Header Ads

THẬN TRỌNG SO SÁNH NỢ CÔNG CỦA NHẬT BẢN VỚI VIỆT NAM!

THẬN TRỌNG SO SÁNH NỢ CÔNG CỦA NHẬT BẢN VỚI VIỆT NAM!

THẬN TRỌNG SO SÁNH NỢ CÔNG CỦA NHẬT BẢN VỚI VIỆT NAM!

Nhật Bản là nước phát triển có tỷ lệ cao nhất tính trên nợ theo phần trăm GDP trong 2014 là 233%, và đến gần hết năm 2015 là 285% trên GDP. Đây không phải là vấn đề mới, hãy thận trọng khi đánh giá nợ công của mỗi nước. Các khoản nợ của Nhật đều được yết giá bằng đồng yên Nhật (JPY). Điều đó có nghĩa "nước Nhật" chỉ nợ "Nhật Bản", nôm na là Ngân hàng Trung ương Nhật, tức Bank of Japan (BoJ) nợ chính họ. Hay ta định nghĩa là "nợ của nhân dân". Nói trắng ra là chủ nợ chính là con nợ, tức là chủ nhà in giấy bạc là đồng yên (JPY) chính là BoJ chứ không phải là nợ ngoại quốc, hay ngân hàng trung ương nước ngoài in giấy bạc ra để BoJ vay tiền.
Từ phân tích khó hiểu trên ta đi đến kết luận, Nhật Bản không phải bị nguy cơ vỡ nợ như thiên hạ nghĩ, đó là bởi vì hầu hết các khoản nợ của Nhật được tài trợ bởi công dân của Nhật, nên Nhật không bị áp trả lãi suất cao khi phát hành nợ. Để thấy rõ việc này, ta thấy, trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ thường được gọi tắt là trái phiếu chủ quyền của Nhật phát hành với lợi suất theo yêu cầu của các nhà đầu tư để chính phủ Nhật vay vốn nó phản ánh kỳ vọng lạm phát và khả năng các khoản nợ sẽ được hoàn trả ở mức cực thấp rất an toàn là 0,34%.
Thứ nữa, dù BoJ in bạc bơn tiền hạ lãi suất rất thấp làm đồng JPY sụt giá mà vẫn gây hiệu ứng lạm phát tăng lên. Hiện nay lãi suất chính thức của BoJ là lãi suất chiết khấu của Nhật ở mức 0.00%, mức lãi suất siêu thấp này duy trì từ tháng 2/1999 cho đến nay. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi suất cho vay thương mại, là tỷ lệ trung bình của lãi được tính vào các khoản vay của các ngân hàng thương mại cho các cá nhân và các công ty tư nhân và các hộ gia đình tại Nhật vay hiện nay là 1,15% chứ không phải 0% như chuyên gia kinh tế VN phân tích. Còn tỷ giá liên ngân là tỷ lệ lãi được tính vào các khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng tại Nhật là 0,08%.
Hãy nhớ rằng, nền kinh tế Nhật sản lượng kinh tế GDP lớn gấp gần 25 lần sản lượng kinh tế của VN. Nhật có dự trữ ngoại tệ rất lớn là chủ nợ số một nhiều năm của Mỹ, cùng TQ, mặc dù đồng yên Nhật (JPY) bị mất giá nhưng giới đầu tư vẫn kỳ vọng đồng JPY tăng giá khi kinh tế Nhật lành mạnh, hoặc có thể bán ra trái phiếu kho bạc Mỹ làm đồng JPY có thể tăng giá bất cứ khi nào họ cần. Tuy dự trữ ngoại hối của Nhật Bản có giảm xuống còn 1.245 tỷ USD giảm mất 45 tỷ USD so với tháng 9/2015. Dự trữ vàng của Nhật là 765 tấn.
Cần biết rằng, trong quá khứ, vào tháng 9/2010, chính phủ Nhật đã bán cổ phần của họ bằng đồng JPY lần đầu tiên trong 6 năm, tỷ giá hối đoái của đồng yên (JPY) tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1995 (khi trận động đất Kobe xẩy ra, khiến tư bản Nhật ở ngoài để rút tiền về tái thiết đất nước) so với đồng USD, vào tháng 10/2011, trong lúc khủng hoảng kinh tế Mỹ, và Âu châu chưa ra khỏi suy thoái, giới đầu tư mua vào các tài sản Nhật làm tăng giá đồng JPY cao đến mức chỉ có 75,74 JPY đổi ra 1 USD khiến các mặt hàng xuất khẩu trở lên đắt và khó cạnh tranh hơn. Trong quá khứ đồng JPY từng rơi xuống mức 306,84 JPY mới đổi được 1 USD là vào tháng 12/1975.
Trở lại hồ sơ nợ nần của Nhật Bản, đó là quốc gia này nợ là những trường hợp ngoại lệ hiến có. Tất cả các khoản nợ của Nhật Bản chủ yếu là hầu hết các khoản vay của chính phủ Nhật mà chủ nợ do chính công dân của họ tài trợ, đó là những người mua trái phiếu chính phủ như là một hình thức tiết kiệm cá nhân. Thực tế, các chủ sở hữu lớn nhất của nợ của nó là các ngân hàng Nhật Bản. Điều đó cho phép nước Nhật bơm tiền vào kinh tế để giữ cho chi tiêu mà không cần lo lắng về mức lãi suất cao hơn theo yêu cầu của người cho vay hay thay đổi lãi suất theo yêu cầu tác động của chủ nợ hay giới đầu tư bên ngoài.
Nhật Bản cũng là chủ sở hữu lớn nhất của nợ của Mỹ trong năm 2015. Nhật Bản thực hiện điều này để giữ giá trị thấp của đồng yên (JPY) đẩy đồng USD mạnh để cải thiện xuất khẩu của Nhật bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ làm hạn chế nguồn cung đồng USD. Thật buồn cười khi một số chuyên gia kinh tế VN lại đi so sánh nợ của VN với Nhật hay Mỹ.
Mẫu chốt ở đây tại sao yên (JPY) của Nhật và trái phiếu Nhật phát hành luôn có giá và an toàn. Cụ thể là trong các nước đã phát triển công nghiệp hóa cao như Mỹ, EU, Nhật, thì tỷ lệ nợ của các hộ gia đình trên GDP là rất thấp, chỉ khoảng 65,90%, trong khi của Mỹ là 77,10%, khu vực đồng Euro là 60,90%, ngoài khối khu vực đồng Euro là Đan Mạch là 127,20%, Thụy Sĩ là 121,10%, Thụy Điển là 83,60%, Vương quốc Anh là 86,90%,...các nước khác như Canada là 93,50%, Hàn Quốc là 84,40%,....
Quan trọng ở đây là giới phân tích tài chính giàu kinh nghiệm khi lao đầu mua vào đồng yên (JPY) hay bằng hình thức mua trái phiếu với kỳ vọng không sợ mất nợ mà giá trị đồng yên (JPY) có thể điều chỉnh tăng bất cứ lúc nào. Đó là họ chú ý phân tích vào tỷ lệ nợ trên thu nhập của người dân Nhật là cực thấp và hấp dẫn. Trong khi khu vực đồng Euro tỷ lệ nợ này là quá cao lên đến 95,66%, của Nhật chỉ bằng 1/3, thấp hơn bất cứ nước nào có nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU,...
Phân tích thêm ở bài báo của TS.Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh BDI, khi ông này cho rằng, xin trích: "Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam có lạm phát ngang nhau đều dưới 1% nhưng lãi suất cao nhất của Mỹ là 4,5%, Trung Quốc là 4,3% còn của Việt Nam là 11%. Điều này là do lợi suất trái phiếu Chính phủ ngày càng tăng lên, Chính phủ đang thu hút 1 lượng lớn trái phiếu,...". Xem link của một độc giả ở VN gửi cho tôi đọc ở đây: http://bizlive.vn/tai-chinh/no-cong-tang-qua-nhanh-nha-dau-tu-lo-ngai-nguy-co-viet-nam-vo-no-1488022.html
Hiện nay, lãi suất cho vay ở Mỹ hiện nay vẫn giữ nguyên không đổi ở mức 3,25%. Mức thấp nhất là 2% vào tháng 2/1950, mức cao nhất là 20,50% vào tháng 8/1981 (xem hình NASDAQ, Morgan Stanley cung cấp). Với các mức lãi suất trái phiếu, lãi suất Fed Funds Rate cũng không phải là con số 4,5% như ông TS.Lê Xuân Nghĩa này nói. Đó là nói láo thật đáng khinh bỉ của cái gọi là chuyên gia kinh tế ngồi ở VN đi phân tích cả hệ thống nền kinh tế tại Mỹ.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.