Header Ads

Rủi ro lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và hiệu ứng vạ lây cho VN

U.S Government Bond 10Y

Hiện nay sản lượng trái phiếu U.S Government Bond 10Y đã tăng lên trên 3%. Điều đó đe dọa sự tăng giá của chứng khoán Mỹ và nhiều nước, vì mức giá đó của nhiều nước cũng đã tăng lên khá tiêu cực. Hãy nhớ rằng vào tháng 4 năm 2008, thì năng suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10-năm của Mỹ đã tăng lên mức 3,57%, nó tích lũy khủng hoảng tài chính Mỹ, và thường đẩy đồng USD giảm khi sản lượng trái phiếu tăng. Tuy nhiên hiện nay do nhiều đồng tiền đo theo chỉ số USDX nó đã được nuông chiều mức tăng quá mạnh so với đồng USD, dẫn đến đồng USD không giảm mà còn tăng, bởi lẽ nó đang đi ngược lại cũng dễ hiểu là trước đây sản lượng trái phiếu kho bạc Mỹ tăng khi chu kỳ lãi suất Federal Funds Rate được điều chỉnh giảm tột cùng gần số không, tức là mức mức thấp kỷ lục 0,25% vào tháng 12/2008, và nó chấm dứt vào ngày 16/12/2015 khi lần đầu tiên 7-năm FED tăng lãi suất lên mức 0,5% (tăng 0,25%). Bây giờ mức giá cước ấy nó ở đà tăng là 1,75%, và dự kiến sẽ là tăng lãi suất này vào tuần thứ 2 của tháng 6/2018 lên 2%. Dù rằng trong tháng 5/2018 thì FED có tới 2 cuộc họp do Hội đồng FOMC họp kín.
Hiện nay đồng USD đo theo chỉ số USDX đang duy trì ở mức 91,19. Nếu tính từ cho 5 ngày qua thì nó tăng được 1,75%.

Ôi thôi tôi thì giật mình là cái chỉ số USDX tính cho đồng USD thì vào đầu năm 2015 nó ở mức 91, trong khi ấy cái tỷ giá USD/VND khi đó chỉ vào khoảng 1 USD = 21.350 VND thôi. Tuy nhiên người ta cần giật mình là cũng bằng giá trị này của chỉ số USDX bây giờ dao động quanh cái mốc 91 thì đồng tiền VND phải cần tới gần như là 22.770 VND mới mua nổi 1 USD, tức là kể từ đầu năm 2015 cho tới cuối tháng 4/2018 hiện nay thì người ta đang lấy đi 1.420 VND cho 1 USD. Tức là ai bỏ ra 1 tỷ USD cầm giữ tiền VND thì đang trả giá đắt là hao hụt tới con số “ngàn tỷ VND”. Đó là ta loại trừ lãi suất ra. Cái con số trượt giá lắt nhắt đằng sau dấu phẩy ở hàng đơn vị ấy thì rất ít ai chú ý, nhưng nó mà cộng chi phí trả nợ phát sinh thì rất lớn, thí dụ nếu nhà nước VN đang cần trả nợ 10 tỷ USD mà mới có từ đầu năm 2015 cho tới thời điểm tháng 4/2018 mà cộng thêm phí tổn lãi suất nữa thì con số trả lãi không nó không hề ít chút nào. Nhưng nếu phóng vào tài sản toàn dân đang tích trữ bằng đồng nội tệ VND ấy vào quá khứ thì nhà nước VN đang rút tỉa là ăn trộm tiền của người dân con số cực kỳ lớn lao bằng đồng tiền mất giá vì nạn lạm phát in tiền ngầm này.

Điều bất hạn cho VN nếu vay bằng đồng Yuan của TQ mà lui về kỳ hạn 12 tháng qua thì VN đang phải bù đắp 9,20% cho chi phí đồng Yuan của TQ tăng giá so với tiền VND, nếu cộng lãi suất vay 4-4,5% của họ thì có lẽ sẽ phải tăng thuế nhà đất, xe hơi lên mà đắp vào khoản vay nợ đó.

Tôi thường hay lý luận và nhắc lại là trên thế giới có 3 quốc gia neo tỷ giá cố định vào đồng USD, kèm cụm từ "nới biên độ +/-%", nó bao gồm Trung Quốc, Singapore, và Việt Nam. Nhất là đồng bạc Yuan của TQ, và đồng bạc VND của VN để nhắc nhở rằng những chuyên gia kinh tế tài chính VN đừng có mà lý cớ nói do đồng bạc VND của VN đang định giá quá cao so với đồng USD nên cần điều chỉnh giảm giá để hỗ trợ xuất khẩu nhờ tiền nhiều và rẻ để hàng hóa dễ cạnh tranh nhờ bán hàng rẻ. Đó là cái thói quen lý luận bịp bợm của họ.

Vì giảm giá đồng bạc hỗ trợ xuất khẩu mà phí tổn chi phí lợi suất trái phiếu treo ở trên cao thì rất hao mòn tiền bạc, đã thế lãi suất ngắn hạn và chi phí trả nợ do đồng tiền sụt giá thì còn đắt hơn thuế khóa thì đó là nguy kịch cho VN khi đi vay nợ quá nhiều mà đầu tư cho các dự án kinh tế thì quá kém thì nhân đôi rủi ro, và người chịu gánh trả lại là người dân.
Phương Thơ-Morgan Stanley

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.