Header Ads

VHC - Vua Cá Tra nhiều động lực tăng giá trong năm 2019

CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN

CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH HOÀN (HOSE: VHC)

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP 
◾ Nhóm ngành: Chế biến cá Tra cá Basa đông lạnh.
◾ Là doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam về mặt hàng Cá Tra. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mĩ, EU, Trung Quốc,…
SẢN PHẨM CHỦ LỰC 
◾ Cá Fillet đông lạnh chiếm 83% (mặt hàng chủ lực của VHC)
◾ Bột cá, mỡ cá chiếm 7%
◾ Sản phẩm GTGT chiếm 2%
◾ Collagen-gelatin chiếm 6%
◾ Sản phẩm khác chiếm 2%

KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2018 VÀ QUÝ I/2019

Cổ phiếu VHC

Cổ phiếu VHC

◾ Quý I/2019 doanh thu đạt 1.789 tỉ đồng giảm 0.8% so với cùng kì do nhu cầu tại Mĩ và Trung Quốc giảm. Nguyên nhân do lượng hàng tồn của Trung Quốc tại Mĩ vào Trung Quốc vào cuối năm 2018 vẫn còn. Tuy nhiên LNST đạt hơn 307 tỉ đồng cao gấp 3 lần so với cùng kì. Nguyên nhân giá nguyên liệu đầu vào giảm khoảng 7% trong khi giá bán tăng so với cùng kì do VHC nhanh chóng chốt hợp đồng vào quý 4/2018. Do đó biên lợi nhận gộp cải thiện tăng từ 14-24% giúp Vĩnh Hoàn hoàn thành được 18% kế hoạch doanh thu và 24% kế hoạch lợi nhuận năm 2019.


TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP 
◾ Hưởng lợi từ các hiệp định: Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ tháng 1/2019 thuế suất giảm dần về 0% giúp cho VHC cạnh tranh với các nước xuất khẩu trên thế giới. Hiệp định EVFTA kì vọng kí trong hè 2019 - đây là hiệp định giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu. Khi hiệp định này được thực thi trong thời gian đầu, 70% các hàng hóa dịch vụ sẽ được tự do hóa giữa Việt Nam và EU và trong 10 năm tới gần 90% các hàng hóa và dịch vụ sẽ được miễn thuế.
◾ Sản xuất theo chu trình khép kín: Tận dụng toàn bộ phụ phẩm của cá tra trong quá trình chế biến cá fillet do đó tối ưu hóa được lợi nhuận.
◾ Chiến lược tập trung vào sảm phẩm giá trị gia tăng: Nếu như những doanh nghiệp khác tập trung vào chế biến cá Fillet thì VHC đang đẩy mạnh phát triển mảng sản phẩm giá trị gia tăng với biên lợi nhuận cao hơn (22-26%) cao hơn với chế biến cá Fillet đông lạnh (biên lợi nhuận khoảng 18-20%).
◾ VHC đang hoàn thiện chuỗi cung ứng đầu vào: Vĩnh Hoàn đang dẫn đầu Việt Nam về số lượng cũng như diện tích các nông trại được công nhận chuẩn mực quốc tế: 180 ha đạt chuẩn Hội đồng quản lí nuôi trồng thủy sản (ASC); 135 ha đạt chứng nhận về các thực hành tốt nhất trong nuôi trồng thủy sản toàn cầu (BAP) và 155 ha đạt chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Globab Gap). Kì vọng năm 2019 doanh nghiệp tự chủ được 70% nguồn nguyên liệu đầu vào nhờ các vùng nuôi hiện hữu đã phát triển thêm trong năm 2018 (thêm khoảng 100 ha) và vùng nuôi Tân Hưng (220 ha) cho thu hoạch vào cuối tháng 7-8/2019 nâng diện tích nuôi lên 642 ha (đã loại trừ Vạn Đức Tiền Giang). Công suất của tổng các nhà máy từ 1000 tấn nguyên liệu/ngày lên 1100 tấn nguyên liệu/ngày nhờ mở rộng nhà máy Tân Bình.
◾ Tính chu kì: Nhu cầu tiêu thụ quý 2 sẽ bắt đầu tăng. 
◾ Diễn biến tích cực trên thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu chủ lực của VHC là Mĩ, Trung Quốc và thị trường Châu Âu. Tại 3 thị trường này đều có triển vọng khá tích cực.
+ Tại Mĩ: Chiếm đến 68% cơ cấu thị trường của VHC. Chiến tranh thương mại vẫn có nhiều diễn biến phức tạp và Mĩ đang chuyển hướng mua mặt hàng này tại Việt Nam. Cá rô phi nhập khẩu của Trung Quốc đang bị áp thuế 25% tạo cơ hội cho cá Tra Việt Nam. Đồng thời tại thị trường khó tính này VHC được hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá POR ở mức 0% trong khi các doanh nghiệp khác vẫn bị áp mức thuế cao.
+ Tại Châu Âu: Đang bị dịch tả lợn Châu Phi (ASF) do đó tâm lí người tiêu dùng chuyển sang mặt hàng thủy hoặc gia cầm. Đồng thời thời Châu Âu cũng lo ngại thiếu hụt nguồn cung thủy sản do hạn ngạch đánh bắt thủy sản đang giảm dần.
+ Tại Trung Quốc: Dịch lợn ASF trên lợn, thuế nhập khẩu cá tra Fillet đông lạnh giảm từ 12% xuống 7% từ tháng 7/2018, thuế VAT thủy sản nhập khẩu giảm từ 10% còn 9% từ 1/4/2019 và thương mại biên mậu bị siết chặt đang tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu toàn ngành. VHC đang đẩy mạnh bán hàng qua kênh thương mại trực tuyến Alibaba. Cách tiếp cận này của VHC góp phần giảm chi phí quảng cáo và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Nếu như trước đây cá tra của Việt Nam chỉ tiếp cận được các tỉnh phía Nam Trung Quốc thì hiện nay mặt hàng này đã xuất hiện trên nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải,...

RỦI RO ĐẦU TƯ
◾ Đối thủ cạnh tranh như: Ấn Độ, Bangladesh và Indonesia...
◾ Rào cản kĩ thuật nuôi: hiện tại VHC tự chủ hoàn toàn con giống phần thiếu hụt vẫn mua bên ngoài nên chưa kiểm soát được chất lượng đầu vào đảm bảo yêu cầu của thị trường khó tính như Mĩ hay Châu Âu.
◾ Giá của cá tra: Dự báo giá cá tra biến động giảm khoảng 16% trong năm 2019.
◾ Rủi ro tỉ giá: Mặt hàng chủ lực của VHC chủ yếu dùng để xuất khẩu. Lo ngại phá giá đồng nhân dân tệ, tỉ giá USD/VND.

Ý KIẾN ĐẦU TƯ 
Chúng tôi ưa thích cổ phiếu VHC và khuyến nghị MUA cổ phiếu để đầu tư dài hạn với lý do:
◾ VHC là một cổ phiếu đầu ngành với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm trong ngành. Được hưởng lợi từ nhiều hiệp định nên giá bán cao hơn thị trường 10-15% mức trung bình của ngành.
◾ Lợi nhuận bền vững: VHC có hoạt động kinh doanh theo chu kỳ nhưng dữ liệu lịch sử cho thấy công ty đạt ROE trung bình cao ở mức 26% trong 5 năm qua nhờ (i) quy trình nuôi hoàn chỉnh, (ii) tăng tỷ lệ tự cung cấp nguyên liệu thô cần thiết cho chế biến và (iii) danh mục sản phẩm hướng tới các sản phẩm có lợi nhuận cao hơn.
◾ Kỳ vọng giá 96.000 đồng/ cổ phiếu, tương đương ở mức PE là 6.5
◾ Ban lãnh đạo có chiến lược kinh doanh rõ ràng.
◾ Nhu cầu tiêu thụ cao tại Trung Quốc, Mĩ, Châu Âu.


PHÂN TÍCH KĨ THUẬT 
◾ Về trung hạn vẫn đang trong gian đoạn tích lũy quanh vùng giá 84-96
4 phiên gần đây rơi liên tiếp từ cùng giá 96 còn 89 (ngày 5/6), xu hướng dịch chuyển về vùng giá hỗ trợ mạnh 84-86.
◾ Theo dõi và chờ đợi cơ hội mua mạnh tại vùng giá hỗ trợ mạnh 84-86, với kỳ vọng chinh phục ngưỡng kháng cự mục tiêu ngắn hạn 96.
Cổ phiếu VHC

Nguyễn Ngọc Huyền - CTCP Chứng khoán SSI - 0353 899 153

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.