Header Ads

Vì sao VN im lặng về việc sẽ phát hành 3 tỷ USD kỳ hạn 10 năm để đảo nợ và tái cơ cấu nợ


Trước hết ta nhắc lại, đánh giá tín nhiệm về tín dụng của VN của các tổ chức thẩm định tài chính như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings dành cho VN ở mức "rủi ro trung bình". Cụ thể, Standard & Poor’s, Fitch Ratings xếp hạng tín dụng của VN ở cấp đồng nhất BB- (ổn định). Tuy nhiên, đánh giá tín dụng mà tổ chức Moody's khảo sát mức nợ có chủ quyền Việt Nam lại yếu hơn là ở mức B1 (nó tương ứng mức B+), đây là mức khá rủi ro. Khỗn nỗi Moody's lại là công ty xếp hạng tín dụng rất có trọng lượng, và rất ảnh hưởng, họ chiếm đến 40% thị phần trái phiếu quốc tế. Còn Standard & Poor’s cũng chiếm 40% thị phần trái phiếu quốc tế như Moody's.

Điều đó có nghĩa là lợi suất trái phiếu bằng ngoại tệ của VN phát hành có rủi ro cao và trả lãi đắt. Hiện nay cập nhật ngày đóng cửa cuối tuần ngày 18/12/2015 thì lợi suất trái phiếu chính phủ của VN phát phát hành bằng ngoại tệ, tức là trái phiếu quốc trái, ta gọi nó là "trái phiếu chủ quyền tối thượng của quốc gia" tăng ở mức trên 7,072%. Cao hơn so với mức 5,99% vào tháng 10/2014.

Năng suất trái phiếu này để đánh giá tín nhiệm theo yêu cầu của các nhà đầu tư để cho các chính phủ vay vốn, nó cũng phản ánh mức lạm phát cũng như khả năng các khoản nợ sẽ đáo hạn mà thị trường tài chính cho vay họ sẽ được hoàn trả cả vốn lẫn lời. Khi đi vay nói về trái phiếu, nói vậy cho lịch sự, thực chất ta định nghĩa "trái phiếu như là một tờ giấy nợ". Hễ nghe đến "nợ" thì ai cũng ngại và sợ nó cả. Vì thói thường thiên hạ hễ đi vay thì dễ chứ trả nợ thì khó.

Về giá cả và lợi suất trái phiếu ta hiểu đơn giản, vì đi vào phân tích chuyên môn thì rất phức tạp nên chỉ hiểu như sau: Giá trái phiếu và lãi suất (lợi suất) ta xem nó như một cái cân cổ điển có hai đầu. Nếu ta thấy bản tin khi lợi suất trái phiếu tăng lên, điều đó có nghĩa là giá trái phiếu giảm xuống. Việc này nó cho thấy hiệu suất thị trường trái phiếu tiêu cực của nước muốn phát hành trái phiếu.

Hiệu ứng ngược lại, khi lợi suất trái phiếu giảm xuống, thì giá trái phiếu tăng lên. Nó cho thấy thị trường trái phiếu tích cực của nước phát hành trái phiếu đi vay. Thí dụ, một động thái sản lượng phiếu kỳ hạn 10 năm của VN bất ngờ từ 7,072% tăng lên 12,53% vào tháng 05/2011 thì khỏi nghĩ đến việc đi vay nữa, khi ấy ta sẽ thấy mức lãi suất huy động bằng đồng USD tại các ngân hàng VN từng có lúc lên mức cao tới trên 6%/năm như trước đây.

Trở về hồ sơ vay nợ, bì sao lợi suất trái phiếu của VN quá cao. Nói chung, khi những chủ nợ, hay người cho vay họ thường xem mức nợ công của của gia đó như thế nào. Nếu nợ ít mà tăng trưởng kinh tế ổn định, thì thường rất dễ vay được lãi rẻ và thấp. Nhưng nếu họ thấy nợ công cao, họ bắt đầu lo lắng về rủi ro vay nợ. Nên thường thường, các chủ nợ hay giới đầu tư họ sẽ áp lực và đòi hỏi mức lãi suất hơn, mức lãi trên thị trường trái phiếu là "yield", nhằm để phân biệt với lãi suất ngân hàng là "interest rate". Việc này có nghĩa là làm tăng cao hơn sản lượng trái phiếu để bù đắp rủi ro vỡ nợ mà còn lấy được tiền lãi cao cũng nhằm hạn chế con nợ tiếp tực đi "vay đảo nợ". Vì thói thường hễ con nợ thấy canh chừng lãi suất thấp, tức lợi suất trái phiếu thấp là chộp ngay cơ hội phát hành mới trái phiếu đi vay "đảo nợ". Xem ở đây: http://vneconomy.vn/thoi-su/phat-hanh-3-ty-usd-trai-phieu-quoc-te-loi-hay-hai-20151103101035228.htm, và đây nữa: http://vneconomy.vn/thoi-su/quyet-dinh-tang-luong-cho-phat-hanh-3-ty-usd-trai-phieu-quoc-te-20151111080050711.htm

Về cụm từ "vay đảo nợ", có lẽ tôi đã giải thích nhiều lần và nhiều độc giả hay thắc mắc. Ở đây ta giải thích cụm từ đơn giản đi vay để "đảo nợ" ta chỉ hiểu nôm na đơn giản nhất là người ta phát hành trái phiếu mới với lợi suất thấp hơn, điều đó có nghĩa là tiền vay mới vào sẽ dùng để thanh toán nợ cũ sắp đáo hạn, tức là nước phát hành trái phiếu đi vay họ muốn thu hồi lại các trái phiếu đã phát hành trước đây với lãi suất đắt. Chủ yếu của việc đi vay là thực chất là giãn nợ thời gian trả nợ mà cò kè với lợi suất trái phiếu thấp hơn trước đây. Tức là đi vay như vậy nó không dùng cho đầu tư để tạo ra sản xuất mà đi vay chủ yếu là nhằm câu giờ kéo giãn thời hạn trả nợ.

Thực tế không đơn giản như vậy, khi chủ nợ thấy con nợ đi vay kiểu này thì họ sẽ tăng lãi suất lên chứ chủ nợ hay chủ đầu tư họ sẽ chả khoan nhượng giảm lãi nên đừng tưởng khôn hơn quốc tế.

Trong động thái hơn 1 năm trước, là vào cuối tháng 10/2014, khi lợi suất trái phiếu của VN xuống thấp như tôi phân tích, thì vào ngày 7/11/2014, Bộ Tài chính VN chộp ngay cơ hội đã phát hành thành công trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với tổng khối lượng 1 tỷ USD, mà theo giải thích của Bộ Tài chính là: "mức lãi suất cố định 4,8%/năm, thấp hơn mức dự kiến là 5,125%/năm". Đây là đợt phát hành trái phiếu có mức lợi suất thấp nhất trong các đợt phát hành từ trước đó vào năm 2005, và 2010.

Đối với mức vay năm 2005, đây là lần đầu tiên VN phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, để huy động vốn 750 triệu USD, vay trong hạn kỳ 10 năm với lợi suất là 7,125% trên thị trường tài chính New York. Lần phát hành trái phiếu quốc tế thứ hai là năm 2010 trên thị trường Singapore để huy động 1 tỷ USD cũng có hạn kỳ 10 năm và lợi suất trái phiêu là 6,755%.

Đó chỉ là lý thuyết, trên thực tế nếu chủ nợ không tin tưởng trong việc trả nợ của VN thì họ đòi lợi suất cao hơn, vì thực tế các tờ trái phiếu khi lưu hành trên thị trường thì lợi suất sẽ tăng giảm tùy mức khả tín và độ rủi ro.

Thí dụ, đợt phát hành trái phiếu năm 2010, khi lưu hành trên thị trường tài chính thì lợi suất lại cao hơn, lên tới 6,955% là do mức tin cậy thấp hơn khi đó VN bị lạm phát trên hai con số. Nếu thấy lạm phát của VN mà không giảm xuống, các chủ nợ họ sẽ bán tháo các tờ trái phiếu của VN, hoặc họ sẽ tăng lãi suất lên các khoản vay đó.

Nhiều chuyên gia kinh tế VN phân tích rằng: "tôi thấy lợi suất trái phiếu của VN cao so với nước khác, nên sẽ hấp dẫn hơn các nhà đầu tư,...". Một lý luận thiếu kinh nghiệm, đi vay mà trả lãi cao, mà vay không dùng cho đầu tư mà chỉ "tái cơ cấu nợ", đó là công thức đơn giản nhất dẫn nền kinh tế chui vào lòng đất.

Ta đều biết, khi giá và năng suất của trái phiếu biến động, do đó, thời gian của nó kiếm lời bị tác động. Chẳng hạn như năng suất giảm xuống, thời gian kéo dài (trái phiếu an toàn trả lãi thấp). Còn nếu như năng suất tăng lên, thời gian rút ngắn, đừng tưởng lãi cao mà ham hố. Đó là "bond bubble" (bong bóng trái phiếu), và có khi mất sạch tiền gốc.

(*) Hiện nay, trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mức vay năm 2005, đây là lần đầu tiên VN phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ, để huy động thu hút vốn 750 triệu USD đã đáo hạn, nếu tính tỷ giá hối đoái USD / VND thời gian 10 năm cộng với sự trượt giá đồng nội tệ VND thì trả vốn lẫn lời là quá lớn về phí tổn.
PTMS

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.