Header Ads

NHÓM CỔ PHIẾU TRIỂN VỌNG DÀI HẠN

Xin gửi tới các nhà đầu tư cập nhật lại một số ước tính và quan điểm đầu tư dài hạn với một số cổ phiếu có kết quả kinh doanh 6T2017 khả quan (FPT, MWG, HPG, HSG, MBB, BFC, QNS, GAS, REE).
NHÓM CỔ PHIẾU TRIỂN VỌNG DÀI HẠN
FPT: Tăng trưởng 2 con số ở HĐKD chính
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2017
FPT công bố kết quả của sáu tháng đầu năm 2017, với doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 20.136 tỷ đồng (+13% YoY) và 1.427 tỷ đồng (+13% YoY), đạt được 43% và 42% mục tiêu hàng năm của công ty.
Gia công phần mềm và dịch vụ viễn thông vẫn là những nguồn đóng góp chính. FIS ghi nhận lợi nhuận khá khiêm tốn, nhưng vẫn đạt ở mức cao hơn kết quả năm trước. Mảng bán lẻ ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của lợi nhuận trước thuế 44% YoY, cao hơn so với tăng trưởng tổng lợi nhuận trước thuế của MWG là 28% YoY. Mảng giáo dục đã ghi nhận tăng trưởng doanh số và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 17% và 13% so với cùng kỳ năm trước, nhưng mảng đầu tư đã ghi nhận lỗ khi FPT ghi nhận một phần lỗ từ cổ phần từ Sendo, với chi phí marketing tăng nhanh trong việc thu hút người dùng cho thương hiệu.
Ước tính năm 2017
Loại trừ tất cả tác động từ thu nhập tài chính, chúng tôi vẫn dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế sẽ đạt tương ứng 44.081 tỷ đồng (+11,4% YoY) và 2.302 tỷ đồng (+15,6% YoY), tương ứng EPS đạt 3.925 đồng.
Định giá và quan điểm đầu tư
FPT đang giao dịch với PE năm 2017 tại mức 12,2x, khá thấp so với mức trung bình của thị trường tại khoảng 16x. Chúng tôi điều chỉnh PE mục tiêu cho FPT từ 12x lên 13x để phản ánh lợi nhuận tiềm năng từ việc thoái vốn FRT và khả năng phân ngành lại FPT thành một công ty phần mềm/viễn thông trong tương lai gần, vì hai mảng này sẽ chiếm 70-75% tổng lợi nhuận của FPT chỉ trong vài năm tới. Chúng tôi đặt mức giá mục tiêu một năm cho FPT là 55.500 đồng/ cổ phiếu.

MWG: Tăng trưởng hữu cơ và qua M&A
Kết quả kinh doanh quý 2/2017
MWG đã công bố doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt tương ứng 15.654 tỷ đồng (+56,2% YoY) và 511 tỷ đồng (+22,7% YoY) trong quý 2/2017. Mảng kinh doanh điện thoại di động vẫn là mảng đóng góp chính vào doanh thu cho MWG với tỷ trọng 54% tổng doanh thu, nhưng tăng trưởng doanh thu chủ yếu đến từ phân khúc điện tử tiêu dùng với mức tăng trưởng 130%, từ 3.000 tỷ đồng trong quý 2/2016 lên 7.000 tỷ đồng trong quý 2/2017.
6T2017, doanh thu và lợi nhuận thuần đạt tương ứng 31.932 tỷ đồng và 1.070 tỷ đồng, tăng 61,5% và 28% YoY, đạt 49% và 48% kế hoạch năm. Trong 6T2017, MWG mở 62 cửa hàng di động, 148 cửa hàng điện tử tiêu dùng và 62 cửa hàng bách hóa, nâng tổng số cửa hàng lên tương ứng 1.013; 404 và 110 cửa hàng.
Triển vọng
Phân khúc di động dự báo tăng trưởng 15% trong năm 2017. Tuy nhiên, doanh thu từ phân khúc điện tử tiêu dùng có thể tăng trưởng 62%, được thúc đẩy nhờ sự tăng trưởng tự thân cũng như các thương vụ M&A, trong đó 10-15% tăng trưởng đến từ công ty mới vừa được sáp nhập. Đối với phân khúc bách hóa, chúng tôi hy vọng rằng MWG sẽ có 700 cửa hàng vào năm 2018, cho thấy tốc độ mở rộng 35 cửa hàng / tháng cho năm 2018.
Quan điểm đầu tư
MWG có khả năng mở rộng nhờ các thương vụ M&A trong phân khúc điện tử tiêu dùng, mở rộng sang bán lẻ dược phẩm và phân khúc bách hóa. EPS năm 2017 và 2018 ước tính đạt 7.107 đồng và 9.023 đồng. Tại mức giá hiện tại, MWG đang giao dịch ở mức PE năm 2017 và 2018 là 15,4x và 12,1x. Chúng tôi điều chỉnh mục tiêu 1 năm của  MWG từ 128.000 đồng / cổ phiếu lên 135.000 đồng / cổ phiếu, tương đương với PE năm 2018 là 15x để phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của phân khúc điện tử tiêu dùng sau M&A.

HPG: Định giá rẻ, tiềm năng tăng trưởng lớn
Lợi nhuận quý 2/2017 giảm do biên lợi nhuận bị thu hẹp
HPG công bố ước tính kết quả kinh doanh quý 2/2017. Doanh thu đạt 10.700 tỷ đồng, tăng 33% YoY nhờ tăng trưởng 29% về tổng sản lượng thép tiêu thụ. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng của HPG vẫn giảm 24% YoY từ mức cao nhất từ trước đến nay là 2.025 tỷ đồng trong quý 2/2016 xuống còn 1.530 tỷ đồng trong quý 2/2017. Biên lợi nhuận ròng của HPG đã giảm còn 14,2% trong quý 2/2017 so với 25,2% trong quý 2/2016.
Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HPG trong nửa đầu năm 2017 đạt tương ứng 21.000 tỷ đồng và 3.470 tỷ đồng, duy trì mức tăng trưởng dương tương ứng 52,5% YoY và 14% YoY và hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận hàng năm lần lượt là 52,5% và 57,8%. Doanh thu và lợi nhuận thuần đạt tương ứng 50,6% và 45,6% dự báo năm 2017 của chúng tôi.
Dự báo KQKD
Chúng tôi duy trì ước tính doanh thu và lợi nhuận thuần của HPG năm 2017 đạt tương ứng 41.502 tỷ đồng (+21,9% YoY) và 7.562 tỷ đồng (+14,5 YoY), dựa trên giả định sản lượng tiêu thụ đạt 2,1 triệu tấn thép xây dựng (+16% YoY) và 0,6 triệu tấn ống thép (+30% YoY). Năm 2018, chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận thuần đạt tương ứng 56.611 tỷ đồng (+36,4% YoY) và 8.495 tỷ đồng (+12,3% YoY) nhờ sự đóng góp của các dây chuyền sản xuất tôn mạ mới, Khu liên hợp gang thép Dung Quất và dự án bất động sản Mandarin Garden 2.
Định giá và quan điểm đầu tư
Ở mức giá hiện tại, HPG đang giao dịch tại mức PE 2017 và 2018 lần lượt là 6,8x và 6,0x. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA cho cổ phiếu, với giá mục tiêu là 39.800 đồng/cổ phiếu dựa trên PER và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 8x và 6x. Chúng tôi vẫn thấy HPG hấp dẫn, đặc biệt định giá rẻ dù tiềm năng tăng trưởng lớn từ khu liên hợp sản xuất Dung Quất trong thời gian tới.

HSG: Tỷ suất lợi nhuận quý 4/2017 có thể hồi phục nhờ giá thép cán nóng tăng trở lại
Doanh thu của HSG trong quý 3/2017 ở mức 7.231 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng doanh thu đạt 57% YoY nhờ sản lượng tiêu thụ thép tăng 46% YoY. Lợi nhuận ròng quý 3/2017 giảm mạnh 39% YoY còn 271,6 tỷ đồng (quý 2 theo dương lịch), mặc dù vậy, lợi nhuận ròng có nhiều khả năng phục hồi trong quý 4 niên độ tài chính 2017. Lũy kế 9 tháng đầu niên độ tài chính 2017, doanh thu và lợi nhuận ròng đạt 19.210 tỷ đồng (+49% YoY) và 1.126 tỷ đồng (+7% YoY). Theo VSA, tổng sản lượng tiêu thụ thép của HSG trong 9 tháng đầu năm 2017 đạt 1,14 triệu tấn, tăng 31% YoY.
Ước tính lợi nhuận
Chúng tôi duy trì ước tính sản lượng tiêu thụ năm 2017 đạt 1,6 triệu tấn (+25% YoY). Doanh thu ước tính đạt 25.895 tỷ đồng (+44,7% YoY). Chúng tôi điều chỉnh giảm 9% lợi nhuận ròng năm 2017 còn 1.587 tỷ đồng (+5,7% YoY) do tỷ suất lợi nhuận trong quý 3 thấp hơn ước tính. Ước tính dựa trên giả định giá bán trung bình có thể tăng 19% YoY so với giá thép cán nóng tăng 26% YoY.
Năm 2018, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ đạt 1,88 triệu tấn (+21% YoY) và tăng trưởng trở lại nhờ công suất tăng, mạng lưới chi nhánh mở rộng và hưởng lợi từ quy định áp dụng thuế tự vệ gần đây. HSG lên kế hoạch nâng công suất sản xuất lên 2,2 triệu tấn và số lượng chi nhánh lên 350 chi nhánh vào cuối năm 2017 (năm dương lịch) từ mức hiện tại là 1,6 triệu tấn và 300 chi nhánh. Doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2018 ước tính đạt 31.717 tỷ đồng (+22,5% YoY) và 1.824 tỷ đồng (+15% YoY).
Định giá và Quan điểm đầu tư
Ở mức giá hiện tại, HSG đang giao dịch tại PE dự phóng năm 2017 và 2018 là 6,3x và 5,5x. EV/EBITDA dự phóng năm 2017 và 2018 tương ứng ở mức 6,8x và 5,7x. Chúng tôi nâng khuyến nghị từ NẮM GIỮ lên MUA cổ phiếu với giá mục tiêu 1 năm là 33.100 đồng/cp dựa trên PE và EBITDA mục tiêu là 7x và 6x.

MBB: Triển vọng phát triển mạnh mẽ
Hệ số NIM được cải thiện nhờ nỗ lực của MBB trong việc kiểm soát quy trình tín dụng
Trong quý 2 năm 2017, MBB đạt 2.732 tỷ đồng thu nhập lãi ròng, tăng 47,1% YoY và 747 tỷ đồng thu nhập ngoài lãi, tăng gấp đôi so với quý 2 năm 2016.
Chi phí dự phòng nửa đầu năm 2017 lên đến 1.321 tỷ đồng (+121% YoY) bao gồm khoảng 700 tỷ đồng từ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và 600 tỷ đồng trích lập dự phòng cho trái phiếu của VAMC. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức khiêm tốn 1,3%, nhưng nợ Nhóm 5 tăng dần từ 614 tỷ đồng cuối năm 2016 lên 1.113,8 tỷ đồng vào quý 2/2017, giải thích được phần nào khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng 400 tỷ đồng so với cùng kỳ. Khoản dự phòng 600 tỷ đồng cho trái phiếu của VAMC phù hợp với dự báo của chúng tôi về MBB cho năm 2017 về khoản này dự kiến ~ 1.100 tỷ đồng. Hệ số CIR trong quý 2/2017 là 38,05% và trong xu hướng giảm do ngân hàng giảm tập trung vào việc mở rộng văn phòng và chi nhánh.
Quan điểm đầu tư và định giá
Ở mức 22.200 đồng/cổ phiếu, MBB đang giao dịch ở mức PB 2017 và 2018 tương ứng 1,5x và 1,4x dựa trên ước tính hiện tại. Lợi nhuận trước thuế quý 2/2017 tăng 44% làm tăng đáng kể ROE trung bình (từ 14,12% trong quý 1/2017 lên 16,93% trong quý 2/2017) và giảm định giá trailing. Với triển vọng phát triển mạnh mẽ và chiến lược thận trọng trong việc trích lập dự phòng, chúng tôi định giá MBB cao hơn mức trung bình ngành. Chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị MUA với giá mục tiêu là 26.600 đồng/cổ phiếu, tương đương với PB dự phóng là 1,8x.

BFC: Kết quả kinh doanh quý  2/2017 khả quan
Kết quả kinh doanh quý 2/2017
BFC công bố ước tính KQKD trong quý 2/2017 của HĐQT. Doanh thu ước đạt 2.080,5 tỷ đồng (+0,3% YoY), tương đương sản lượng tiêu thụ NPK đạt 221,3 nghìn tấn (+2,2% YoY) và giá bán trung bình ở mức 9.400 đồng/kg (-0,1% YoY). Chúng tôi lưu ý rằng, tăng trưởng sản lượng tiêu thụ trong quý 1/2017 cao bất thường, đạt 25% YoY. Do đó, doanh thu quý 2/2017 tăng trưởng chậm lại, chỉ còn 2,2% YoY là hợp lý. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 172.9 tỷ đồng (+13,2% YoY) nhờ biên lợi nhuận gộp gia tăng.
Lũy kế nửa đầu năm 2017, tổng doanh thu ước đạt 3.269 tỷ đồng (+5,8% YoY), hoàn thành 47,7% kế hoạch năm 2017. Sản lượng tiêu thụ trong năm 2017 có thể đạt 349,4 nghìn tấn (+9,6% YoY). Lợi nhuận trước thuế ước đạt 253,4 tỷ đồng (+24,5% YoY), hoàn thành 60,3% kế hoạch năm 2017.
Ước tính KQKD năm 2017 và 2018
Dựa trên kết quả khả quan trong nửa đầu năm 2017, chúng tôi đang xem xét điều chỉnh tăng dự báo kết quả kinh doanh cho năm 2017 và 2018 sau khi báo cáo tài chính quý 2/2017 được công bố cũng như giá mục tiêu đối với cổ phiếu BFC.

QNS: Định giá rất hấp dẫn
Kết quả kinh doanh sơ bộ 6T2017: Doanh thu ước tính tăng 18% YoY, đạt 3.930 tỷ đồng, với lợi nhuận ròng ước đạt 480 tỷ đồng (-2% YoY). Lợi nhuận ròng giảm nhẹ so với dự báo của chúng tôi, vì giá đường thấp hơn và chi phí khấu hao tăng lên từ nhà máy sữa đậu nành ở Bình Dương sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của QNS. Từ đầu năm đến nay, Vinasoy vẫn giữ nguyên giá bán.
Dự báo KQKD và quan điểm đầu tư
Chúng tôi điều chỉnh nhẹ dự báo KQKD của QNS trong năm 2017 sau khi thay đổi giả định về tăng trưởng sản lượng đường từ 3% lên 6%. Doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của QNS năm 2017 ước đạt tương ứng 7.546 tỷ đồng (+8,2% YoY) và 1.328 tỷ đồng (-6% YoY).
Trong năm 2018, chúng tôi ước tính tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sẽ đạt tương ứng 13,1% và 9% YoY nhờ lợi nhuận từ đường, sữa đậu nành và điện gia tăng.
Trong giai đoạn 2018-2022, chúng tôi ước tính tăng trưởng CAGR của doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế sẽ đạt lần lượt là 9,5% và 9,2%.
Khuyến nghị
Ở mức giá hiện tại, QNS đang giao dịch ở mức PE 2017 là 11,2x và PE 2018 là 9,8x, rất hấp dẫn theo quan điểm của chúng tôi. Giá mục tiêu 1 năm chúng tôi đưa ra cho cổ phiếu QNS là 98.200 đồng / cổ phiếu dựa trên PE mục tiêu là 15,8x (PE phân khúc đường: 8x, PE phân khúc khác: 17x) và mô hình định giá DCF (WACC: 12,71%, terminal growth rate: 3%), tăng 21% so với giá hiện tại. Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị MUA tại mức giá thị trường hiện tại.

GAS: Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2017 ấn tượng
Kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2017:
GAS có thể đạt 30% tăng trưởng lợi nhuận ròng trong 6T2017, đây là kết quả ấn tượng so với các công ty khác cùng ngành Dầu khí đang khó có thể đạt lợi nhuận tích cực. Giá FO so với đầu năm trung bình ở mức 301 USD/tấn, (+41% YoY) và giá FO tăng mạnh là yếu tố chính giúp công ty đạt KQKD tích cực trong 6T2017. Nhờ kết quả 6T2017, khả năng cao GAS sẽ vượt kế hoạch kinh doanh cẩn trọng năm 2017.
Ước tính và quan điểm đầu tư
Năm 2017, đối với công ty mẹ, chúng tôi ước tính doanh thu thuần đạt 59.227 tỷ đồng (+14,1% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 8.157 tỷ đồng (+14,7% YoY). So với ước tính trước, ước tính lợi nhuận ròng tăng 8% chủ yếu nhờ ghi nhận khoản thu nhập bất thường từ việc tăng phí đường ống Cửu Long.
Năm 2018, dựa trên giả định giá FO ở mức 310 USD/tấn (+7% YoY), chúng tôi ước tính tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ròng công ty mẹ đạt 11,7% và 2,1%. Nếu không bao gồm khoản thu nhập bất thường năm 2016 và 2017, lợi nhuận ròng năm 2017 và 2018 ước tính tăng 26% và 12,8% YoY.
Quan điểm đầu tư
Ở mức giá hiện tại là 59.000 đồng/cp, GAS đang giao dịch tại PE 2017 là 14,5x và PE 2018 là 14,2x, là tương đối hấp dẫn theo quan điểm của chúng tôi. Giá mục tiêu 1 năm của GAS ở mức 69.800 đồng/cp (giá mục tiêu trước là 61.600 đồng/cp), với PE mục tiêu là 17x. Giá mục tiêu tăng 18% so với giá hiện tại. Chúng tôi nâng khuyến nghị từ NẮM GIỮ lên MUA cổ phiếu.

REE: Kết quả kinh doanh còn nhiều như địa tăng trưởng, nâng giá mục tiêu
REE báo cáo doanh thu và lợi nhuận thuần thuộc cổ đông công ty mẹ đạt tương ứng 1.156 tỷ đồng (+ 33,3% YoY) và 337 tỷ đồng (tăng 133,8% YoY). Tương tự quý 1/2017, yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận từ phân khúc Năng lượng, bao gồm PPC và các công ty thủy điện khác (bao gồm VSH, sông Ba Hà, TBC và TMP).
Trong kỳ, lợi nhuận từ các công ty liên doanh đạt 193 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái giảm mạnh. Riêng trong quý 2/2017, PPC và TMP đã công bố lợi nhuận ròng đạt tương ứng 451 tỷ và 115 tỷ đồng, mang lại 160 tỷ lợi nhuận thuần cho REE. Lợi nhuận khác thu được nhờ kết quả khả quan từ nhà máy thủy điện VSH và Sông Ba Hạ được hưởng lợi từ khối lượng mưa lớn vào đầu năm 2017.
Kết quả kinh doanh trong quý thậm chí còn cao hơn nếu REE không trích lập dự phòng cho Nhà máy điện Quảng Ninh và các khoản đầu tư khác. Trong kỳ, công ty ghi nhận khoản trích lập dự phòng khoảng 100 tỷ đồng và lỗ thuần phát sinh từ thương vụ thoái vốn, trong đó 66 tỷ đồng từ QTP (CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh) và khoảng 30 tỷ đồng từ việc bán lại SaigonTel và các khoản đầu tư khác. REE sở hữu 10% QTP và định giá lại khoản đầu tư theo giá thị trường của QTP, ghi nhận các khoản dự phòng cho quý 2 năm 2017.
Chúng tôi lưu ý rằng, công ty chưa ghi nhận lợi nhuận từ VIID và Saigon Res trong quý 2/2017 như chúng tôi đã dự báo trước đó nhưng sẽ ghi nhận trong nửa cuối năm 2017.
Ước tính
Chúng tôi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2017 sẽ đạt tương ứng 4.611 tỷ đồng (tăng 26% YoY) và 1.399 tỷ đồng (+ 26,1% YoY).
Chúng tôi điều chỉnh tăng lợi nhuận thuần cho REE vào năm 2018 từ 1.388 tỷ đồng lên 1.501 tỷ đồng để phản ánh kết quả hoạt động khởi sắc của nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ và PPC. EPS 2017 và 2018 dự kiến đạt tương ứng 4.511 đồng (+ 28% YoY) và 4.841 đồng (+ 7,3% YoY).
Quan điểm đầu tư
REE đang giao dịch ở mức PE 2018 là 7,5x, tương đối thấp. Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu 1 năm của REE lên 38.400 đồng / cổ phiếu, tương đương với PE mục tiêu của năm 2018 là 8x. Chúng tôi đặt PE mục tiêu thận trọng do cổ phiếu giao dịch ở mức PE thấp 7x trong 3 năm qua.
Trần trọng,

Duong Trong Vinh (Mr.)
Associate
SSI – Hanoi

SSI - Securities Services
1C Ngo Quyen, Hoan Kiem, Hanoi, Vietnam
M: (+84) 975 271 089 | T: (+84-4) 3 936 6321 ext. 206 | E: vinhdt@ssi.com.vn| Wwww.ssi.com.vn


Bản tin này được thực hiện bởi Vinh gửi đến quý anh/chị. Các thông tin, dự báo và khuyến nghị trong bản tin này (bao gồm cả các nhận định cá nhân) mang tính nhận định cá nhân của Vinh, không đại diện cho SSI, chỉ có tính chất khuyến nghị để quý anh/chị tham khảo. Vinhvà SSI sẽ không chịu trách nhiệm đối với tất cả hay bất kỳ thiệt hại nào hay sự kiện bị coi là thiệt hại đối với việc sử dụng toàn bộ hay một phần thông tin hoặc ý kiến trong bản tin này.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.