Header Ads

Đừng thiếu kinh nghiệm mà cứ nghĩ là tiền nhiều và rẻ sẽ có lợi, dễ cạnh tranh nhờ hàng hóa bán rẻ


Trước đây hai ngân hàng đầu tư của Mỹ Goldman Sachs, và Morgan Stanley từng tư vấn phân tích khuyến cáo các nước Nam Mỹ và cả cái khối BRICS về trả giá cho đồng bạc mất giá, nhất là xứ Brazil dẫn đầu đả kích hai ngân hàng này, và việc Goldman Sachs, và Morgan Stanley buộc phải cắt các khoản cho vay và đầu tư để bảo toàn vốn, khối này tưởng khôn khi Ngân hàng phát triển mới (NDB), trước đây gọi là Ngân hàng Phát triển BRICS (Brazil , Nga , Ấn Độ , Trung Quốc và Nam Phi) do TQ lập ra, tung tiền cho vay bằng hai ngoại tệ là đồng RMB, Real, thì lãnh đòn tỷ giá hối đoái.
Như tôi đã phân tích về các tờ giấy nợ đang lưu hành trên thị trường, đó là trong các tham khảo phân tích các các ngân hàng thành viên, đó là những ngân hàng lớn nhất trong thị giao dịch thị trường ngoại hối, và tư vấn hay cho vay nợ nó bao gồm, các đại gia ngân hàng và các tập đoàn tài chính chi phối hầu hết các tờ giấy nợ trên thế giới.
Cụ Thể: Citigroup (NYSE: C); Deutsche Bank yết giá tại Frankfurt của chỉ số chứng khoán DAX (FWB: DBK); Barclays Plc (FTSE 100 mã chứng khoán BARC, London); PMorgan Chase (NYSE, Dow Jones: JPM); UBS Group AG (VTX: UBSG); Bank of America (NYSE: BAC); HSBC (LON: HSBA); BNP Paribas SA (EPA: BNP); Goldman Sachs (Dow Jones, NYSE: GS); Royal Bank of Scotland (LON: RBS), Lloyds Bank (FTSE 100, mã chứng khoán RBS: LN); Société Générale (EPA: GLE); Standard Chartered (LON: STAN); Morgan Stanley (NYSE: MS); và ngân hàng Thụy Sĩ Credit Suisse (VTX: CSGN), các ngân hàng Nhật, niêm yết trên Chỉ số Nikkei 225, nó bao gồm: Aozora Bank; Bank of Yokohama; Chiba Bank; Sumitomo Mitsui Trust Holdings; Fukuoka Financial Group; Mitsubishi UFJ Financial Group; Mizuho Financial Group; Shinsei Bank; Shizuoka Bank,.. đây là những ngân hàng cho các chính phủ, doanh nghiệp các nước vay tiền rất lớn.
Dẫn đầu các khoản vay nợ, tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2008 - 2009 khi đồng USD còn rẻ nó chiếm đến 42,7%, kế đến là đồng EUR ước lượng khoảng 21,6%, yên Nhật (JPY) ước lượng khoảng 17,4%, phần còn lại là các đồng tiền khác. Tổng cộng gần 9.327 tỷ $ tiền nợ (bao gồm 3 đồng tiền kể trên), không tính các khoản nợ nước ngoài của Mỹ. Nó tương ứng mức vay nợ 9.327 tỷ $ trong tổng số 73.200 tỷ $ của toàn cầu năm 2015 (con số 73,2 nghìn tỷ $, đó là của tổng sản lượng GDP toàn cầu của 188 tham gia sản xuất để tạo ra năm 2015, tức làTổng sản phẩm GDP quốc nội của mỗi nước cộng lại cho năm 2015). Đây là con số vay nợ vĩ đại nhất trong lịch sử các nền kinh tế gọi là tiền nhiều và rẻ lãi suất hạ để cho các nước khác vay tiền, tăng đầu tư,...
Vì kích thước vĩ đại nợ lần quá lớn bằng đồng USD khi tiền Mỹ còn rẻ trước đây, dưới thời giáo sư Ben Bernanke làm Chủ tịch FED, Ben Bernanke đã tung ra biên pháp bất thường là chính sách "nới lỏng định lượng" (Quantitative Easing - QE). Cụ thể: QE1, QE2, QE3, với khẩu hiệu "Call it QE-Indefinitely" (gọi nó là QE-vô hạn định), khiến tiền Mỹ nhiều và rẻ. Thậm chí là trước cả gói QE1 thi hành vào tháng 12 năm 2008 - tháng 6 năm 2010, đồng USD trượt giá nặng nề nhất trong lịch sử đồng USD Mỹ khi vào năm 1973, người ta mới lập ra một chỉ số đồng USD, gọi là US Dollar Index (DXY), theo đó đồng USD được định giá qua một rổ tiền gồm sáu loại ngoại tệ chính, tính theo lối "trung bình gia trọng" của các ngoại tệ trong rổ tiền là đồng Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF) rơi xuống mức 71,24 vào tháng Ba năm 2008. Điều đó có nghĩa là đồng USD mất giá đến gần 29% so với 6 đồng tiền kể trên.
Bây giờ đồng USD đã phục hồi và tăng lại 24,4% so với 6 đồng bạc kể trên, nếu ta chốt DXY ở mức 95,64, thực tế có lúc đồng USD hồi phục hơn 100% giá trị của nó, và đẩy giá dầu và vàng sụt xuống mức đáy như đã thấy. Chính vì đó các thị trường dù sợ hãi đồng JPY tăng giá hay Bảng Anh (GBP), EUR sụt giá vì hiện tượng "Brexit", nhưng chuyện đâu sẽ lại vào đấy, đó là thị trường tài chính vẫn tiếp tục chờ ngóng động thái FED tăng lãi suất, khiến đồng USD có thể tăng giá ở mức trung bình 98 điểm của chỉ số DXY thì con nợ vay tiền bằng đồng USD trả lãi rất nặng.
Đối với VN, cả doanh nghiệp lẫn chính phủ quốc gia đi vay bằng đồng Yên, và hoán đổi ra đồng USD để đầu tư, kể cả hình thức nhập khẩu dầu thô, và các khí cụ đầu tư neo vào tỷ giá đồng USD, trước đấy nhiều doanh nghiệp VN lỗ nặng nề rồi chứ không phải bây giờ mới lỗ. Bây giờ cả đồng USD và JPY đều tăng giá mạnh thì khốn đốn, nếu không may các khoản nợ vay này đáo hạn, đi vay kỳ hạn 1 năm khi ở mức 124 JPY / $, thì nay phải trả 102,52 JPY mua được 1 $ thì lỗ lã nặng nề, không hẳn là đồng USD yếu so với đồng JPY, mà là đồng tiền VND yếu.

Về hồ sơ phân tích kinh tế khá chuyên môn mà ít ai chú ý khi hay lý luận thiếu kinh nghiệm là họ chỉ nghĩ là đồng tiền phá giá, hoặc mất giá sẽ tốt cho xuất khẩu nhờ bán hàng rẻ. Đây là lý luận cực kỳ nguy hiểm và thiếu kinh nghiệm mà các nhà phân tích kinh tế không chỉ tại VN mà cả một số nước đang lâm nạn như Malaysia, Brazil, và cả VN nữa, vì đồng tiền mất giá chẳng hạn.
Lý do khi một quốc gia đã co mức lợi tức thu nhập trung bình cao rồi mà đang lãnh đòn lạm phát cao, lãi suất cao, mức nợ cao thì việc đồng tiền mất giá hay cố ý phá giá để trợ giá cho xuất khẩu thì càng dễ chết. Thí dụ như trường hợp Malaysia, Brazil suy thoái kinh tế và GDP giảm sút, đơn vị tiền tệ của Malaysia, Brazil giảm giá kỷ lục, nếu đồng Ringgit, hay đồng Real giảm giá bao nhiêu thì giá tài sản của dân chúng niêm yết bằng những đồng tiền này giảm bấy nhiêu.
Mẫu chốt ở đây mới là quan trọng, đó là chi phí lãi vay, trả nợ, trả lương cho nhân công với mức lương thu nhập khá mà bán hàng với giá rẻ nhờ đồng bạc mất giá, nếu càng kéo dài thì tới ngày tổng kết thành tích thu vét được bao nhiêu ngoại tệ thì giật mình là lời được 1 đồng thì trả lãi 2 đồng, dự trữ ngoại tệ không tăng mà còn giảm, sức tiêu dùng nội địa bị đánh sụt, khi xuất khẩu yếu đi vì lý do nào đó như các nền kinh tế lớn gặp khó khăn, hậu quả dễ thấy kéo sập nền kinh tế đi xuống.
Cụ thể dễ thấy, trong năm ngoái đồng Ringgit dẫn đầu danh sách sụt giá so với đồng USD, khi nó giảm đến gần 25%, đồng Real của Brazil có lúc sụt tới 64% so với đồng USD, vậy mà xuất khẩu đâu không thấy mà chỉ thấy GDP sút giảm. Cụ thể trong năm 2014, Tổng sản phẩm quốc nội -- GDP của Malaysia đạt được 338,10 tỷ $, thì sang năm 2015 thì rơi xuống còn 296,22 tỷ $, tức là giảm đi gần 42 tỷ $.
Đối với Brazil, quốc gia này còn tồi tệ hơn, mức suy giảm GDP rơi rất nhanh, đẩy dân số nước này từ với 38% - 45% từ mức sống khá tích lũy được nhiều năm thì nay rơi vào mức sống dưới tuyến nghèo khó. Cụ thể GDP năm 2014 của Brazil là 2.416,64 tỷ $, thì qua năm 2015 chỉ còn 1,772,59 tỷ $, tức là giảm đến 644 tỷ $, gấp 3 lần rưỡi mức giảm của GDP VN cộng lại cho năm 2015. Đã thế quốc gia này đang có món nợ công tiến gần 70% so với GDP, mức nợ nước ngoài lên đến 334 tỷ $, đó là giảm 7 tỷ $, do Brazil vừa gom ngân quỹ ra trả nợ 7 tỷ $, cộng thêm 14 tỷ $ các khoản lãi đáo hạn nữa.
Một khía cạnh nữa, là lãi suất tại Brazil thì bốc lên mây, cụ thể là mức lãi suất do ngân hàng trung ương Brazil, gọi là Banco Central do Brasil (BACEN) ấn định thì chỉ tính từi ngày 21/1/2015, đến ngày 30/7/2015 -- BACEN đã 4 lần tăng lãi suất từ mức 12,25% tăng lên 14,25% (lãi suất tính trung bình mà các ngân hàng thương mại cho vay ra thì lên tới 70,83%), thử hỏi với mức lãi suất này dù đồng tiền Real của Brazil có mất giá hoặc phá 100% để bán hàng rẻ cạnh tranh bất chính thì làm gì có lời được.
Qua đó kết luận của tôi là, đừng thiếu kinh nghiệm mà cứ nghĩ là tiền nhiều và rẻ sẽ có lợi, dễ cạnh tranh nhờ hàng hóa bán rẻ. Đó là mớ lý thuyết đã lạc hậu không còn bất cứ giá trị nào trong nền kinh tế thị trường tư bản cả, nó áp dụng tùy hoàn cảnh phân tích nền kinh tế từng nước.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.