Header Ads

Cập nhật giá chứng chỉ quỹ mở SSI-SCA và SSI-BF ngày 04/01/2019

Đầu tư Chứng chỉ quỹ mở

Thế giới: 

Thị trường chứng khoán Mỹ đã có những diễn biến rất tiêu cực trong tháng 12/2018 - tháng tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái năm 1930. Kết quả là, năm 2018 đã trở thành năm kém nhất kể từ năm 2009 khi tổng mức tăng trưởng (total return) của chỉ số S&P 500 là -4,5%. Tương tự, trong viễn cảnh toàn cầu, tất cả các chỉ số của MSCI được đánh giá đều giảm trong năm 2018 so với năm 2017. Liên quan đến danh mục ETF của các quốc gia, bao gồm các thị trường mới nổi và thị trường cận biên, chỉ có 3 quốc gia Qatar, Ả Rập Saudi và New Zealand đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2018. Chúng tôi xin đưa ra một số lý do giải thích cho những diễn biến tiêu cực trong năm 2018 vừa qua như sau: 
  1. Chính sách của Fed: Sau một thời gian rất dài thúc đẩy nền kinh tế bởi chính sách nới lỏng định lượng (Quantitative easing – QE), nền kinh tế Mỹ đã đạt mức tăng trưởng GDP cao và lạm phát thấp. Fed đang hành động bằng cách tăng lãi suất chính sách (với 5 lần vào năm 2018) và cắt giảm việc nắm giữ tài sản đã mua trong thời gian QE trong bảng cân đối kế toán. Hai chính sách này được kết hợp thực hiện, do đó gây ra sự sụt giảm mạnh trên thị trường. Bất kể các chỉ số vĩ mô tốt, tâm lý các nhà đầu tư vẫn còn bất ổn.
  2. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Được phát động bởi Tổng thống Donald Trump, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã leo thang mà không có hồi kết. Kể từ giữa năm 2018, Tổng thống Trump đã tăng thuế trị giá 200 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc trong khi Chủ tịch Tập đã có động thái đáp trả lên 50 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Hai cường quốc đã tạm dừng chiến tranh 90 ngày sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Argentina, sau đó leo thang trở lại khi cảnh sát Canada, dưới sự chỉ đạo của luật sư Hoa Kỳ, đã bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei. Hiện nay câu chuyện vẫn còn đang tiếp diễn.
  3. Đường cong lợi suất đảo chiều: Một lần nữa, đây chỉ là một vấn đề đối với thị trường trái phiếu Mỹ nhưng nó có tác động lan tỏa ra thế giới. Kể từ quý 1 năm nay, chúng tôi nhận thấy rằng đường cong lợi suất trở nên phẳng hơn và vào cuối tháng 11, một số trong số các kỳ hạn đã đảo chiều (ví dụ, sự chênh lệch lãi suất giữa kỳ hạn 5 so với 7 năm chuyển sang màu đỏ) nhưng không phải là toàn bộ các kỳ hạn. Nghịch đảo đường cong lợi suất chỉ là vấn đề đối với nhà giao dịch nhóm tài sản có thu nhập cố định khi nhà giao dịch ưa thích trái phiếu kỳ hạn ngắn hơn trái phiếu kỳ hạn dài. Tuy nhiên, điều này hàm ý nền kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Đường cong lợi suất đảo chiều phản ánh khả năng suy thoái của nền kinh tế khi các công ty thấy lo ngại khi triển khai các dự án đầu tư. Họ không cần vay dài hạn và gây hậu quả lên các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng, với truyền thống vay ngắn hạn để tài trợ cho vay dài hạn sẽ gặp khó khăn lớn bởi vấn đề đảo ngược này.
Việt Nam: 
  • Về kinh tế, Việt Nam đang thể hiện một bức tranh khác trong năm 2018.
  • Kinh tế Việt Nam đạt nhiều kỷ lục trong năm nay bao gồm tăng trưởng GDP cao nhất trong 10 năm là 7,08% n/n, CPI được kiểm soát ở mức 3,54%, tăng trưởng tín dụng 14% (thấp nhất trong 3 năm qua), thặng dư tài khóa, thặng dư thương mại đạt 7,2 tỷ USD (mức kỷ lục trong lịch sử), 19,5 tỷ USD hoàn trả vốn đầu tư, v.v. Nhìn về phía trước, áp lực vẫn còn đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 khi sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế thế giới cuối cùng sẽ tác động đến nền kinh tế với khối lượng giao dịch nước ngoài bằng 200% GDP như Việt Nam.
  • Việt Nam cũng đang đạt đến mức tăng trưởng cao hơn. Để giữ mức tăng trưởng cao hơn và dài hạn hơn, Việt Nam đang cần tăng hệ số năng suất hoặc hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp TFP (total factor productivity). Mặt khác, nhiều nhà kinh tế đang lo ngại nền kinh tế sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.
  • Chính phủ có thể quản lý để đạt mức tăng trưởng GDP trên 7% vào năm 2019. Với điều kiện hiện tại khi lạm phát được kiểm soát, chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách tài khóa mở rộng thông qua các dự án cơ sở hạ tầng lớn là một số chính sách mà chúng tôi mong đợi trong thời gian tới.
  • Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vn-Index điều chỉnh mạnh trong ngày thứ Năm do áp lực bán gia tăng tại các cổ phiếu vốn hóa lớn. Vn-Index và VN30-Index giảm lần lượt 1,52% và 1,97%, về mức 878,22 điểm và 838,79 điểm, Xu hướng tương tự diễn ra trên sàn Hà Nội khi HNX Index mất 2,09% giá trị về mức 100,52 điểm. P/E Vn-Index rơi về mức 15,37 lần, thấp nhất kể từ tháng 9/2017.
Hoạt động của Quỹ trong kỳ:

  • Thị trường chứng khoán Việt Nam chào đón năm mới với các phiên giảm điểm liên tục. Chỉ trong 2 phiên giao dịch mở màn, chỉ số Vn-Index đã mất hơn 14 điểm và lùi về 878,22 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2017.
  • Trong bối cảnh là một đất nước có mức tăng trưởng kinh tế vượt bậc trong năm 2018, dường như thị trường Việt Nam có mức giảm thái quá trước các mối lo ngại từ bên ngoài như chiến tranh thương mại, đồng USD mạnh lên và các ảnh hưởng của nó.
  • Xét trên quan điểm đầu tư cơ bản, chúng tôi cho rằng việc giảm điểm của thị trường thực sự mở ra các cơ hội đầu tư khi giá của nhiều cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt đã ngày càng rẻ hơn và định giá thị trường trở nên hấp dẫn hơn.

CẬP NHẬT HOẠT ĐỘNG QUỸ MỞ
(1) QUỸ SSI-SCA: Giá Trị Tài Sản Ròng Tại Ngày Định Giá 04/01/2019
Giá chứng chỉ quỹ SSI-SCA
Giá chứng chỉ quỹ SSI-SCA

(2) QUỸ SSIBF: Giá Trị Tài Sản Ròng Tại Ngày 04/01/2019
Giá chứng chỉ quỹ SSIBF
Giá chứng chỉ quỹ SSIBF
Nguồn: SSIAM

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.