Header Ads

Tính ra giá trị đồng USD để làm gì?

Đổi tiền USD VNĐ

Bài này chúng tôi không phân tích về khí cụ đầu tư FED tăng lãi suất Fed Funds Rate nữa mà đã phân tích nhiều lần rồi. Kể cả các khi cụ đầu tư rất chuyên môn như ảnh hưởng của tác động của lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng LIBOR áp dụng cho các đồng tiền niêm yết bằng đồng USD, đồng EUR, JPY, Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF), đồng Bảng Anh (GBP). Ngoài ra còn kể đến tác động rất lớn khi FED tăng giá cước lãi suất Fed Funds Rate thì các trung tâm tài chính khác có lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng rất lớn như Tokyo (TIBOR), Mumbai (MIBOR), Singapore (SIBOR), và Hồng Kông (HIBOR),... cũng sẽ ảnh hưởng và phải thay đổi lãi suất đó. Tại Âu châu, nhất là các nước dùng chung giấy bạc đồng EUR, hãy nhớ rằng họ còn hai loại lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng rất tinh vi như lãi suất Euribor, và lãi suất Eonia (chủ yếu niêm yết bằng đồng EUR). Chú ý là lãi suất Eonia ta có thể được xem như là tỷ lệ lãi suất Euribor có kỳ hạn qua đêm.

Trước hết đặc tính người Mỹ có văn hóa là tuyên truyền sản phẩm văn hóa của Mỹ từ chính trị, khoa học, công nghệ, và nhất là kinh tế ra thế giới.

Về tỷ giá hối đoái của đồng USD so với các đồng tiền còn lại, đó là hầu hết các đồng tiền các quốc gia trên thế giới đều neo vào đồng USD tùy mức độ nặng nhẹ để tính ra giá trị ngoại thương và tỷ giá hối đoái đồng tiền của các nước họ sao cho có lợi nhất.

Đó là bởi vì, hầu hết các hợp đồng giao dịch hàng hóa trên thế giới đều được định giá bằng đồng USD, chẳng hạn như giao dịch commodities như vàng, dầu thô, đồng, sắt thép, cà phê,...đều được định giá bằng đồng USD. Cho nên có một điều là hầu hết hững giá thương phẩm hàng hàng hóa commodities thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD, khi đồng USD suy yếu, giá commodities tăng lên, hoặc khi đồng USD tăng thì giá commodities giảm xuống.

Năm 2008 -- Đồng USD chạm mức thấp kỷ lục của 71,58 vào ngày 22/4 theo DXY, và nó đã đẩy hầu hết giá hàng hóa commodities vọt lên trời. Trong khi vào tuần thứ hai của 3/2015 -- Chỉ số US Dollar Index này tăng lên mức 100,390, nó đẩy toàn bộ thị trường giao dịch commodities rơi xuống vực.

Đối với đồng đô la Mỹ, người ta thường đo sức mạnh của nó với các ngoại tệ chính qua một chỉ số gọi là (USDX, DXY), tức là US Dollar Index. Theo đó, đồng USD được định giá qua một rổ tiền gồm sáu loại ngoại tệ chính, tính theo lối "trung bình gia trọng" của các ngoại tệ trong rổ tiền là đồng Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF).

Các chỉ số USDX là một chỉ số so sánh đồng USD với rất nhiều đồng tiền khác nhau như đã nói ở trên. Điều này khác với tất cả các tỷ giá hối đoái, trong đó so sánh chỉ có hai đồng tiền tại một thời điểm. Một cách cụ thể, đó là khi so sánh đối chiếu với từng hoàn cảnh của một quốc gia nào đó trong việc trao đổi với bán buôn với Mỹ giữa đồng USD và đồng tiền nước đó chẳng hạn. Ta cần hết sức thận trọng là phải tính đến việc so sánh tỷ lệ lạm phát hay mức chênh lệch về lãi suất giữa hai quốc gia với nhau khi đồng USD có thể tăng hay giảm, tỷ giá hối đoái lên hay xuống nếu trao đổi với một đồng tiền nước đó buôn bán với Mỹ, thí dụ như USD-VND chẳng hạn.

Trước đây chỉ số USDX bắt đầu ở mức ở mức chuẩn 100 vào tháng 3 năm 1973. Do đó, giá trị hiện tại USDX cho biết phần trăm thay đổi của đồng USD. Một cách cụ thể, vào ngày 9/9/2016, chỉ số USDX đóng cửa ở mức 95,35. Điều này có nghĩa là đồng USD đã mất 4,65% giá trị kể từ năm 1973, khi USDX là 100.

Trong quá khứ USDX có lúc đạt cao nhất mọi thời đại của nó là 163,83 vào ngày 05/3/1985, và mức thấp kỷ lục 71,58 vào tháng 4/2008. Điều đó nó cho biết mức đỉnh cao của chỉ số USDX của đồng USD tăng được 63,83%, và mức đáy của nó là giảm 28,42%.

Để bạn đọc ai cũng có thể hiểu và theo dõi hiệu suất tỷ giá hối đoái của nó ngoài việc phân tích bằng biểu đồ phân tích kỹ thuật, như hình thức phân tích chứng khoán, dầu thô, vàng, trái phiếu,...thì FED còn đưa ra thước đo để tính cho đồng tiền USD qua Foreign Exchange Rates -- H.10, để tính toán rộng hơn cho đồng USD, qua thước đo "Broad Index of the Foreign Exchange Value of the Dollar". Nó chỉ tổng kết hàng năm, nên khác với chỉ số US Dollar Index (USDX, DXY) được tính toàn hàng ngày của thị trường. Xem thêm ở đây: www.federalreserve.gov/releases/h10/weights/default.htm

Về tỷ giá hối đoái đồng Euro so với đồng USD của các nước. Chúng tôi cung cấp đường link về tỷ giá đồng EUR / USD, được lưu lại đầy đủ chi tiết và chính xác nhất về tỷ giá hối đoái của hai đồng bạc là USD và EUR, độc giả muốn nghiên cứu thì xem ở đây trên trang chủ của FED: www.federalreserve.gov/releases/H10/hist/dat00_eu.htm

Ở đây, tôi nhắc lại, để ghi chú chính xác, Cục dự trữ Liên bang -- FED có đưa ra các phương pháp tính cho các loại tiền tệ, chủ yếu là những đồng bạc được giao dịch nhiều nhất về ngoại thương buôn bán với Mỹ, đó là 26 đồng tiền của các quốc gia được FED lựa chọn những đồng chiếm tỷ trọng buôn bán với Mỹ như đồng EUR, RMB (Trung Quốc), Dollar Canada, JPY (Nhật), MXN (Mexico), British Pound (Anh),...

Đối với đồng Yuan của TQ, bạn đọc xem lưu trữ ở đây:
www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/dat00_ch.htm, trong khi đồng yên Nhật (JPY), độc giả xem thêm hiệu suất tỷ giá quá khứ của nó ở đây:
www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/dat00_ja.htm, đặc biệt hai đồng tiền của Anh quốc và Thụy Sĩ là đồng Bảng Anh (GBP), và Franc Thụy Sĩ (CHF). Các đường link lần lượt là: www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/dat00_uk.htm, và www.federalreserve.gov/releases/h10/hist/dat00_sz.htm,...

Thực tế giá trị đồng USD đo ra khá nhiều cách, như tôi hay nói đó là tỷ giá hối đoái, trái phiếu kho bạc của Mỹ và dự trữ ngoại hối của các tổ chức trên thế giới tích trữ bằng đồng USD.

Chẳng hạn nhất là trái phiếu kho bạc Mỹ. Nếu ta thấy rằng một hành động sản lượng cao (năng suất cao), tức là high yield, điều này ta sẽ suy đoán thị trường, giới đầu tư và các tổ chức tài chính không có nhu cầu về đồng USD, tức là họ đang bán trái phiếu kho bạc của Mỹ, thường là kỳ hạn 10-năm, điều này khiến cho đồng USD giảm giá. Ví dụ cụ thể, một động thái sản lượng trái phiếu kho bạc 10-năm của Mỹ từ mức 1,50% tăng lên 3%, ta có thể tính ra rằng đồng USD đang sụp đổ và sẽ giảm giá trị tệ hại của nó.

Hiệu ứng ngược lại, một động thái sản lượng trái phiếu kho bạc 10-năm của Mỹ từ mức 3% giảm xuống còn 1,50% thì ta có thể tính ra rằng đồng USD đang tăng giá rất mạnh. Và ta định nghĩa ngược lại rằng, khi sản lượng trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, thì giới đầu tư dang có nhu cầu cao đối với đồng USD, họ đang mua tài sản Mỹ niêm yết bằng đồng USD qua hình thức trái phiếu kho bạc Mỹ, vì dù lời ít do lãi suất thấp, nhưng tiền có giá, vì chẳng ai có thể trả cho bạn vừa lãi suất cao vừa được tiền có giá trị tăng giá cả.

Trên đây là vài yếu tố mà tôi hay lặp đi lặp lại vì hay nhận được thắc mắc của nhiều người tại VN, có lẽ đúng là cái NHNN VN họ đúng là tinh vi khi "chống đô la hóa", "chống vàng hóa", vì người VN tích trữ hai loại tài sản này chắc rất lớn.

Riêng đối với việc lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước VN hay trấn an về tỷ giá hối đoái đồng USD/VND với cam kết hứa , thì tôi ngần ngại nhấn mạnh vấn đề rất tế nhị và rất nhạy cảm rằng, nếu tiền đồng của Việt Nam (VND) có thể bị mất giá đó là quy luật thị trường, nếu như VN hay bị nạn nhập siêu, chính sách phát triển kinh tế thì in tiền vào kinh tế quá lố, nạn bội chi thâm thủng ngân sách vì chi tiêu bừa bãi hơn nguồn thu từ thuế, mức nợ công tăng cao, dự trữ ngoại hối thấp,...

Cho nên người ta không thể hô hào "giữ ổn định tỷ giá", hoặc hay nói úp mở khi thị trường tài chính biến động, khi nói là không nói không phá giá đồng nội tệ VND, mà chỉ nói là "điều chỉnh tỷ giá", nên tránh lối thông tin mờ ảo này vì không đánh lừa được thị trường vì càng nói như vậy khiến thị trường càng suy đoán ngược, và người ta sẽ nghĩ là tỷ giá đồng nội tệ VND sẽ bị giảm sâu nữa nên sẽ dẫn đến những gì mà tôi muốn gọi là “unintended consequences” (hậu quả ngoài ý muốn), là nạn đầu cơ tích trữ USD, vàng, vì ngay cả nhà bác học Albert Einstein lừng danh nhất thế giới còn phủ nhận rằng: "không ai có thể chống lại đám đông, dù họ là những kẻ ngu".
Nhưng mà ngu hay giỏi đi nữa thì mọi quyết định lại nằm trong tay của đám mờ nhạt, vì họ mới là người quyết định mọi thứ, nếu họ thiếu tin tưởng mà ồ ạt rút tiền ra khỏi ngân hàng vì thiếu tin tưởng giấy bạc VND thì có thể khó nói chuyện gì sẽ xẩy ra,...
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.