Header Ads

VÌ SAO SAUDI ARABIA KHÔNG CHỊU CẮT NGUỒN CUNG DẦU

Có thể nói, tại VN, quanh năm các nhà phân tích, các chuyên gia kinh tế nhận định giá xăng dầu cho ngân sách, và đoán mò đoán non rằng Saudi Arabia, một quốc gia sản xuất và phụ thuộc vào dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ gục ngã phá sản giữa năm 2015, vậy mà đã gần hết năm 2015, Saudi Arabia vẫn không hề hấn gì mà còn tung tiền tài trợ cho Ai Cập, hay tung tiền tài trợ mua võ khí và trả lương cho các chiến binh đối lập tại Syria chống lại Tổng thống Bashar al-Assad và Nga, Iran. Như tôi đã phân tích nhiều lần và nhiều năm.

Saudi Arabia là một nền kinh tế dựa trên khai thác và sản xuất dầu. Trong đó hóa đơn của dầu chiếm đến gần 90% của tổng kim ngạch xuất khẩu dầu và chiếm 46% của GDP xứ này. Hiện nay, Saudi Arabia đã và đang đa dạng hóa nền kinh tế, và Saudi Arabia đã được đầu tư vào viễn thông, hóa dầu, khai thác khí thiên nhiên và các ngành sản xuất điện của họ khi hùn vốn vào các tập đoàn công nghiệp danh tiếng nhất của Âu châu, Mỹ, Nhật Bản,...

Đại công ty nhà nước Saudi Aramco, hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Saudi Arabia có các đối tác xuất truyền thống ổn định là: Mỹ (chiếm 14% của tổng kim ngạch xuất khẩu), Nhật Bản (chiếm 13,5%), Trung Quốc (chiếm 12%), Hàn Quốc (chiếm 10%), Ấn Độ (chiếm 8%). Ngoài ra còn có các đối tác khác nhập khẩu dầu của Saudi Aramco là UAE, Bahrain, Singapore và Đài Loan,...còn VN nhập xăng dầu qua trung gian của Singapore nên trả chi phí đắt hơn.

Đối với Saudi Arabia, vì xứ này dùng đồng USD hay đồng riyal Saudi (SAR) của họ thì thị trường bán buôn cũng như thị trường tài chính quốc tế đều chấp nhận, cho nên việc Saudi Arabia dự trữ ngoại hối là USD hay SAR đều như nhau, vì rủi ro tỷ giá không xẩy ra vì ít biến động không như đồng bạc khác của các nước xuất cảng dầu trong khối OPEC, hay Nga, hoặc VN,...

Bởi lẽ hiện nay, giao dịch ngoại hối của tỷ giá đồng SAR/USD hiện nay theo giá thị trường ngoại hối liên ngân hàng thì vẫn là 3,75 SAR ăn 1 USD, và tính trung bình năm 1988 đến năm 2015 thì 3,75 SAR đổi ra 1 USD, không thay đổi đáng kể nào. Đồng SAR chỉ trượt giá nặng nhất mọi thời gian là trong tháng Giêng năm 2009 khi 3,78 SAR = 1 USD, và chỉ tăng giá kỷ lục so với đồng USD vào tháng 9/2014, khi chỉ cần 3,68 SAR là đổi được 1 USD.

Để giải thích hiện tượng Saudi Arabia bơm dầu giá rẻ và không hề nao núng khi giá dầu hạ, mặc dù họ cũng gặp khó khăn một chút, tuy nhiên nếu đồng USD tăng giá mạnh so với đồng EUR, yên Nhật (JPY), hay các đồng bạc mạnh khác thì Saudi Arabia sẽ ít bị thiệt hại hơn những nước khác. Ví dụ, hiện nay 3,75 SAR có trị giá là 1 USD. Theo tỷ giá cố định kinh điển thì nếu 1 thùng dầu dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ đang có giá 40,17 USD/thùng như hiện nay, và đồng EUR trong phiên giao dịch trên thị trường hối đoái New York thì 1 EUR = 1,06 USD, hay 1 USD = 123.339 JPY thì rõ ràng Saudi Arabia bán dầu với giá hạ mà thu về đồng USD có giá cao thì khi đổi ra tỷ giá EUR, JPY,...thì Saudi Arabia không bị thiệt hại như các nước kia.

Hãy nhớ rằng, bởi lẽ một đồng riyal Saudi hay USD mà Saudi Arabia có được sẽ mua được nhiều hàng hóa từ Âu châu, Nhật Bản, hoặc sở hữu tài sản các nước này nhiều hơn. Điều cũng giải thích phần nào Saudi Arabia hiện là chủ đầu tư và lắm giữ rất nhiều tài sản ở các công ty công nghiệp Âu châu, Mỹ, Nhật Bản vì đồng EUR, JPY suy yếu.

Hiệu ứng khi 100 USD/thùng như trước đây, và đồng USD trượt giá khoảng 20% - 25% so với đồng EUR, JPY thì Saudi Arabia bán dầu thu về đồng USD trượt giá đến 20% - 25%, dù bán dầu với giá cao, nhưng khi đầu tư tài sản vào EU, Nhật thì lại sở hữu ít cổ phần hơn, hoặc hay mua hàng hóa nhập khẩu thì cũng mua ít hàng hơn từ từ các nước EU hay Nhật vì đồng USD mất giá. Hiện nay chỉ số USDX đã nhảy qua ngưởng 100, phục hồi hoàn toàn cho chính nó.

Điều này như tôi hay giải thích, dù giá dầu hạ giảm sâu nhưng Saudi Arabia vẫn không hề run sợ hạn chế nguồn cung, mà còn gia tăng bơm dầu mạnh hơn. Đó là nghiệp vụ phân tích tài chính và đầu cơ. Ở VN báo chí và chuyên gia quanh năm phân tích giá dầu hạ thì Saudi Arabia là kẻ chết trước. Đó là cách phân tích lý thuyết vớ vẩn, quanh năm viết về Saudi Arabia sẽ vỡ nợ và phá sản. Nếu Saudi Arabia mà phá sản kẻ chết trước tiên là các công ty khai thác dầu khí lạc hậu của VN, kế đến là Nga, Mỹ, và toàn khối OPEC.

VÌ SAO SAUDI ARABIA KHÔNG CHỊU CẮT NGUỒN CUNG DẦU
(*) Giá dầu dầu thô WTI Crude Oil (Nymex) tại Bắc Mỹ có giá 40,17 USD/thùng. Hiện nay, cập nhật trên thị trường NASDAQ cho thấy, giá xăng bán lẻ tại Mỹ giảm mạnh xuống còn 0,58 USD / lít, Venezuela bán xăng rẻ nhất thế giới chỉ có 0,02 USD / lít. Saudi Arabia bán xăng lẻ vẫn không đổi ở mức 0,16 USD / lít,...


Thật khổ thân cho người dân VN, một quốc gia thu nhập thấp nhưng chi phí trả cho mỗi lít xăng thuộc loại đắt đỏ nhất thế giới nếu so với mức thu nhập hàng tháng mặc dù quốc gia này là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất nhì trong các nước Đông Nam Á, nhưng phải nhập xăng với chi phí cao hơn vì đồng bạc mất giá.
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.