Header Ads

Quỹ đầu tư "Hedge Fund" cơn ác mộng của các quốc gia vay nợ

QUỸ ĐẦU TƯ "HEDGE FUND" CƠN ÁC MỘNG CỦA CÁC QUỐC GIA VAY NỢ (PHÂN TÍCH LẠI THEO YÊU CẦU ĐỘC GIẢ MỚI ƯA TÌM HIỂU VỀ NGHIỆP VỤ ĐẦU CƠ)

Có lẽ các "Hedge Fund", là cơn ác mộng của các thị trường tài chính, chứng khoán và những quốc gia vay nợ, các Hedge Fund sẽ không được chào đón đến những quốc gia có thị trường tài chính suy yếu, hay thị trường chứng khoán đang tăng trưởng mạnh.

Kể từ khi vụ suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2008-2009, tại Mỹ rồi lan rộng ra thế thế giới, thì giới đầu tư bắt đầu chú ý đến quỹ đầu tư "Hedge Fund", chẳng hạn như kiểu quỹ đầu tư Elliott Associates LP, và Elliott International Limited (Paul Singer), mà Argentina bị lâm nạn vào 31/07/2014, khi "mất khả năng thanh toán" đến 1,5 tỷ USD, bao gồm các khoản lãi, cũng như các Hedge Fund khác lại nổi danh với biệt tài vượt bên ngoài tầm kiểm soát của các giới chức am hiểu về tài chính ở trong nước Mỹ cũng như thế giới.
Qũy đầu tư "Hedge Fund" với biệt tài khiến họ có nổi danh của loại hình đầu tư "dã thú" là chuyên đi săn tìm mua giấy nợ trái phiếu với giá rẻ từ loại các doanh nghiệp sắp phá sản hay các chính quyền sắp vỡ nợ đã lỡ vay tỷ USD mà xin giảm nợ chỉ muốn trả có vài chục triệu USD thôi.

Qũy đầu tư đối xung, hay đối trọng có lẽ là cơn ác mộng cho bất cứ quốc gia nào gặp phải các Hedge Fund như vậy, vì họ sẽ kiện cho bằng được để lấy lại nguyên giá của giấy nợ cộng thêm tiền lãi và phí tổn khác. Nên người ta hơi cực đoan quá trớn và gán cho các Hedge Fund này là các "quỹ đầu cơ kền kền", là "chuyên đi ăn xác thối" của con nợ sắp phá sản. Các thị trường chứng khoán suy yếu.

Thưc tế các quỹ đối xung này có những đặc điểm như sau: Cụ thể, số tiền đầu tư của những quỹ đối xung này rất lớn, thường lên đến hàng trăm triệu USD hay cả tỷ USD, nên, chỉ có ai có thật nhiều tiền mới đầu tư vào loại quỹ này. Qũy Hedge Fund này không xác định rõ mục tiêu như quỹ hỗ tương "Mutual Funds", là chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu cho khách hàng (hưởng phí quản lý). Người điều hành quỹ Hedge Fund này họ có thể quyết định đầu tư phần lớn vào cổ phiếu, đồng thời cũng đầu tư vào một ít trái phiếu, rồi nếu tìm thấy bất cứ một cơ hội nào mà họ có thể thấy lời cao thì họ lại bỏ tiền đầu tư vào cơ hội đó, họ sẳn sàng rút tiền khỏi chỗ đang đầu tư cũ, nên gọi đúng hơn là quỹ đầu tư chống rủi ro chứ không nên gọi nó là "quỹ đầu cơ kền kền" là không đúng.
Hiểu đúng hơn là các Hedge Fund dựa vào đầu tư đối trọng giữa cái may và cái rủi. Tức là, khi họ đang đầu tư vào một việc gì thì họ tìm cách đầu tư vào một việc khác để nó giảm rủi ro của việc họ đang làm. Họ đang đầu tư vào đâu thì họ lại mua một đầu tư khác để giảm bớt rủi ro của món đầu tư cũ, thì đó có nghĩa là "Hedge", và dịch là quỹ đối xung, có lẽ thích hợp nhất. Nói vắn tắt là các quỹ đầu tư chống rủi ro "Hedge Fund" này họ đầu tư lẫn đầu cơ là đóng chốt hai đầu khi đầu cơ cái này giảm thì có cái kia tăng nhằm hạn chế rủi ro tối đa.
Cũng giống như cách đầu tư của tỷ phú đầu cơ George Soros là khi đầu cơ thì "không đặt tất cả trứng vào một giỏ" (don't put all your eggs in one basket). Đơn giản, không cần giải thích dài dòng, nếu bạn bỏ hết tiền bạc vào cái ví tiền, nếu chẳng may bạn đánh rơi nó làm mất nó thì chắc chắn bạn sẽ mất hết tiền đó và sẽ khó kiếm lại.

Những người điều hành quỹ Hedge Fund này họ cực kỳ giỏi về luật lệ kinh doanh, họ am hiểu rất sâu rộng về kinh tế, cũng như đầu tư chứng khoán. Khi họ tung đơn kiện ai thì hay chính quyền nào lỡ vay tiền mà đòi xù nợ thì rất khó thắng họ, cho nên các chính quyền đó lỡ vay tiền thì nên giữ kín và thận trọng thương thuyết mà trả nợ khéo, họ cũng không cần quan tâm đến cảnh báo của các tổ chức xếp hạng tín dụng như Standard & Poor’s, Moody's và Fitch Ratings về các doanh nghiệp hay các chính phủ các nước về rủi ro không có khả năng trả nợ.
Chẳng hạn, lấy thí dụ như trường hợp của Venezuela một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, là gần đây nhất khi cả Standard and Poor's, lẫn Moody's, Fitch xuống cấp trái phiếu của quốc gia này ở mức "cực đoan" ở mức CCC (negative - tiêu cực) vì quốc gia này vay nợ ngoại tệ quá mức, mà nguồn thu duy nhất từ dầu khí lại bị sụt giá. Xếp hạng tín dụng của Venezuela khi giá dầu trước kia trên 100 USD/thùng thì duy trì ở mức trung bình yếu là BBB (dấu trừ, tiêu cực), giới đầu tư cho Venezuela vay tiền với lãi tương đối vừa phải bởi khả năng trả nợ của Venezuela không tệ cho lắm nếu giá dầu thô cứ tiếp tục duy trì trên 100 USD/thùng.
Việc các tổ chức xếp hạng tín dụng xuống cấp trái phiếu ngắn và dài hạn của Venezuela khiến lợi trái phiếu của Venezuela trả lãi đắt, giới đầu tư lo sợ Venezuela mất khả năng thanh toán vì giá dầu hạ quá thấp thì lấy đâu ra tiền ra trả nợ nên họ bán tháo trái phiếu của Venezuela khiến cho lợi suất trái phiếu của quốc gia này nó mới tăng. Việc đầu tư vào trái phiếu, khi giá và năng suất của trái phiếu biến động, do đó, thời gian của nó kiếm lời bị tác động. Chẳng hạn năng suất giảm xuống, thời gian kéo dài, khi năng suất tăng lên, thời gian rút ngắn nhưng gặp rủi ro dù được trả tiền lời cao mà mất nợ tiền gốc cũng cao.
Thông thường giới đầu tư lo sợ Venezuela không có khả năng trả nợ nên đòi lãi cao, nhưng họ vẫn sợ mất nợ cả tiền gốc, nên những chủ nợ này rất lo lắng. Giả sử một nhà đầu tư làm chủ 5 ngàn trái phiếu của Venezuela, mỗi trái phiếu trị giá 100 ngàn USD. Như vậy, Venezuela nợ họ tới 500 triệu USD. Những chủ nợ này lo lắng Venezuela sẽ không còn tiền trả nợ nếu tình trạng công nghệ sản xuất dầu hỏa của Venezuela lạc hậu và giá dầu sụt giá dưới 50 USD như hiện nay. Các chủ nợ này liền rao bán là họ có những trái phiếu của Venezuela mỗi cái trị giá 100 ngàn USD nhưng họ chỉ bán với giá chỉ có 70 ngàn USD thôi, và khi tình hình rủi ro quá, họ có thể hạ xuống còn 50 ngàn USD chẳng hạn, với lãi suất công trái 10 năm của Venezuela tuy hấp dẫn tiền lời là 15%.
Đây là cơ hội đặc biệt cho các Hedge Fund đánh cược, họ mặc cả mua những trái phiếu của chính phủ Venezuela phát hành với giá chỉ còn 50 ngàn USD, họ mua cả chục ngàn trái phiếu của Venezuela với giá rẻ mà nhà đầu tư kia bán lại, vì các Hedge Fund vẫn tin rằng tuy Venezuela bị đánh sụt mức tín nhiệm về các khoản nợ, nhưng khả năng trả nợ của Venezuela rất tốt nếu giá dầu thô sẽ tăng trong thời gian không xa, tệ lắm cũng trên 90 USD/thùng chứ không bao giờ giảm dưới mức đó nữa. Đó là sự tính toán rất kỹ, và phân tích dữ kiện kinh tế, các thị trường tài chính, giao dịch hàng hóa, cũng như các thị trường cổ phiếu chứng khoán liên quan đến dầu khí và nền kinh tế Venezuela.
Tuy nhiên, nếu không may Venezuela mất khả năng trả nợ vì kinh tế suy thoái do giá dầu liên tục sụt giảm, trái phiếu của Venezuela thành "junk bond" hay "giấy lộn", hay như trương hợp Argentina bị "vỡ nợ kỹ thuật một phần" khá rắc rối này, thì các Hedge Fund này lỗ nặng là mất trắng hết tiền, dù có kiện cáo thì cũng không đòi được tiền, vì khi con nợ tuyên bố phá sản hoàn toàn, bị đuổi khỏi thị trường tài chính thì còn kiện ai nữa.
Thực tế các Hedge Fund sẽ giàu lên rất nhanh nếu kinh tế Venezuela bật dậy và tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới nhờ khả năng cải thiện hạ tầng cơ sở sản xuất dầu hỏa hay giá dầu tăng vọt khi Venezuela thanh toán được nợ, và các Hedge Fund lấy được cả vốn gốc lẫn lãi mỗi trái phiếu trị giá 100 ngàn USD, tức là họ lời gấp đôi, chưa tính tiền lãi.
Một thí dụ khác cho sự đánh cược đầu tư thành công của các Hedge Fund, một thí dụ cụ thể đơn giản. Chẳng hạn, trong 30 đại công công ty nổi tiếng nhất nước Mỹ của chỉ số Dow Jones, tổ hợp chế tạo xe hơi General Motors Company (NYSE: GM), sau một thế kỷ làm thống lĩnh ngành công nghiệp xe hơi thế giới, ngày 30/4/2009, General Motors tuyên bố vỡ nợ khi tài sản chỉ còn hơn 82 tỷ USD mà nợ tới gần 173 tỷ USD và không thể thanh toán cho giới đầu tư. General Motors bị loại khỏi sàn Dow Jones và thay thế bằng Cisco Systems Inc (Dow Jones, NASDAQ: CSCO), là hãng công nghệ tin học điện tử thông tin tại vùng Thung lũng Silicon ở miền Bắc California.
Tháng 11/2010, GM làm "mới cổ phiếu" bằng việc chào sàn hay IPO khi bán 478 triệu cổ phần giá 33 USD, thu được 15,8 tỷ USD, trước đó trong những ngày đầu hoảng loạn, nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phần và trái phiếu của GM với giá hời chỉ bằng 1/2 giá trị thật, tất nhiên sau này GM thoát nạn và trả tiền sòng phẳng cho chủ đầu tư, tất nhiên chủ đầu tư hay chủ nợ đó lại không phải giới đầu tư trước đây, mà lại là các Hedge Fund sở hữu.
Lẽ tất nhiên, những người bỏ tiền đầu tư vào những qũy Hedge Fund này hoàn toàn tin tưởng nơi những người quản lý của các quỹ đó và họ thường đặt những số tiền cả trăm triệu hay cả tỷ USD vào quỹ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính và tín dụng tại Mỹ năm 2008-2009 có rất nhiều Hedge Fund lỗ rất nặng vì đánh cá lầm khi rất nhiều cổ phiếu, trái phiếu mà họ mua vào biến thành "giấy lộn", bởi sự phá sản hàng loạt ngân hàng tại Mỹ cũng như một số con nợ là quốc gia có những món nợ công không trả được nợ mà các quỹ Hedge Fund đã lỡ mua hay cho vay bạc tỷ USD nhưng chỉ đòi được bạc triệu USD nhờ tiền lãi cao, còn tiền nợ gốc họ buộc phải thương thảo để xóa nợ có khi là đến 90%, và thời gian trả lại rất lâu.
Năm 2008 - 2009 tổng số tiền đầu tư vào những quỹ Hedge Fund này lên tới khoảng 2.700 tỷ USD, bây giờ giảm xuống chỉ còn vào khoảng 2.000 tỷ USD. Thực tế là cái tên Hedge Fund nguyên thủy của nó mang ý nghĩa là đầu tư làm sao để tránh bớt rủi ro, các Hedge Fund này "không đặt tất cả trứng vào một giỏ" (don't put all your eggs in one basket). Chẳng hạn, họ đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu đồng thời đầu tư luôn cả vào nhiều chứng khoán, hay các loại tài sản khác như dầu thô, vàng,... để phòng hờ cổ phiếu xuống thì có những thứ khác như vàng hay USD,...tăng giá để vớt vát lại, nhằm giảm thiểu rủi ro, nên loại qũy Hedge Fund này mới có tên là quỹ đầu tư đối xung và bị gán cho cái tên là "quỹ kền kền" là hơi cực đoan.

Bây giờ tên gọi Hedge Fund này không còn mang nghĩa đó nữa, mà những qũy này chỉ đi tìm những cơ hội thật lớn để kiếm lời thật cũng thật lớn mà họ cũng không quan tâm đến chuyện mong kiếm lời thật nhiều thì cũng có thể gặp rủi ro lớn và mất tiền nhiều như trước kia nữa. Hiện nay, giao dịch dầu thô thì các Hedge Fund này đánh cá rất lớn, họ có xu hướng đánh cá giá tăng chứ không giảm, nên giá dầu hạ vừa rồi các Hedge Fund này tại Mỹ lỗ lớn khoảng 27 tỷ USD về dầu thô, nhưng họ cũng lời lớn về chứng khoán,...
Tôi không chịu trách nhiệm đăng lại nội dung này, và không chịu trách nhiệm khi ai tập tành đầu tư mạo hiểm. Thực tế trong quá khứ Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ (US Securities and Exchange Commission -- SEC) phạt tôi 2 lần, tổng cộng 2,7 triệu USD, về tội thao túng giá chứng khoán và hành vi đầu cơ quá trớn về bong bóng tài chính khi ấy tôi làm ở các quỹ đầu cơ Hedge Fund này có lẽ là chiếm thời gian dài nhất trong nghề, và bị nhiều tai tiếng hơn là nổi tiếng, ngoài ra còn bị ECB đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt, cấm các tay phân tích rủi ro tài chính của các quỹ đầu cơ Hedge Fund từ Mỹ đến Brussels (Bruxelle), khi Âu châu đang khủng hoảng nợ nần.

QUỸ ĐẦU TƯ "HEDGE FUND" CƠN ÁC MỘNG CỦA CÁC QUỐC GIA VAY NỢ

(*) Xem hình, ngày 21/10/2015, giá cổ phiếu của GM 35,72 USD. Trước đấy vào tháng 11/2010, GM làm "mới cổ phiếu" bằng việc chào sàn hay IPO khi bán 478 triệu cổ phần giá 33 USD, thu được 15,8 tỷ USD, cũng trước đó trong những ngày đầu hoảng loạn, nhiều nhà đầu tư bán tháo cổ phần và trái phiếu của GM với giá hời chỉ bằng 1/2 giá trị thật. Trong cuối tháng 12/2010, giá cổ phiếu của GM tăng đến 39 USD, giá đỉnh cao tăng đến 41 USD vào cuối tháng 12/2013, thì các Hedge Fund này lời lãi gấp bội. Giá cổ phiếu của General Motors Company (NYSE: GM) hiện nay còn 30,25 USD, tất nhiên các quỹ đầu cơ này đã bán cổ phần đi cho các chủ đầu tư khác.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.