Header Ads

VN phải xây dựng được một thị trường trái phiếu phải đủ sâu rộng và tương đối an toàn

"thị trường vốn", hay "capital markets"

Trong bài báo: "Khó phân vai trong phát triển thị trường vốn". Nguồn: http://cafef.vn/kho-phan-vai-trong-phat-trien-thi-truong-von-20160820105848932.chn

Đầu tiên tôi lại mỉa mai, có lẽ sẽ gây khó chịu cho nhiều người, nhưng biết làm sao được khi đề cập đến "thị trường vốn", hay "capital markets". Có lẽ VN hay đi học kinh nghiệm của các nước tiên tiến nhất từ phát triển kinh tế cho đến nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực capital markets kể trên nhưng duy ý chí có cái đuôi "định hướng XHCN" kèm theo thì làm sao quốc tế họ chấp nhận hay nâng đỡ VN được.

Kinh nghiệm trước đây đã khá lâu, đó vào quãng những năm 2008, cụ thể là vào thời gian cuối tháng 6/2008 thì ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam và nhiều quan chức cấp cao trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, chứng khoán tới đất Mỹ dưới thời ông Tổng thống George W. Bush, quan chức cấp cao VN nhiều lần đề cập đến việc đưa thị trường chứng khoán VN lên tầm cao, và nhờ Mỹ giúp đỡ, cụ thể là ghé thăm Trụ sở Dow Jones & Company. Trụ sở: 1211 Avenue of the Americas, New York, NY 10036, để mong muốn họ nâng đỡ trợ giúp TTCK VN, và đề nghị công nhận VN là "nền kinh tế thị trường",...

Rồi sau đó nhiều lần phía VN, cơ quan chủ quản TTCK VN là Bộ Tài chính và UBCK NN, xa hơn là TTCK VN nằm dưới điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Văn Châu là Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, mà còn có cả một ông/bà Thứ trưởng Bộ Tư pháp tham gia điều hành, và bây giờ ông Tiến sĩ Vũ Bằng - Chủ tịch UBCKNN, Tiến sĩ Nguyễn Thành Long – Phó Chủ tịch,...
Dưới thời ôngTiến sĩ Vũ Bằng thì cũng nhiều lần đề cập đến việc nhờ quốc tế đưa TTCK VN từ Chỉ số Frontier Markets theo dõi thị trường chứng khoán của nước chậm phát triển sang Chỉ số MSCI Emerging Market - là chỉ số thị trường đang nổi theo dõi hiệu suất của thị trường chứng khoán của các nước có sản lược GDP kinh tế từ 250 tỷ $ trở lên. Những Chỉ số MSCI là viết tắt của Morgan Stanley Capital International tạo ra trước đây, và bây giờ Morgan Stanley cũng không quản lý nó nữa.
Đến thời ông Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – Đinh La Thăng, và ông Nguyễn Đức Chung -- Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, một ông thì muốn TP.HCM vào diện trung tâm tài chính như Singapore, một ông thì muốn Hà Nội là trung tâm tài chính, và chứng khoán như Hồng Kông, tức là muốn vậy thì TTCK VN cần nâng hạng vào danh mục của Chỉ số MSCI EAFE Index, nó bao gồm: Úc, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức , Hồng Kông, Ireland, Israel, Ý, Nhật Bản , Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh (Không tính thị trường Canada, Mỹ).

Về hồ sơ phân tích khi nói về "capital", và "capital markets", ở đây ta hết sức thận trọng. Đối với "vốn", hay "capital", trước hết ta cần hiểu ngắn gọn, đó là số tiền dành cho đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức hay các cá nhân, nó cũng được thực hiện bởi vì các tổ chức tài chính dùng vào các khoản đầu tư như hình thức sử dụng tiền vay. Đó là người ta đề cập đến tiền mặt, tín dụng và vốn chủ sở hữu. Hãy nhớ rằng đa số các nguồn vốn này gọi là tín dụng chứ không phải là tiền mặt.

Trong khi nói về thị trường vốn, hay "capital markets", cụ thể, ta đề cập đến một thị trường để cho các nhà đầu tư để mua (hoặc bán) trong đầu tư chứng khoán, như hình thức mua (hoặc bán) cổ phiếu, trái phiếu và các quỹ như mutual funds chẳng hạn,...nó cũng hiểu chung là "thị trường", tức là ta chỉ cần nhắc đến một phần của nền kinh tế, như vài cái tên thôi, đó là các nhà đầu tư (các cá nhân, các tổ chức, hay các nhà quản lý tài sản, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính khác,...). Tức là nó không cần bao hàm hết những yếu tố vĩ mô của cả nền kinh tế trong đó. Vì nền kinh tế và thị trường, nó hoàn toàn là hai lực lượng khác nhau.

Về chuyên môn khi nói đến đầu tư (về hình thức lý thuyết). Đó là việc VN muốn có một thị trường vốn lành mạnh và tôi đề cập đến một "thị trường cổ phiếu chứng khoán", nhằm thu hút các nhà đầu tư dài hạn. Điều này cũng không dễ dàng cho VN, đó là bởi vì trước hết VN, phải xây dựng được một thị trường trái phiếu phải đủ sâu rộng và tương đối an toàn.
Vì cần hiều rằng các mức giá của trái phiếu và cổ phiếu di chuyển theo hướng ngược lại (hoặc như trò chơi bập bênh, hay như cái cân cổ điển).

Cụ thể:
-       Nếu khi cổ phiếu tăng lên trong giá trị của nó, giá trái phiếu giảm xuống (lợi suất trái phiếu tăng lên), tức là giới đầu tư không có nhu cầu nhiều về trái phiếu, họ bán trái để lấy tiền đầu tư dồn vào cổ phiếu.
Tức là gặp trường hợp này thì thị trường cổ phiếu đang làm tốt khi nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh. Đó là bởi vì giới tiêu dùng đang mua hàng hóa của các công ty nhờ nhu cầu cao hơn trong tiêu thụ của người tiêu dùng, tất nhiên các công ty có thu nhập cao hơn, và làm tăng giá trị cổ phiếu. Các nhà đầu tư muốn tận dụng lợi thế của giá cổ phiếu có lợi thế hơn khi đầu tư vào trái phiếu, vì đầu tư vào cổ phiếu giai đoạn này sẽ có thu nhập cao hơn, do đó, họ bán trái phiếu và mua cổ phiếu, nó cũng làm công ty có tăng thêm vốn và nhiều tiền hơn để tiếp tục mở rộng đầu tư cho kinh doanh của họ.

-       Hiệu ứng ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng, vì lạm phát (hoặc lãi suất tăng cao), người tiêu dùng sẽ hạn chế mua ít hơn hàng hóa, vì giá cả đắt đỏ, công ty sẽ gặp bất lợi, điều này dẫn đến lợi nhuận của công ty sụt giảm, tất nhiên sẽ đẩy giá cổ phiếu sẽ giảm xuống. Giai đoạn này, các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào các tài sản mua vàng, USD, EUR, hoặc các đồng tiền có giá khác bằng hình thức mua trái phiếu chẳng hạn, tất nhiên họ bán cổ phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro, và tìm đến hầm trú ẩn an toàn như đầu tư vào trái phiếu,...ta hiểu nôm na là "tactical asset allocation" hay "chiến thuật phân bổ tài sản" trong đầu tư không mệt mỏi và kiếm tiền đếm mỏi tay, tiền luôn lưu thông vào kinh tế,....

Về câu chuyện giá nhiều cổ phiếu tại TTCK VN mà các chuyên gia cho rằng "nhiều cổ phiếu hiện nay chỉ còn giá trị không bằng “chén nước trà”,...".

Đó điều hết sức mỉa mai. Cụ thể, ta cần phải phân tích tổng vốn hóa thị trường của một công ty đó được định giá có tổng giá trị tài sản ước lượng là bao nhiêu. Thí dụ đơn giản, ta đo lường bởi các cổ phiếu giá số cổ phiếu phát hành của công ty đó. Chẳng hạn sau khi phân tích nhiều yếu tố thì ta định giá công ty đó khoảng 100 đồng vốn hóa thị trường, có nghĩa các nhà đầu tư đó có thể mua cho công ty với với giá 100 đồng với giá cổ phiếu là 0,1 đồng/cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu phát hành đó là 1000 cổ phiếu. Còn nếu nói cổ phiếu rẻ không ai mua thì nên coi lại. Đó là công ty đó có vốn hóa thị trường 100 đồng mà phát hành cả 100.000 cổ phiếu thì chuyện đó là trò "in giấy lấy tiền" thì giá trị cổ phiếu đó chỉ còn 0,001 đồng/cổ phiếu mà thôi, nên đừng nói là tại sao giá cổ phiếu rẻ mà không ai mua.

Nói chung, khi đề cập đến vốn hóa thị trường, ta chỉ đề cập đến một cách tương đối để nhanh chóng đánh giá một công ty đó có giá trị bao nhiêu. Nếu giá cổ phiếu được giới đầu tư đánh giá trên kỳ vọng lợi nhuận của một công ty đó, có nghĩa là dự đoán thu nhập tăng lên trong tương lai, các nhà đầu tư chào bán cổ phiếu sẽ cao hơn khiến cho giá cổ phiếu có thể tăng vượt kỳ vọng thì giá trị vốn hóa thị trường công ty đó sẽ tăng lên,...
Nói vắn tắt lại, ở bài báo này tôi đã trình bày từ cái phức tạp nhất để chuyển ra cái đơn giản nhất để bất cứ ai chưa đầu tư vào “thị trường vốn” cũng có thể hiểu được khi đọc qua. Về phân tích chuyên môn thì cũng rất phức tạp, nó cũng không đơn giản như người ta nghĩ.

Sau cùng tôi hay nói là một thực tế phũ phàng, đó là hầu hết các nhà kinh tế ở VN thường không biết phân tích thị trường tài chính chứng khoán chuyên môn, và các nhà phân tích chứng khoán thì không đủ chuyên môn phân tích tài chính nên họ không thể kiểm soát được TTCK VN, dẫn đến các nhà đầu tư trong nước mất niềm tin nên họ buộc phải đầu tư ngắn hạn (đầu cơ) để bảo vệ tài sản của họ là tất nhiên. Điều đáng tiếc nhất là quốc tế họ biết như vậy, đó là các quan chức điều hành các thị trường tại VN họ thừa chuyên môn về “cao cấp lý luận chính trị”, nhưng thiếu chuyên môn về nghiệp vụ “capital markets" này,…

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.