Header Ads

ĐỒNG BẠC NÀO TRƯỢT GIÁ NẶNG NHẤT TRONG KHỐI CÁC NƯỚC KHỐI THÀNH VIÊN ASEAN GỒM 10 QUỐC GIA

ĐỒNG BẠC NÀO TRƯỢT GIÁ NẶNG NHẤT TRONG KHỐI CÁC NƯỚC KHỐI THÀNH VIÊN ASEAN GỒM 10 QUỐC GIA
Tỷ giá US Dollar / Burmese Kyat (MMK) sẽ là đồng bạc sẽ có giá trị trong tương lai gần kể từ dâu mốc năm 2012 khi Myanmar bắt đầu thả neo từ từ đồng bạc của họ.

ĐỒNG BẠC NÀO TRƯỢT GIÁ NẶNG NHẤT TRONG KHỐI CÁC NƯỚC KHỐI THÀNH VIÊN ASEAN GỒM 10 QUỐC GIA

Đầu tiên tôi nhắc lại là điều tồi tệ ở VN, các chuyên gia kinh tế họ không đủ nghiệp vụ tuyên truyền vì chuyên gia kinh tế thiếu kinh nghiệm trong phân tích bối cảnh rộng về hồ sơ các nền kinh tế, các thị trường tài chính, hay thị trường trái phiếu, cổ phiếu các nước để tuyên truyền nâng cao vị thế của đồng bạc VN, khi quanh năm họ cứ neo vào tỷ giá đồng USD mà ít phân tích các nền kinh tế các nước xung quanh về tỷ giá hối đoái của họ. Các chuyên gia kinh tế hay các tờ báo VN chỉ đi rình rập chép lại các bài báo của Mỹ phân tích lại thay vì họ tự đi phân tích lấy, hoặc họ quá kém trong nghiệp vụ phân tích tài chính quốc tế để tuyên truyền tỷ giá đồng nội tệ của họ.
Một thực tế mỉa mai thật phũ phàng, các nhà kinh tế ở VN thường không biết phân tích các thị trường chứng khoán, thị trường tài chính tiền tệ, và trái phiếu. Họ chỉ biết phân tích vĩ mô nền kinh của một nước nào đó, thí dụ như Mỹ, có lẽ họ hay đọc báo Mỹ như New York Times, Bloomberg, CNNMoney,...vì các tờ báo này hay phân tích nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, EU,...và ít phân tích các nền kinh tế khác nên họ dễ "ăn trộm số liệu" và phân tích so sánh nền kinh tế VN với Mỹ và các nước đó. Nhất là hay so sánh tỷ giá USD / VND, USD / EUR,...thay vì nên đi so sánh tỷ giá các nước có đồng bạc gần VN hơn. Chẳng hạn các nước trong khối ASEAN để thuyết phục dân chúng và thị trường nước họ.
Trở về hồ sơ đồng bạc những nước nào trượt giá tồi tệ nhất trong 10 nước ASEAN? Thật may mắn, nếu xét trong một năm qua thì đồng bạc VND của VN không nằm cuối bảng. Nếu VN biết tuyên truyền như vậy thì không đến nỗi tệ để dân chúng hắt hủi đồng nội tệ VND như vậy. Phân tích kinh tế hay phân tích dữ kiện khác cần có dữ liệu rõ ràng.
Trong danh sách 10 nước ASEAN này thì đồng bạc của Myanmar có ký hiệu là MMK trượt giá nặng nề nhất khi giảm đến 26,97% trong gần 1 năm qua. Hiện nay 1 USD đổi được 1.305 MMK. Đồng MMK tăng giá mạnh nhất là trong tháng 10/2012, khi chỉ cần 847,95 MMK là đổi ra 1 USD. Tuy nhiên, đó không phải là đồng MMK mất giá, mà do chính quyền Myanmar thả nổi tỷ giá để cho đồng MMK về sát giá thật của nó khi xứ này hội nhập quốc tế, việc phá giá đồng MMK là điều tốt để hỗ trợ kinh tế xứ này cũng như giảm chí phí neo giá cố định vào đồng USD rất tốn kém vì cần phải có khối dự trữ ngoại tệ lớn, và Myanmar cũng ít nợ nần quốc tế bằng đồng USD nên thả nổi đồng bạc cũng khộng bị thiệt thòi cho họ mà còn có lợi nhiều thứ. Đối với VN nếu mà thả nổi đồng bạc VND thì vỡ nợ tan tành trước tiên nếu đồng bạc VND bị trượt giá 20% thì trả nợ bằng đồng USD còn lớn hơn Hy Lạp.
Xếp thứ 2 là đồng bạc của Malaysia có ký hiệu là MYR hay đọc là đồng Ringgit, có lẽ đây mới là đồng tiền trượt giá chính thức tệ nhất theo nền kinh tế bất ổn nhất. Trong 1 năm qua đồng MYR đã giảm đi 23,10% giá trị của nó. Đồng MYR bị trượt giá tồi tệ nhất vào cuối tháng 09/2015 khi giảm đến 4,4570 MYR mới đổi ra được 1 USD. Hiện nay còn 4,29 MYR thì đổi ra được 1 USD.
Thứ 3 là đồng Baht (THB) của Thailand, trong một năm qua đồng THB đã giảm đi đến 9,75% giá trị của nó bởi bất ổn chính trị và phe tướng lĩnh bất tài trong điều hành kinh tế, khi đã đưa quốc gia này lệ thuộc vào thị trường TQ, thật không may, nền kinh tế TQ suy, kéo Thailand đi theo. Thailand đã mất thị trường truyền thống vào Mỹ, Đức, Nhật,...khi chuyển hướng vào TQ. Đồng THB trong cuối tháng 12/2014, khi chỉ có 32,610 THB đổi ra được 1 USD thì nay phải mất tới 36,042 THB mới đổi được 1 USD.
Thứ 4 là đồng Rupiah có ký hiệu là IDR, hiên nay phải đến 13.631,40 IDR mới đổi được 1 USD. Vào cuối tháng 12 năm ngoái, khi chỉ cần 12.378 IDR là đổi ra được 1 USD. Đồng Rupiah bị trượt giá nặng nề khi món nợ công của Indonesia tăng mạnh, khi cơ quan thẩm định trái phiếu S & P và cũng là cơ quan nắm giữ trái phiếu của Indonesia phát hành mà giới đầu tư cho vay, nó báo gồm Morgan Stanley (MS: NYSE), Bank of America (NYSE: BAC), Deutsche Bank yết giá tại Frankfurt của chỉ số chứng khoán DAX (FWB: DBK), tại New York mã chứng khoán của Deutsche Bank (NYSE: DB), Société Générale (Pháp). S & P hai lần hạ thấp các tờ giấy nợ do Indonesia phát hành từ cấp BBB- xuống cấp BB+ (tiêu cực), khiến lợi suất trái phiếu của Indonesia vọt lên trời, đồng nội tệ Rupiah trượt giá nặng, và trong động thái mới S & P đã nâng cấp trái phiếu của Indonesia lên mức BB+ (tích cực).
Xếp thứ 5 là đồng bạc Việt Nam có ký hiệu là VND, trong một năm qua, đồng tiền quốc gia có mức tăng trưởng GDP cao nhất khối ASEAN, đồng bạc VND đã mất giá đến 7,11%. Tuy nhiên xét về hiệu suất trượt giá thì đồng nội tệ VND dẫn đầu danh sách, khi đồng bạc này trượt giá thì không bao giờ tăng lại. Chẳng hạn vào tháng 03/2008, thì đồng bạc VND có giá là 15.570 VND thì đổi được 1 USD, tuy nhiên tính đến nay, giao dịch trên thị trường chính thức tại New York, đồng bạc VND đã giảm giá trị của nó và phải đến 22.517 VND mới đổi ra được 1 USD, tất nhiên đây là giá tham chiếu nên giá sẽ thấp hơn giá thị trường tại VN, bởi giá thực tế tại thị trường VN có lúc lên đến 22.700 VND = 1 USD.
Thực tế, đồng nội tệ VND chỉ bị phá giá nặng nề vào trong tháng 08/2015 khi TQ phá giá đồng CNY của họ. Tỷ giá hối đoái USD / VND duy trì ở mức 21.796 VND = 1 USD trong tháng 05/2015 và giữ được 21.822 VND đến hết ngày 11/08/2015, nhưng kể từ đó TQ phá giá đồng bạc của họ 3 lần liền, khiến đồng bạc của VND trượt giá từ đó. Điều khôi hài là VN đi vay và trả lãi bằng đồng USD nhưng lại bị tác động từ TQ. Đó là một sự mỉa mai thiếu kinh nghiệm trong sự tính toán tỷ giá hối đoái sao cho có lời. Vì khi phá giá đồng bạc như vậy VN đã phải trả giá đắt khi vốn hóa thị trường chứng khoán bốc hơi nhiều tỷ USD và gánh nợ công tăng lên gặp lúc nhiều khoản nợ sắp đáo hạn bằng đồng USD tới gần.
Xếp thứ 6 là đồng bạc Dollar Brunei có ký hiệu là BND, giá trị đồng bạc này giảm theo giá dầu, trong 1 năm qua đồng bạc BND đã giảm đi 6,45%. Vào tháng 07/2011, đồng bạc Dollar Brunei bị trượt giá nặng nề khi phải đến 1,20 BND là đổi ra được 1 USD. Hiện nay 1,41 Brunei Dollar đổi được 1 USD.
Xếp thứ 8 là đồng Peso của Philippines, khi đồng bạc này trượt giá 5,65% trong 1 năm qua.
Xếp thứ 9 là đồng nội tệ của Lào có ký hiệu là (LAK) chỉ trượt giá khoảng 0,98%, tức là chưa tới 1% so với đồng USD theo tỷ giá USD / LAK.
Xếp thứ 10 là đồng nội tệ của Cambodia có ký hiệu là (KHR) giữ được ngôi đầu bảng khi trong xuyên suốt một năm qua chỉ bị trượt giá 0,22% so với đồng USD theo tỷ giá USD / KHR.
Tỷ giá US Dollar / Burmese Kyat (MMK) sẽ là đồng bạc sẽ có giá trị trong tương lai gần kể từ dâu mốc năm 2012 khi Myanmar bắt đầu thả neo từ từ đồng bạc của họ. Việc Myanmar thả nổi giá trị đồng MMK không là vấn đề bận tâm, bởi quốc gia này nợ ít, nên tác động không là bao nhiêu, và sẽ có lợi trước mắt hay về dài cho xứ này sẽ vượt mặt VN không bao xa. Hiện nay 1 USD đổi được 1.305 MMK (Xem hình).

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.