không biết. Có lẽ VN sẽ khá hơn, khi biết tận dụng cơ hội TQ thoái trào, các công ty Mỹ nhổ trại dời nhà máy sang VN như Mỹ đã làm với Hàn Quốc trước đây, và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thi hành. Vì dù sao hiện nay Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu nhiều nhất của VN, cũng như lượng tiền "kiều hối" nhiều nhất chảy vào VN với chi phí tư bản rẻ.

Nhìn đồ thị tiền tệ của đồng KRW theo tỷ giá đồng USD cho thấy, biểu đồ tiền tệ của đồng KRW rất mạnh mẽ và hiên nay chốt ở mức 1 USD = 1176,14 KRW, tỷ giá USD / KRW thực tế là 1 USD đổi ra được 1.172,46 KRW (xem hình). Đồng bạc VND thì yếu, lãi suất vay trong nước và bên ngoài với chi phí đắt thì làm sao mà doanh nghiệp VN có lời để dành tiền mở rộng quy mô vốn đầu tư được.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.