Header Ads

iPhone 7 & 7 Plus ra đời, hãy đầu tư vào cổ phiếu các hãng phụ trợ mà Apple đặt hàng

Lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng LIBOR niêm yết bằng đồng EUR

iPhone 7 và iPhone 7 Plus, với "nhiều nâng cấp cho thiết bị" ra đời; Không nhất thiết họ phải đầu tư mua cổ phiếu của Apple, mà họ lại đầu tư vào cổ phiếu các hãng phụ trợ mà Apple đặt hàng

Trong bài báo "Các NHTW đã bơm 9.000 tỷ USD, kinh tế thế giới vẫn chưa thể phục hồi". Nguồn: http://cafef.vn/cac-nhtw-da-bom-9000-ty-usd-kinh-te-the-gioi-van-chua-the-phuc-hoi-20160909155815512.chn, và ở bài báo này tôi đi vào phân tích chuyên môn hơn về kinh tế mà chính lãi rẻ, thậm chí là âm tiêu cực, và in tiền bơm bạc kiểu QE, hay Quantitative easing (tức là nới lỏng định lượng), và nó chỉ thành công cho hai nền kinh tế xưa kia áp dụng là Anh quốc và Mỹ quốc, khi FED và BoE thi hành. Thực tế chính sách kinh tế kiểu QE này chỉ có tác dụng tương tự như việc tăng cung tiền mà thôi. Về các công cụ các mục tiêu của chính sách tiền tệ của Mỹ độc giả xem thêm ở đây: http://www.frbsf.org/education/teacher-resources/us-monetary-policy-introduction/goals/

Trước hết trong phân tích kinh tế thì mỗi người có một chuyên môn, nó giống như hình thức đầu tư, chẳng hạn đầu tư vào chứng khoán, ai có kinh nghiệm và phát minh ra nhiều khí cụ đầu tư thì người đó là kẻ chiến thắng, còn kẻ nào ưa đọc sách thánh hiền như là mang giáo trình kinh tế tư bản và xã hội chủ nghĩa ra đọc từng chữ từng câu và áp dụng như lý thuyết kinh tế đó thì bất cứ ai cũng là nhà kinh tế như nhau cả. Trước đây khối kinh tế đồng EUR này gặp khủng hoảng nợ và thị trường chứng khoán rơi vào "risk-adjusted" (điều chỉnh rủi ro) thì ECB ra lệnh cấm cấp hộ chiếu cho các nhà đầu cơ Phố Wall đến Âu châu, với lý do, họ sẽ đánh sập thị trường tài chính các nước khu vực đồng EUR chỉ để kiếm tiền,...và ám chỉ các chuyên viên phân tích tài chính và chứng khoán tại Wall Street. Đó là bởi vì ông Thống đốc ECB -- Mario Draghi cũng chỉ từng làm việc cho ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Dow Jones, NYSE: GS) mà ra.

Hãy tưởng tượng trong đầu tư giống như bộ môn kinh tế học. Nếu bạn thấy rằng hãng công nghệ Apple (NASDAQ: AAPL) tung ra sản phẩm gây hào hứng cho giới sành điệu công nghệ qua sản phẩm iPhone 7, và iPhone 7 Plus, với "nhiều nâng cấp cho thiết bị" (many upgrades for the device) và được sự hỗ trợ nguồn cung thiếu khi mà sản phẩm của Samsung phải tạm thời dừng bán Galaxy Note 7 trên toàn cầu do có phản hồi pin bị quá nóng sẽ gây cháy nổ, khiến Apple là kẻ được chú ý và hưởng lợi, tuy nhiên Apple vẫn gặp rủi ro vì các khoản thuế hàng tỷ $ mà Âu châu dọa phạt khiến cổ phiếu có thể giảm giá chứ không tăng.

Nhưng một nhà phân tích giàu kinh nghiệm thì không nhất thiết họ phải đầu tư mua cổ phiếu của Apple, mà họ lại đầu tư vào cổ phiếu các hãng phụ trợ mà Apple đặt hàng như là hãng Cirrus Logic (NASDAQ: CRUS), đang nổi lên hưởng lợi lớn nhất của iPhone 7 khi thiết kế tính năng mới cho âm thanh tai nghe không dây mới cho Apple, cùng nhiều thứ khác và các nhà sản xuất chip cho Apple sẽ được hưởng lợi từ iPhone 7, còn hãng Apple thì là kẻ đỡ đòn. trong phân tích kinh tế cũng vậy, người ta phải tìm ra đúng căn bệnh để mà chữa thì nó mới hiệu quả mà không tốn kém.

Về hồ sơ các ngân hàng trung ương hạ lãi suất âm tiêu cực bị thất bại thì có khá nhiều hướng phân tích đánh giá, giới phân tích cổ điển và các nhà phân tích kinh tế học thì phân tích hướng này, giới phân tích kinh tế và tài chính dùng cho mục đích đầu tư thì họ phân tích hướng khác để đánh cá đầu tư kiếm lời.

Thực tế Nhật Bản là nước đầu tiên sử dụng nới lỏng định lượng -- QE này, đó là từ năm 2001 - 2006 . Nó khởi động lại vào năm 2012 -- khi Shinzo Abe lên làm thủ tướng Nhật. Trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu -- ECB đi theo vết xe đổ này khi họ thông qua biện pháp QE này vào năm 2015, khi mà sau nhiều năm họ thi hành các biện pháp thắt chặt chi tiêu và giảm nợ như các biện pháp thắt lưng buộc bụng của họ trong các nước thành viên dùng chung giấy bạc đồng EUR. Khi đó ECB hứa hẹn sẽ tung tiền mua 60 tỷ EUR trái phiếu niêm yết bằng đồng EUR mỗi tháng, để làm giảm giá trị của đồng EUR nhằm hỗ trợ xuất khẩu cho kinh tế 19 nước thành viên này.

Đối với Mỹ, vào tháng 12/2008 cho đến tháng 10/2014, đó là khi FED tung các gói QE này và bơm 4 nghìn tỷ $ qua hình thức mua trái phiếu kho bạc từ các ngân hàng thành viên, kể cả mua chứng phiếu. Hiện nay, FED đã thu hồi về nhà 1,5 nghìn tỉ $ nợ bơm qua các gói QE mà thôi sau khi FED tăng lãi suất vào Fed Funds Rate vào tháng 12 năm ngoái.

Về phân tích chuyên môn vì sao các mức giá cước lãi suất siêu thấp ngày nay thất bại. Và tôi hay nhắc lại để người ta khỏi lầm lẫn tai hại là hiện nay ECB vẫn duy trì tỷ lệ tái cấp vốn chuẩn ở mức 0.00%, trong khi lãi suất huy động thì âm tiêu cực ở mức giá cước -0,4%, còn lãi suất cho vay của các thành viên là 0,25%. Nhưng lãi suất mà các doanh nghiệp và các cá nhân hay các hộ gia đình trong khối kinh tế dùng chung đồng EUR mà các ngân hàng thương mại cho vay ra là khác nhau, nó do sự quyết định của ngân hàng trung ương mỗi nước. Thí dụ Hi Lạp là 5,48%, Đức là 2,44%, Pháp là 1,88%,...

Nói chung, hệ thống tài chính, các nước dùng chung đồng EUR này có nhiều khí cụ đầu tư và lãi suất khá rắc rối. Đó là họ còn khí cụ đầu tư lãi suất ngắn hạn liên ngân hàng LIBOR niêm yết bằng đồng EUR, tất cả các kỳ hạn từ qua đêm cho đến 12-tháng đều âm tiêu cực, thì còn có hai loại lãi suất niêm yết chủ yếu là bằng đồng EUR cho khối kinh tế này. Cụ thể là lãi suất Euribor, và lãi suất Eonia (hai mức lãi suất này niêm yết bằng đồng EUR hiện nay đều âm tiêu cực với nhiều kỳ hạn).

Tức là khối kinh tế các nước dùng chung đồng EUR này hiện nay rất quái đản. Nhưng dù có in tiền bơm bạc lãi suất hạ thì cũng thất bại, đó là bởi vì các khoản nợ của các hộ gia đình so với GDP tại một số nước này là quá lớn, khiến người dân họ thắt chặt chi tiêu và tăng trả nợ nên ít mua sắm, khiến khối kinh tế này cho dù có hạ lãi suất thấp bán hàng rẻ cũng khó thoát khỏi suy thoái, đó là bởi vì trước đây hầu như kinh tế các nước Âu châu này có mức tăng trưởng kinh tế tốt là chủ yếu đi từ mức tiêu dùng nội địa trong nước chiếm rất cao so với xuất khẩu.

Bây giờ dân số các nước Âu châu này ngày càng lão hóa, tiền tiết kiệm thì tập chung cũng khá nhiều vào các tầng lớp trung niên, các mức lãi suất trước đây niêm yết bằng đồng EUR đều trên con số không, người gửi tiền tiết kiệm còn có kênh đầu tư có lời, và họ có dư tiền nhiều để mua sắm và chi tiêu, còn bây giờ người ta đánh thuế vào tài sản của họ, bắt họ trả phí qua lãi suất âm thì khiến họ càng tiết kiệm hoặc kéo tiền ra tẩu tán tài sản qua nước khác, trong khi độ tuổi lao động sung mãn thất nghiệp tại khối kinh tế đồng EUR này thì cứ duy trì con số trên 10% thì lấy đâu ra người có tiền chi tiêu mua sắm nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong các nước này.

Chuyện hi hữu nữa là những nước nằm ngoài khối đồng tiền EUR này như Thụy Sĩ, Thụy Điển, Đan Mạch,... thì lại dư gải tiền bạc, họ hạ lãi suất âm tiêu cực mạnh nhất là Thụy Sĩ (-0,75%), Đan Mạch (-0,65%), Thụy Điển (-0,50%) là không khuyến khích gửi tiền vào ngân hàng mà còn muốn đi gõ cửa tùng nhà cho thần dân và dân chúng nước họ tiền để tiêu vặt.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.