Header Ads

Phân tích tiếp về đồng JPY (Yên Nhật) - giá cước lãi suất âm

US Dollar to Japanese Yen chart: 

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 - năm của chính phủ Nhật ở mức âm -0,09% (tăng 14 điểm phần trăm trong 1 tháng qua). Các mức trái phiếu kỳ hạn 2 - năm, 5 - năm âm lần lượt -0,20%, -0,17%. Trong lợi suát trái phiếu kỳ hạn 30-năm thì +0,39%. Đó là những trái phiếu không có lời xét về mặt lý thuyết về lãi suất âm bằng đồng JPY. Đối với lãi suất ngắn hạn (lãi suất ngân hàng) hiện nay Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) duy trì ở mức -0,10% tiêu cực kể từ tháng Giêng năm 2016 cho đến nay.
Cuộc họp quan trọng diễn ra vào ngày 23/8/2016 của BoJ không có gì quan trọng, kể cả cuộc họp quyết định cho việc tăng hay giảm lãi suất đồng JPY mà BoJ thi hành sẽ diễn ra vào 21/9/2016 mà BoJ sẽ thi hành có lẽ theo dự đoán của các chuyên phân tích tài chính của ngân hàng đầu tư Morgan Stanley có chi nhánh văn phòng đại diện tại Tokyo với 1.300 nhân viên và chuyên viên, có lẽ BoJ cũng sẽ là "tiến hành một cách thận trọng", hay "proceed cautiously", tức là BoJ sẽ vẫn tiếp tục giữ nguyên giá cước lãi suất không thay đổi ở mức âm tiêu cực -0,1%.
Ta chú ý, hiện nay giá cước lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng LIBOR cực kỳ quan trọng niêm yết bằng đồng JPY có 7 kỳ hạn như kỳ hạn qua đêm, 1- tuần, 1- tháng, 2- tháng, 3- tháng, 6- tháng, và kỳ hạn 12- tháng. Tính trung bình trong năm 2015 thì tất cả các mức lãi suất này đều trên con số không, tức người đầu tư vào lãi suất này đều nhận được mức lãi. Tuy nhiên, giá cước lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng LIBOR này hiện nay chỉ có kỳ hạn 6- tháng và 12- tháng là dương, các kỳ hạn còn lại đều âm.
Kinh nghiệm cho thấy, bất cứ khi nào giá dầu thô tăng mạnh, thì BoJ thường là họ không hỗ trợ đồng JPY thấp để cân bằng nhập khẩu hàng hóa như dầu thô, quặng sắt, kim loại, đất hiếm,...dùng cho ngành công nghiệp chế tạo của họ, vì giá dầu thô tăng lên nó cũng đẩy chi phí cho các vật liệu dùng cho chế tạo ngành công nghiệp điện tử, cơ khí của họ,....một kinh nghiệm nữa bất cứ khi nào các khoản nợ niêm yết bằng đồng JPY đến kỳ đáo hạn mà các tổ chức tài chính hay các chính phủ các nước vay đồng JPY thì BoJ họ cũng rất khôn khéo là không hỗ trợ đồng JPY thấp để hỗ trợ ngành xuất khẩu của họ.
Đó là bởi vì hiện nay như tôi đã phân tích, Nhật đang là chủ nợ rất lớn của thế giới, nếu tính giai đoạn kể từ năm 2000 đến năm 2007 thì ước đoán Nhật đang là chủ nợ của thế giới có thể đã có 1.090 tỷ $ (hết năm 2015 con số này có thể lên đến 2.700 tỷ $), chủ yếu các thị trường đi vay bằng đồng JPY kể cả để đầu tư theo khí cụ như việc thực hiện giao dịch "carry trade" là giao dịch tiền tệ được thiết kế để tận dụng sự khác biệt giữa lãi suất ở hai nước. Tức là các nhà đầu tư, các tổ chức họ vay một đồng tiền với lãi suất thấp chẳng hạn đồng JPY, và sử dụng các quỹ để mua một loại tiền tệ khác nhau với mức lãi suất cao hơn nhằm chuyển đổi ra đồng USD, EUR,.. để đầu tư hay giao dịch kiếm lời nhờ chênh lệch lãi suất này,…
Đây là bi hài kịch cho những nước đi vay bằng đồng JPY còn rẻ với lãi suất thấp để chuyển đổi ra đồng USD với mục đích đầu tư, bây giờ đồng JPY tăng giá thì chi phải trả giá ở mức 100 JPY = 1 USD thì chi phí không nhẹ chút nào nếu trước đây đi vay 120 JPY = 1 USD.
Về giá cước lãi suất âm cho dù nó tiêu cực, nhưng đối với một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm họ vẫn kiếm lời lớn vì đồng JPY tăng giá (nó chỉ áp dụng cho nhà đầu tư chuyển đổi từ đồng USD, EUR, Dollar Canada, đồng đô la Úc,… ra đồng JPY), nhất là đầu tư cổ phiếu chứng khoán. Thí dụ nếu một nhà đầu tư mua cổ phiếu các ngân hang Nhật như: Aozora Bank, Chiba Bank, Sumitomo Mitsui Trust Holdings, Shinsei Bank, Mitsubishi UFJ Financial Group suttj,..niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo qua chỉ số Nikkei 225 niêm yết bằng đồng yên Nhật (JPY), giả sử trong nửa năm qua họ đem tiền USD đổi ra nếu 1 $ = 120 JPY để mua hàng triệu các cổ phiếu này, bây giờ đồng JPY tăng được 20%, nhưng giá chứng khoán của các ngân hàng kia dù sụt giảm đến 10% thì khi chốt tiền ra 100 JPY = 1 $ thì nhà đầu tư đó vẫn lời lớn dù giá chứng khoán sụt giảm mạnh.

(*) Đồng JPY-Nhật có lúc rơi xuống dưới mức 100 JPY = 1 $ vào ngày giao dịch 18/8/2016 và nó mất giá ở mức gần nhất vào tuần thứ 3 của tháng 11/2015 khi phải đến gần 124 JPY mới mua được 1 $.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.