Header Ads

TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH CỦA ĐỒNG BẠC VND CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH CỦA ĐỒNG BẠC VND CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

Trên thế giới, có khá nhiều nước chốt đồng bạc của họ theo tỷ giá cố định vào đồng USD, hay đồng EUR. Tất nhiên, đồng nội tệ VND của VN nằm trong số đó.
Trước hết ta định nghĩa về tỷ giá cố định, đó là khi một quốc gia chốt đồng bạc của họ vào một đồng tiền có sự chi phối lớn trên thế giới, thí dụ như đồng USD của Mỹ chẳng hạn. Điều đó có nghĩa là quốc gia này có ý định giữ giá trị đồng bạc của họ theo tỷ giá hối đoái với đồng USD. Tức là ngân hàng trung ương của quốc gia đó có ý định kiểm soát chặt chẽ giá trị đồng bạc của họ để nó tăng lên hay giảm theo đồng khi đồng ở mức độ vừa phải. Bởi vì, giá trị của đồng USD được thả nổi tự do cho thị trường quyết định và đồng USD hay vài đồng bạc khác luôn biến động hàng ngày là bởi vì đồng USD Mỹ hay nhiều đồng bạc các quốc gia khác có một tỷ giá hối đoái thả nổi.
Nói chung, để giữ được tỷ giá cố định ổn định của đồng bạc neo giá vào đồng USD thì quốc gia đó phải có dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD đủ lớn, kể cả hình thức mua trái phiếu kho bạc Mỹ chẳng hạn. Còn với những quốc gia có dự trữ ngoại tệ mỏng và ít, khi neo tỷ giá đồng bạc của họ vào đồng USD thì đồng bạc đó sẽ hay bị trượt giá theo thời gian của nó. Thí dụ như đồng bạc VND của VN chẳng hạn, nên ta chẳng cần phải lý luận nhiều khi nghe chuyên gia tài chính VN nói đồng bạc VND sẽ ổn định như thế này thế kia và có giá trị bằng ấy đồng USD, mà ta chỉ cần phân tích vào dự trữ ngoại hối của nước đó nhiều hay ít, có đủ tiền ngoại tệ để tài trợ cho mấy tuần hay mấy tháng nhập khẩu? Mức trung bình là 6 tháng, còn dưới 3 tháng là có rủi ro, và xét thêm yếu tố nợ nần nước ngoài bằng ngoại tệ nữa, nếu nợ càng nhiều thì áp lực tỷ giá càng lớn,...
Các nước có tỷ giá cố định như Saudi Arabia giữ tỷ giá của họ là 1 USD = 3.75 Saudi Riyal; Venezuela giữ tỷ giá của họ theo đồng Venezuelan Bolívar là 1 USD = 6,3 VEF; Hong Kong là 1 USD = 7,75 Dollar Hong Kong; Ai Cập giữ tỷ giá 1 USD = 7.83 Egyptian Pound (EGP); Bahamas giữ tỷ giá là 1 USD = 0,99 Bahamian Dollar (BSD); Brunei chốt tỷ giá theo đồng Dollar Singapore là 1 Dollar Brunei (BND) đổi 1 Dollar Singapore (SGD) và cứ thế tính ra 1 USD = 1,41 SGD.
Các nước Âu châu chốt đồng bạc của họ theo tỷ giá cố định vào đồng EUR như Đan Mạch thì 1 EUR = 7,46 Danish Krone (DKK), trước ấy là 1 EUR = 7,45 DKK; Bulgaria neo tỷ giá đồng Bulgarian Lev có ký hiệu là BGN thì 1 EUR = 1,955 BGN,...Đặc biệt đối với Thụy Sĩ, ngày 15/09/2015, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) đã chính thức từ bỏ tỷ giá tối thiểu là 1,20 Franc Thụy Sĩ (CHF), đổi ra 1 EUR, và hạ lãi suất đồng Franc Thụy Sĩ âm -0,75, nhiều người hay lầm lẫn mà áp dụng cả lãi suất đồng bạc khác. Thí dụ tại VN, chuyên gia hay lầm lẫn hoặc thiếu kinh nghiệm khi tuyên truyền ngớ ngẩn gây cười cho giới đầu tư, bởi vì đồng CHF tăng giá quá mạnh so với đồng USD, trong khi đồng EUR lại giảm giá quá sâu so với đồng USD, nên Thụy Sĩ tung ra cái nghiệp vụ đầu tư dễ hiểu này nhưng rất phức tạp cho những người thiếu kinh nghiệm về đầu tư tài chính mà hiểu lầm tuyên truyền sai.
Đối với những quốc gia neo tỷ giá cố định, kèm cụm từ "nới biên độ +/-2%", nó bao gồm Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam. Nhất là đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) của TQ, và đồng bạc VND của VN.
Với TQ, họ neo vào tỷ giá đồng USD theo biên độ "có kiểm soát". Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) họ giữ giá trị đồng RMB trong một biên độ giao dịch 2% theo "tỷ giá tham chiếu" (reference rate). Thực chất PBOC cho phép đồng RMB tăng hay giảm không quá 2% trên giá trị thiết lập của một rổ tiền tệ chủ yếu là rổ tiền của đòng USD qua chỉ số USDX gồm các đồng bạc EUR, JPY, GBP, CAD, CHF và SEK. Với VN cũng làm tương tự.
Nói chung, đối với những quốc gia chỉ sản xuất và xuất khẩu và phụ thuộc vào lĩnh vực buôn bán giao dịch bằng đồng USD, thí dụ như dầu thô, hầu hết các hợp đồng bán dầu là được tính bằng đồng USD thì họ chốt chặt tỷ giá đồng bạc của họ vào đồng USD để giảm thiểu rủi ro cũng như giảm phí tổn hoán đổi tỷ giá. Thí dụ Saudi Arabia là nước phụ thuộc vào hầu như là dầu thô, nên họ chốt chặt đồng Riyal Saudi vào đồng USD theo tỷ giá 1 USD = 3,75 Riyal Saudi, mà không ảnh hưởng việc đồng bạc của họ đắt hay rẻ để xuất khẩu các mặt hàng khác như dệt may, điện tử,...
Về hồ sơ việc đồng bạc VND neo tỷ giá cố định dãn biên độ. Thực chất, nó chỉ áp dụng với những nước thu nhập thấp, đồng bạc yếu và phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu ngoại thương. Việc giữ tỷ giá cố định kiểu này không hẳn là xấu, thực tế nó có lợi rất nhiều về mọi mặt và hạn chế được nhiều rủi ro đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào VN, nó gợi ý rằng: "chúng tôi cam kết giữ một tỷ giá hối đoái cố định ở biên độ +/- bao nhiêu phần trăm nhằm bảo đảm sự cam kết về sự ổn định đồng nội tệ theo tỷ giá như USD / VND chẳng hạn ở mức đó,...".
Điều đó sẽ hấp cho các doanh nghiệp các nhà đầu tư nước ngoài họ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước đó qua hình thức lập nhà máy sản xuất. Neo tỷ giá cố định như vậy, nó cũng gợi ý là các nhà đầu tư nước ngoài không cần lo lắng phải tự bảo hiểm rủi ro rủi ro tiền tệ của họ. Nếu không giữ được tỷ giá mà đòi thả nổi tỷ giá khi dự trữ ngoại tệ mỏng thì lập tức đồng bạc sẽ bị trượt giá làm tăng chi phí nhập khẩu, và "nhập khẩu luôn cả lạm phát bên ngoài" thì làm sao đỡ đòn nổi sự tháo chạy của các nhà đầu tư.
Tất nhiên để giữ được tỷ giá cố định mà kèm cụm từ "ổn định" thì không dễ dàng chút nào. Vì sao vậy? Chẳng lẽ ngân hàng trung ương nước đó lại nói rằng: "chúng tôi cam kết giữ tỷ giá ổn định từ đây cho đến nột thời gian nào đó theo một biên độ đã đề ra,...mọi người cứ an tâm tồn trữ đồng bạc của chúng tôi,...".
Thật không may, để duy trì một tỷ giá hối đoái cố định là rất tốn kém. Tức là quốc gia đó phải có đủ dự trữ ngoại hối để quản lý giá trị tiền tệ của họ, và hay bị giám sát chặt chẽ của giới đầu tư về khối dự trữ ngoại tệ. Đó là trường hợp của TQ và VN. Ta thấy, bất cứ khi nào dự trữ ngoại tệ của những nước này giảm đi thì cơn hoảng loạn của giới đầu tư và đầu cơ rất mạnh.
Chẳng hạn đối với trường hợp kinh điển của VN, vì sao đồng bạc VND "không có lời hứa" và luôn bị ngay chính người dân nước này hắt hủi. Đó là khối dự trữ ngoại hối nó cũng dùng để kiểm soát tỷ giá đồng bạc quá mỏng và rất ít sụt giảm khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán ra đồng USD mua vào đồng nội tệ VND để chặn đà sụt giá đồng nội tệ nhưng họ vẫn nói là dự trữ ngoại tệ của họ vẫn như cũ, nó chả đánh lừa được giới đầu tư giàu kinh nghiệm.
Chẳng hạn, ở VN khi NHNN công bố dự trữ ngoại hối là 35 tỷ USD trong năm 2014, và đạt mức cao kỷ lục, rồi một thông điệp lạc quan về điều hành tỷ giá đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình gửi đến thị trường, ông Thống đốc công bố về tỷ lệ dự trữ vàng đạt 10 tấn và xác nhận dự trữ ngoại hối đến tháng 7 đạt 37 tỷ USD, và cam kết với thị trường rằng đó là số dự trữ bằng ngoại tệ, "tiền tươi thóc thật", và chỉ cần "bấm nút" một cái là có ngay 37 tỷ USD,...
Phát biểu đấy là chuyện của phía VN, và VN có nói là đã có trong tay 100 tỷ USD và đồng nội tệ VND sẽ có thể làm tăng giá hơn 20% bất cứ lúc nào, mọi người cứ tích trữ đồng nội tệ VND làm giao hoán bán buôn đi.
Thật không may, đối với VN, hiên tượng đồng nội tệ VND hay bị trượt giá là lý do giới đầu tư đánh giá dự trữ ngoại tệ của VN thật ra không còn nguyên vẹn và thấp hơn thực tế. Lý do, công thức đơn giản, trong nhiều tháng hoặc cả năm, mức dự trữ ngoại hối của VN khi công bố ra nó đều giữ yên không thay đổi. Chắc chắn nếu dự trữ ngoại hối tăng thì tất nhiên người ta công bố nhanh từng ngày từng tháng, nhưng sụt giảm thì im lặng đáng ngờ cộng thêm sự cam kết không chắc chắn, và người ta hay dùng thủ thuật tăng lãi suất để bảo vệ đồng nội tệ. Thủ thuật tăng lãi suất thì gây khó khăn cho doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, còn bung ngoại tệ ra thì không đủ tiền dự trữ và trả nợ, hoặc họ đem đầu tư lấy lời mà không kịp đổi ra thanh khoản tiền mặt.
Trường hợp trượt giá kinh điển của đồng nội tệ VND của VN, đó là trong tháng 08/2015, khi liên tiếp trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%, Ngân hàng Nhà nước VN cũng phản ứng nhanh, liên tục nới và nới rộng biên độ tỷ giá xê dịch +/-1% lên +/-2%,... Thực tế, về lý thuyết việc nới rộng biên độ +/-1% lên +/-2%,...thật ra chưa thật sự là phá giá đồng bạc VND mà người ta hay lầm lẫn là phá giá, và nó có thể trở lại biên độ cũ khi cần thiết. Tuy nhiên, lúc ấy vào ngày 10/08/2015 thì 1 USD đổi ra được 21.828 VND, thì đến ngày 13/08 nó tăng lên 22.092 VND và đến ngày 25/08/2015 nó trượt đến 22.547 VND, và cứ thế trượt giá và không quay lại cái "bản lề của biên độ +/-2%,..." kia nữa thì ta xem như nó chính thức mất giá.
Điều không may, là người ta cố tình quên nó đi, hoặc nhân có hội TQ phá giá thì mình "phá" luôn cho đỡ mất mặt vì đã hứa giữ tỷ giá ổn định ngần ấy phần trăm mà chưa tính rủi ro khi đồng USD cứ tăng giá qua nhanh mà nhập siêu của VN thì cứ tăng, ngân sách thì thâm hụt nên đỡ không nổi và phá giá cũng chả ai bắt bẻ mà có cớ đổi thừa TQ. Mặc dù TQ đã lật đật tung ra cả trăm tỷ USD mua vào đồng RMB để đỡ lại tỷ giá do giới đầu tư bán tháo các tài sản niêm yết bằng đồng RMB, còn VN thì chả có động tĩnh gì.
Điều này khiến giới đầu có kinh nghiệm nhận ra khi nới biên độ ra rồi thì đồng bạc VND nếu không quay trở lại "cái biên cũ đã vạch sẵn" thì ta xem như đồng bạc VND chính thức phá giá. Và lần sau hễ thị trường cứ nghe VN nới biên độ +/- bao nhiêu phần trăm thì họ đoán đồng bạc VND sẽ bị phá giá bấy nhiêu phần trăm, dù có giải thích thế nào cũng vậy và họ bỏ ngoài tai.
Đối với VN, năm 2016, có lẽ một năm cũng lắm cơ hội và cũng nhiều rủi ro, mà rủi ro sẽ đến từ TQ, vì hiện nay, dự trữ ngoại tệ của TQ để hỗ trợ đồng RMB, được neo vào một rổ ngoại tệ bao gồm cả đồng USD đã giảm xuống còn 3.430 tỷ USD (giảm 87 tỷ USD kể từ tháng 11/2015). Đây là mức thấp nhất trong gần ba năm qua. Mức dự trữ ngoại tệ cao nhất của TQ là 3.995 tỷ USD vào tháng 06/2014.
Xuất khẩu của TQ đã sút giảm liên tục khi họ sản xuất và tăng đầu tư 10 đơn vị thì chỉ bán ra được 6 đơn vị, và tồn kho đến 4 đơn vị, trong khi sức mua tiêu dùng trong nước lại không đủ lực nâng đỡ cho thị trường nội địa, điều này khiến giới phân tích kinh tế lo ngại trong năm 2016 khi TQ vào trong giỏ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (SDRs) vào tháng 10/2016 thì họ sẽ khơi mào một trận chiến ngoại tệ trước tháng 10/2016 để thả giá đồng RMB xuống thấp nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu thay vì nâng giá đồng RMB hướng vào thị trường nội địa.
Quan trọng nhất là trong tháng 07/2015, khi Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) được chính quyền Bắc Kinh chỉ thị đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc trước đây kể từ sau ngày 20/06/2015 khi TTCK TQ bị xì bóng, trong đó có việc tạm ngưng việc mua bán cổ phiếu của nhiều công ty, dùng ngân hàng trung ương để hỗ trợ cho việc mua cổ phiếu và bắt buộc những người có 5% cổ phiếu của một công ty không được bán cổ phiếu trong vòng 6 tháng. Thật không may, biện pháp hành chính lẫn hình sự này sẽ hết hạn trong đầu năm 2016 này, các nhà đầu tư sẽ kéo tiền ra và trả lại cho các ngân hàng cho vay trước đây, việc này sẽ dẫn đến đồng RMB giảm giá thì đồng nội tệ VND của VN sao mà đỡ đòn nổi, cộng thêm nếu như Fed tăng lãi suất ở mức 0,75% thì thật đáng ngại.
TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH CỦA ĐỒNG BẠC VND CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
(*) Xem hình, trong ba hôm từ ngày 11, 12 và 13/8/2015, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) phá giá đồng bạc Chinese Yuan Renminbi (RMB, CNY) tới 4,6%. Cụ thể, ta thấy từ ngày 10/08/2015 thì 1 USD đổi được 6,2097 CNY, đến ngày 13/08/2015 thì 1 USD đổi ra 6,3982 CNY, đến ngày 04/09/2015, thì RMB giảm xuống còn 6,3235 CNY đổi được 1 USD khi TQ tung ra mấy chục tỷ USD mua vào đồng CNY. Tuy nhiên đến ngày 29/12/2015, đồng CNY đã liên tục giảm giá khi giảm đến 6,4849 CNY thì đổi ra 1 USD. Rõ ràng TQ sẽ còn hạ thấp giá trị đồng CNY nữa và sẽ gây áp lực lên đồng nội tệ VND của VN.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.