Header Ads

POW - Chuyển mình tích cực trong năm 2019


TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

  • POW là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 Việt Nam, chỉ sau Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). POW có tổng công suất 4,2 GW, tương đương 10% công suất cả nước. Hơn 70% công suất điện tập trung ở Nam Bộ - khu vực thường xuyên thiếu điện và có nhu cầu tiêu thụ điện tăng bình quân 11%/năm. Lợi thế lớn nhờ vào các nhà máy điện khí đóng ở khu có phụ tải cao nhất cả nước.


TRIỂN VỌNG NGÀNH ĐIỆN

  • Ngành Điện là ngành hoạt động ổn định theo chu kỳ kinh tế, sản lượng điện tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trên 10%/năm. 
  • Nhà máy sản xuất điện tại Việt Nam có 3 nhóm chính: thủy điện, điện than và điện khí. Trong đó giá hợp đồng thủy điện là thấp nhất và điện khí là cao nhất. 
  • Thời tiết được dự báo hỗ trợ tốt cho Ngành Điện: El Nino dự kiến được duy trì trong nửa đầu năm 2019 sẽ kéo theo lượng mưa giảm và thời tiết sẽ nóng hơn => Các nhà máy nhiệt điện sẽ được ưu tiên huy động, nhu cầu điện tăng cao kéo theo khả năng tăng giá bán trên thị trường điện cạnh tranh của các nhà máy điện. 
  • Tốc độ tăng trưởng nguồn điện để đáp ứng nhu cầu điện cho nền kinh tế giai đoạn tới là vô cùng lớn dẫn tới mất cân đối nguồn cung theo vùng miền của hệ thống điện. Điều này sẽ là cơ hội phát triển đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp ngành điện nói chung. 

ĐIỂM NHẤN DOANH NGHIỆP

  • Tình trạng thiếu hụt điện sẽ trở nên nghiêm trọng hơn so với các báo cáo. Theo dự báo của EVN tốc độ tăng trưởng nguồn cung điện dưới 5% cho 2 năm tiếp theo, thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tiêu thụ 10% - 11%/năm. 
  • POW sở hữu 8 nhà máy Điện: 4 nhà máy điện Khí, 3 nhà máy Thủy điện và 1 nhà máy Nhiệt điện Than. Cơ cấu cung ứng sản lượng điện: 64% điện khí, 30% điện than và 6% thủy điện. 
  • PVN đã chuyển giao 2 dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 cho POW vào năm 2017, 2 dự án với tổng công suất là 1500 mW (2x750mW) sẽ tăng tổng công suất của POW lên mức 5,700 mW (+35%). Hai dự án Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. 2 nhà máy dự kiến được đặt tại khu công nghiệp trung tâm của 3 khu vực phụ tải lớn của miền Nam là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa -Vũng Tàu. 

KẾT QUẢ KINH DOANH 

  • Kết quả 9 tháng 2018, PV Power (POW) đạt doanh thu thuần và lãi trước thuế lần lượt 24.784 tỷ đồng và 1.784 tỷ đồng. Lãi ròng 9 tháng thu về 1.652 tỷ đồng trong đó lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ đạt 1.393 tỷ đồng. 
  • Tính riêng trong quý III/2018, doanh thu thuần của POW đạt 6.961 tỷ đồng qua đó thu được 983,3 tỷ đồng lãi gộp. Sau khi trừ các chi phí, POW lãi ròng 147 tỷ đồng, tương đương 12% kết quả 6 tháng đầu năm. 
  • Tổng tài sản của POW tính đến hết tháng 9 đạt 61.401 tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Tài sản ngắn hạn chiếm 29% với 7.175 tỷ đồng tiền và tương đương tiền. Nợ vay tài chính chiếm 24% tổng tài sản với 24.462 tỷ đồng. Ngoài ra, POW cũng tích lũy được 689 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh 101 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển.

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ

  • Tăng trưởng trở lại từ năm 2019. Ước tính LNST năm 2019 của POW tăng 35% YoY, EPS ước đạt 1.118 đồng, tăng 35% YoY. 
  • Chi phí lãi vay dự kiến giảm mạnh khoảng 200 tỷ (25% chi phí lãi vay) trong các năm tới và Chi phí khấu hao sẽ giảm mảnh do Nhà máy Cà Mau 1 và Cà Mau 2 sẽ hết khấu hao vào năm 2020 (tiết kiệm được >1,000 tỷ đồng). 
  • KQKD trong dài hạn được đảm bảo: (1) Nhà máy Cà Mau 1 & 2 được khấu hao toàn bộ trong năm 2019 và 2020, dự kiến giúp POW tiết giảm 700 tỷ VND chi phí khấu hao trong năm 2019; (2)Nguồn cung khí mới: mỏ Phong Lan Đại có thể cung ứng khí từ năm 2019 cho các nhà máy nhiệt điện ở khu vực Nam Bộ, giúp cải thiện sản lượng điện của POW; (3) Hoạt động đại tu:không tiến hành trong năm2019; (4)Giá dầu Brent duy trì ở ngưỡng thấp (60 USD/thùng) tác động đến giá khí đầu vào,giúp tiết giảm giá vốn cho POW; (5) Nhà máy NT3& NT4: giúp công suất của POW tăng thêm 1500 MW bắt đầu từ năm 2022. 
  • Chuyển sàn niêm yết sang HOSE, triển vọng vào rổ VN30: Việc niêm yết trên UpCom đã hạn chế sự tham gia của các NĐT tổ chức. POW đã được HOSE quyết định chấp thuận niêm yết vào ngày 17/12. Hiện giá trị vốn hóa thị trường của POW là 1.42 tỷ USD, đứng thứ 19 trên sàn HOSE, với tỷ lệ free float là 20%, và có thể đủ điều kiện vào VN30 sau 6 tháng niêm yết. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài hiện nay là 14,3% và giới hạn sở hữu nước ngoài của công ty là 49%. 

RỦI RO KINH DOANH

  • Rủi ro nguồn nguyên liệu: Giá các nguồn nguyên liệu chính cho các nhà máy của POW là khí và than đều tăng trong khi nguồn cung trong nước đang thiếu hụt gây trở ngại cho khả năng hoạt động và cạnh tranh trên thị trường bán điện. 
  • Rủi ro xử lý chất thải từ nhà máy Vũng Áng: bể chứa của nhà máy Vũng Áng đã đầy khoảng 80%, khiến POW phải tìm thêm địa điểmới để xử lí tro xỉ của nhà máy Vũng Áng. 
  • Rủi ro tỷ giá: Theo đánh giá của POW, nếu tỷ giá tăng 1% thì doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khoảng 88 tỷ đồng tương ứng khoảng 4% lợi nhuận sau thuế. 

Ý KIẾN ĐẦU TƯ

  • POW là một cổ phiếu tốt cho đầu tư cuối 2018 và tiếp tục là cổ phiếu ưa thích của các NĐT trong TOP chiến lược cho năm 2019. 
  • POW đang giao dịch với PE và EV/EBITDA năm 2019 lần lượt là 12x và 5x. EV/EBITDA của các công ty cùng ngành là 8x do đó EV/EBITDA mục tiêu là 6x cho POW trong năm 2019 tương đương giá mục tiêu 1 năm 18.000 đồng. Do đó, tăng trưởng LN ròng mạnh mẽ trong năm 2019 và chuyển niêm yết trên HOSE sẽ là động lực tăng trưởng trở lại cho giá cổ phiếu. 
  • Ý kiến chuyên viên khuyến nghị MUA cho POW vùng giá 14.000 – 14.500 đồng/CP với giá mục tiêu 18.000 đồng. 

Mọi thông tin phản hồi và đăng ký nhận báo cáo file PDF chi tiết, anh chị để lại contact tại đâyChúc anh, chị sức khỏe & thành công!



Phạm Minh Đức - SSI

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.