Header Ads

Trở lại hồ sơ kinh tế CPTPP

CPTPP

Đầu tiên là việc ông Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị không kích Syria, thì ông Trump tung đòn gió thăm dò là Mỹ sẽ quay lại TPP, tức là bây giờ nó biến thể thành CPTPP với nhiều tiêu chí thấp kém. Tôi thì đã nói là thực chất ông Trump thăm dò để chú ý nước nào ủng hộ, phản đối, hay trung lập việc Mỹ không tập Syria.

Tuy nhiên sau việc Mỹ đã không kích Syria rồi thì quả nhiên ông Trump tuyên bố là Mỹ không có ý định quay lại TPP. Đó là nghệ thuật chính trị thăm dò truyền thống mà Mỹ hay ưa dùng “Cây gậy và củ cà rốt”. Bởi vì trong cái TPP này thì Mỹ đã có các hiệp định thương mại song phương của khá nhiều nước rồi. Đó là những nước trong cái TPP, hay sau này nó biến thể thành CPTPP. Đó là nước Peru, Singapore, Australia, Chile (là những nước trong CPTPP). Nếu tính vào đó cái FTAA (viết tắt từ Free Trade Area of the Americas, tức là Khu vực Thương mại tự do châu Mỹ), nó là một đề xuất thỏa thuận tự do thương mại giữa Hoa Kỳ và ba mươi bốn quốc gia ở Bắc, Trung và Nam Mỹ, cũng như các vùng biển Caribbean (trừ Cuba vì xưa kia bị Mỹ cấm vận).

Trong đó Bắc Mỹ bao gồm hai nước Canada, Hoa Kỳ, có sản lượng kinh tế chi phối hầu hết các nước còn lại.

Những nước thuộc Nam Mỹ: Argentina, Bolivia , Brazil, Chile, Columbia, Ecuador, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela. Trong khi những nước thuộc Trung Mỹ: Belize, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama.

Những nước thuộc vùng Caribbean: Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Dominica, Grenada, Guyana, Haiti, Jamaica, Saint Kitts and Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadines, Suriname, Trinidad, Tobago và Cộng hòa Dominica,…thì những hiệp định này nó gần như lấp đầy các nước tham gia CPTPP.

Đối với Nhật, thì hiện nay uy tín của  Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xuống rất thấp và có nguy cơ cái CPTPP vì nếu Shinzo Abe ra đi thì coi như chắc chắn Nhật sẽ trì hoãn tham gia vào cái CPTPP, vì phe phái đối lập họ cũng không mặn mà cho lắm việc Nhật tham gia làm thủ lĩnh CPTPP này khi thiếu Mỹ. Bởi vì hai đại cường về kinh tế lẫn quân sự này là Mỹ-Nhật chủ yếu tham gia vẽ cái khung trong TPP mà không có TQ tham gia, đó là chính trị, nó là cái cớ để Mỹ-Nhật ngăn chặn sự bành trướng lãnh hải ở Biển Đông, cũng như khu vực biển Hoa Đông, biển Nhật Bản. Mục đích để Mỹ cân bằng ngoại thương là chuyển hướng nhập khẩu hàng hóa từ các nước tham gia TPP nhiều hơn để kéo các nước này vào một liên minh để Mỹ dễ đàng đẩy TQ ra xa khỏi vùng tranh chấp biển Đông, biển Hoa đông, và quả nhiên nó có lợi cho VN nhân đôi. Vì khu vực này được ước đoán là rất giàu tiềm năng về dầu mỏ, khí đốt mà chưa thể thăm dò hết vì căng thẳng nhiều bên.

Ta còn nhớ vào ngày 8/3/2018, thì  11 quốc gia TPP khác đã ký  thỏa thuận sửa đổi mà không có Mỹ tham gia, và người ta loại bỏ 20 điều khoản, thì cái CPTPP này nó không còn tiêu chí nào thích hợp với Mỹ cả. Nó chủ yếu là tiêu chí của thương mại cao độ giả tạo, thay vì cần có chính trị vào đó.

Cho nên ta cũng dễ hiểu là sau khi ông Trump tuyên bố ngược lại là ông ta chưa bao giờ thích thú cái CPTPP này. 

Tôi thì hay mỉa mai rằng, trong cái CPTPP này khi Mỹ rút đi thì vẫn ngầm bật đèn xanh cho Nhật lãnh đạo cái CPTPP này, vì nếu Nhật không tham gia vào CPTPP này coi như cái thảo hiệp CPTPP nó không còn bất cứ giá trị nào cả. Vì thứ nhất nếu có Mỹ tham gia vào TPP trước đây thì cái thỏa hiệp thương mại này là to lớn nhất thế giới nếu nó thi hành vì nó sẽ lớn hơn cái Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới hiện tại nó đang lưu hành và đang nhùng nhằng đàm phán lại. Vì trước đó cái Hiệp định Quan hệ đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương – TTIP giữa Mỹ và 28 nước EU đàm phán thất bại (đây mới là hiệp định thương mại to nhất thế giới nếu nó được lưu hành thì cái TPP sẽ rơi xuống hạng 2).

Bây giờ Mỹ rút khỏi TPP, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn bị mất uy tín sẽ gây rủi ro cho cái CPTPP nếu cả Mỹ và Nhật không có trong cái CPTPP thì xem như cái hiệp định thương mại này là cái vỏ trống rỗng. Vì dù sao sản lượng GDP kinh tế của Mỹ cũng đã chiếm tới hơn 30% sản lượng GDP kinh tế thế giới. Trong khi Nhật Bản là gần 8% của GDP thế giới.

Cái chuyện khá ly kỳ nữa là hiện nay căng thẳng thương mại TQ-Mỹ đang gia tăng, và có vẻ như hai nước này chỉ dọa nhau thăm dò, nhất là TQ hay to tiếng, nhưng họ lại không dám trả đũa Mỹ và chỉ nói suông và đi cửa sau là cử Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Zhong Shan sang Mỹ đàm phán để nhượng bộ Mỹ vì năm 2017, Mỹ bị thâm hụt thương mại với TQ tới con số 376 tỷ USD, còn trong 2 tháng đầu tiên của năm 2018 thì Mỹ đang bị thâm hụt thương mại với TQ tới con số 65,3 tỷ USD. Nếu Mỹ giảm thâm hụt thương mại với TQ xuống thì vế bên kia là VN sẽ được gia tăng thương mại với Mỹ nếu có Mỹ tham gia TPP kia.

Cũng trong cái CPTPP này bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam thì Mỹ đang bị thâm hụt thương mại nặng với 5 nước. Đó là Mexico, Canada, Nhật Bản, Malaysia, và Việt Nam. Và Mỹ không bị thâm hụt thương mại với các nước còn lại, thậm chí là đạt thặng dư thương mại với các nước như Úc, Singapore rất lớn. Một cách cụ thể, năm 2017 thì Mỹ bị thâm hụt thương mại nhiều nhất với Mexico tới 71 tỷ USD, thứ 2 là Nhật với 69 tỷ USD, thứ 3 là VN với 38,4 tỷ USD, thứ 4 là Malaysia với 24,6 tỷ USD, thứ 5 là Canada với 17,6 tỷ USD,….

Những nước mà Mỹ đạt thặng dư thương mại thì lại là có trong hiệp định song phương như Peru, Singapore, Australia, Chile. Cụ thể bán buôn thuong mại với Mỹ năm 2017 vừa rồi thì Mỹ đạt thặng dư thương mại với Singapore 10,4 tỷ USD, trong khi với Úc thì Mỹ lời được con số thặng dư thương mại gần 15 tỷ USD,….

Qua vài con số đó nó cho thấy khi Mỹ đứng ở ngoài TPP thì VN mới là quốc gia mất ngủ nhiều nhất, đó là kể từ nay Mỹ sẽ gia tăng nhắm thuế vào hàng hóa của VN, vì họ đã nhìn ra sự thật là kết thân với VN không có lợi và hao tổn quá nhiều công sức.

Chẳng hạn trong việc Mỹ thăm dò cố ý muốn vào TPP trước khi không kích Syria để lấy phiếu ủng hộ Mỹ hoặc trung lập với Mỹ là tránh ủng hộ Nga thì ngay sau khi Mỹ không kích Syria.. Và hậu quả sau đó là TQ nhân cơ hội đó bắt bài là họ sẽ biết Mỹ sẽ không áp lực TQ về biển Đông, và thậm chí tại TQ còn cười mỉa mai họ đã thành công tách được Mỹ, và một số nước EU ra khỏi quỹ đạo ủng hộ VN về biển Đông trước đây. 

Trong cái CPTPP mọi quyết định bây giờ nằm trong tay người Nhật chứ không phải VN. Vì nền kinh tế của VN thì quá nhỏ bé chỉ chiếm chưa tới 0,34% của tổng sản lượng GDP của nền kinh tế thế giới. Đã thế nền kinh tế của VN phụ thuộc vào xuất khẩu nếu so với GDP của họ thì đứng đầu thế giới về xuất khẩu gần như bằng 100% so với GDP. Bởi vì hiện nay Mỹ đang dọa tung đòn nhắm vào hàng hóa của Nhật, và cả Hàn Quốc nữa để khuyến khích các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật rút vốn đầu tư sang các nước thân thiện với Mỹ để hưởng mức thuế thấp. Nhật-Mỹ và cả Hàn Quốc họ cũng đang đàm phán bí mật về chuyện này. Vì thế giới rất rộng lớn như Ấn Độ, Indonesia, các nước lớn ở Nam Mỹ,….như Brasil, chẳng hạn, họ có diện tích rất lớn, dân số rất đông, tiềm năng rất mạnh mà Mỹ đang quay lại đầu tư thì nó có lợi hơn rất nhiều so với cái CPTPP cỏn con kia.

Vì như tôi nói cái CPTPP kia chủ yếu là mục đích chính trị để cô lập TQ, nhưng nó sẽ không cần thiết đối với VN, quốc gia sở hữu vùng biển rộng lớn chiến lược.



(***) Tôi hay nhắc lại là trong phân tích kinh tế học hay phân tích cái gì thì người ta cần phải đọc số liệu và đưa dẫn chứng để thuyết phục mọi người. VN đang trả giá đắt là tài nguyên khai thác gần như cạn kiệt, hàng hóa thì kém phẩm chất hao tổn dù sản xuất nhiều nhưng không có lời, nên hội nhập bên ngoài thất bại toàn diện thì bên trong gia tăng đánh thuế người dân bằng đủ loại sắc thuế để bù đắp cho cái hội nhập quá sâu rộng về kinh tế. Hãy nhớ rằng các nước giàu có ở Bắc Âu hay cả các nước Vùng vịnh giàu sụ như Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Qatar,…. Nhũng nước này cũng không hội nhập sâu rộng về kinh tế, nhưng họ khá giàu mạnh về kinh tế.
Phương Thơ-Morgan Stanley

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.