Header Ads

Những chuyện ngược đời đang diễn ra tại VN

“Cá biển chết lan dần vào Nam, chuyện này hơi lạ"


Đó là câu chuyện cực kỳ nhỏ nhặt không đáng có, là cả bộ máy đồ sộ từ Quốc hội, Chính phủ vào cuộc vụ quán phở ở Bình Chánh vào cuộc trong câu chuyện “kinh doanh trái phép”, chủ quán “Xin Chào” bị Công an huyện Bình Chánh khởi tố do chậm làm đăng ký kinh doanh, dù người ta đã đăng ký giấy phép kinh doanh. Thay vì Quốc hội, Chính phủ vào cuộc ngay câu chuyện "cá chết bất thường hàng loạt",....đã lên trên các trang báo quốc tế phân tích rủi ro.

Nếu là các nước khác họ sẽ phong tỏa lục soát kiểm tra nghiêm ngặt mà còn là cơ hội phạt tiền hợp pháp, tức là phạt rất nặng nề cả hàng tỷ USD, nếu chính phủ đó khôn ngoan biết cài vào đó những luật cam kết của đôi bên, vì cái dự án khu công nghiệp Formosa này có quá nhiều ưu đãi.

Trái ngược lại là câu chuyện với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không muốn nói là sẽ làm suy giảm "những phần trăm GDP của VN", đó là câu chuyện cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh vào đến tỉnh Thừa Thiên Huế. Có bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế,... mà người ta nghi ngờ đường ống xả thải ngầm từ dự án Formosa ra đáy biển Vũng Áng (dù chưa được kiểm chứng rõ ràng). Thực tế nghi là rất có cơ sở, vì đây không có vụ tràn dầu nào cả mà không có lý do gì cá chết nhiều như vậy. Điều phẫn nộ ngạc nhiên hơn là sự im hơi của tỉnh Hà Tĩnh, đó là người ta đang tái cơ cấu tân Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh,...

Về kinh tế, trước hết nếu tình trạng này kéo dài, đầu tiên nó đánh sụt ngành du lịch các tỉnh có bờ biển này, các lĩnh vực kinh doanh thủy hải sản của VN sẽ bị tác động tiêu cực vì nó sẽ gây nghi ngờ sang cho các lĩnh vực thủy sản tôm cá nuôi trong sông hồ cả nước ngọt chứ không còn là nước biển nữa, nếu người ta không kiên quyết truy tìm ra thủ phạm đến cùng.

Trong các động thái tiếp sau, các chính phủ các nước sẽ khuyến cáo công dân họ thận trọng khi đi du lịch tại VN hạn chế ăn cá biển, kể cả tôm cá nước ngọt, đồng thời sẽ gia tăng kiểm soát nghiêm ngặt các mặt hàng liên quan đến thủy hải sản của VN.

Rủi ro nguy hiểm nhất nếu ngư dân thấy rằng họ khó có thể tiêu thụ thủy sản và ngừng đánh bắt thì ai là kẻ đang hưởng lợi đằng sau vụ này, chắc chắn là một nước to xác gần VN sẽ thích điều này.

Thứ nữa những mặt hàng tiêu dùng thủy sản tôm cá thiết yếu của người dân VN và cả dùng cho xuất khẩu sẽ khan hiếm, cộng với nạn hạn hán kéo dài gây sút giảm lĩnh vực GDP nông nghiệp của VN sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn và nghiêm trọng cho kinh tế.

Phát triển kinh tế đừng vì nhãn tiền những dự án sắt thép, than đá, Bauxite,...mà thế giới đang dư thừa, hủy hoại tài nguyên kia mà đánh mất mọi thứ mà sau này muốn cải tạo lại môi trường thì còn tốn kém gấp bội lần, nó chỉ có thể hưởng lợi cho những người ký kết và tham gia dự án đó, chứ phần gánh vác họ sẽ để cho di sản thế hệ sau lãnh hộ.
Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.