Header Ads

OTC Market 2019 – Nhiều cơ hội mới sau giai đoạn tích lũy

đầu tư cổ phiếu OTC, mua bán OTC, giá cổ phiếu OTC, tư vấn mua bán OTC
>> Tiếp nối bài đăng chủ đề OTC hồi tháng 4/2018 Vinh chia sẻ: THỊ TRƯỜNG OTC NGHỈ NGƠI, TÍCH LUỸ VÀ SẼ TÁI KHỞI ĐỘNG


Thị trường OTC là thị trường thuần túy về đầu tư, hiệu quả

CƠ HỘI TỐT TRÊN THỊ TRƯỜNG OTC

  • Hiện tượng của những CP OTC mang lại lợi nhuận khổng lồ khi giá CP tăng 3-10 lần trong 1-1.5 năm thu hút nhiều nhà đầu tư “say mê” tìm hiểu chuyện lên sàn của các DN sắp niêm yết.
  • Từ khoảng cuối năm 2016 đến 3/2018, thị trường giao dịch cổ phiếu tự do (OTC) sôi động hơn hẳn nhờ nhiều doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có tên tuổi, quy mô lớn, hấp dẫn lần lượt đăng ký giao dịch trên HOSE và UPCoM và đa phần các cổ phiếu này ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng về giá như: Petrolimex, Vietjet Air, Sabeco, Habeco, FPT Telecom, FPT Retail, Vincom Retail, Vinhomes, VPBank, HDBank, Techcombank, VEA – Veam, TPBank, VGI – Vittel Global, VTP – Viettel Post, MSH – May Sông Hồng,… Từ 4/2018 đến 12/2018, thị trường OTC đã có quá trình nghỉ ngơi tích lũy mạnh để sẵn sàng cho sóng lớn OTC năm 2019.
  • Thực tế này giúp các nhà đầu tư mạnh dạn xuống tiền cho các giao dịch “mua sớm” ở các thương vụ đi sau. Con sóng OTC được duy trì và tạo sức hút không kém so với các sàn giao dịch chứng khoán tập trung.
  • Quy mô và thanh khoản thị trường OTC tốt hơn xưa rất nhiều. Các môi giới chuyên giao dịch OTC & NĐT chuyên nghiệp hiện giờ giao dịch đặt cọc uy tín qua SMS khiến cho tốc độ khớp lệnh trên OTC cũng rất nhanh chóng.
  • Sau thời gian tạm tĩnh lặng, sàn OTC tiếp tục náo nhiệt khi các “thương vụ của năm 2019” lần lượt sẽ khởi chạy. Gây ấn tượng với thị trường cho đến thời điểm hiện tại là cổ phiếu Thaco, Ricons, FPT Online, OCB, Maritimebank, Thiết kế Viettel - VTK, Cienco4, SHE, AnBinhBank, PGBank, SaiGonBank, SCB, VietABank,… khi các doanh nghiệp này lần lượt hé lộ thời điểm niêm yết, khiến sự săn lùng các cổ phiếu ngoài sàn trở nên sôi sục. 
  • Bên cạnh đó, còn những cổ phiếu chưa có trên OTC cũng được săn đón trong tương lai: SunGroup, BĐS Phú Long, Đồ Gỗ An Cường và rất nhiều cổ phiếu khác. Hay những cơ hội đấu giá hot rồi giao dịch cp trên OTC luôn như Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn,..
  • Đa số những thương vụ lớn và tạo được sức hút lại khá khan hiếm nguồn cung. Hoặc vì khan hiếm nguồn cung khiến tạo nên sức hút tìm kiếm cổ phiếu, đẩy giá tăng nhanh, thậm chí tăng theo tin đồn đoán.


MỘT SỐ LOẠI HÌNH GIAO DỊCH CHUYỂN NHƯỢNG
     Cổ phiếu có mã mã lưu ký chưa? Có được tự do chuyển nhượng ko?

     Đối với CP được tự do chuyển nhượng ta phân thành 2 loại:
  • Loại 1: CP đã có mã lưu ký thì thực hiện chuyển nhượng tại các CTCK nơi NĐT lưu ký CP trong thời hạn được chuyển nhượng.
  • Loại 2: CP chưa được cấp mã lưu ký thì chuyển nhượng tại Tổ chức phát hành hoặc CTCK được ủy nhiệm phụ trách quản lý cổ đông.

KHI THAM GIA THỊ TRƯỜNG OTC, LƯU Ý ĐẾN NHỮNG DẠNG RỦI RO

Rủi ro về thanh khoản.
  • OTC không phải muốn mua bán lúc nào cũng có cung cầu. Lúc tăng thì không thấy ai bán. Lúc xuống lực cầu mất hút đâu không thấy. Do đó, các NĐT nên dự phòng nguồn tiền đầu tư vào OTC như một thị trường vốn mua và nắm giữ dài hạn.
Rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá.
  • Để chắc chắn, người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc.
  • Ngược lại, khi giá lên mạnh, người bán có xu hướng đánh tháo bung cọc và chấp nhận bị phạt cọc gấp đôi số tiền đặt cọc.
Rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng.
  • Trong thời hạn chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức…, vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.
Rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm chia thưởng cổ tức hay quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn.
  • Khi mua CP, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó, người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức hay quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn.
Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua. Vd LPB
  • Số lượng quyền mua và số cổ phiếu được mua khác nhau. Ví dụ: CEO.
Rủi ro định giá
  • Mức giá đang giao dịch của CP có vượt khá xa mức giá mục tiêu mà chuyên gia của Công ty Chứng khoán định giá, dự phóng.

BÍ QUYẾT ĐẦU TƯ OTC
  • Thuần túy về mặt đầu tư là thị trường OTC, còn thị trường niêm yết không còn là đầu tư nữa mà là đầu cơ.
  • Phải có lượng tiền dù ít hay nhiều dành chờ đón cơ hội, nhiều khi hết tiền thì cũng chịu.
  • Mua đầu tư tập trung, đừng lan man.
  • Mua đầu tư không chơi theo ngày, hạn chế hoặc không trading trên OTC và giá phải là giá mà mình định giá.
  • Mua cổ phiếu doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, EPS. Chia cổ tức bằng tiền, bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao và đều đặn hàng năm. 
  • Doanh nghiệp có kế hoạch niêm yết với lộ trình càng rõ càng tốt.
  • Tổ chức tư vấn niêm yết rất quan trọng, và các roadshow của doanh nghiệp trước thềm niêm yết. 
  • So sánh chỉ số tài chính và quy mô với các công ty trong cùng lĩnh vực đã niêm yết.
  • Xu hướng chung của thị trường chứng khoán có phù hợp để niêm yết không? 
  • Thời điểm niêm yết cổ phiếu tác động tới chỉ số định giá và mức độ hứng khởi của NĐT với cp.

MÔI GIỚI VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ OTC
  • Buôn có bạn, bán có phường. Nhà đầu tư cần có một môi giới OTC chuyên nghiệp, uy tín cao để nhận được những thông tin tư vấn nhạy bén, kịp thời, hỗ tợ theo dõi diễn biễn giá cổ phiếu, kèm theo đó là những thông tin về doanh nghiệp đầu tư và thị trường OTC.
Nắm giữ cổ phiếu tốt khó hơn giữ vàng trong giai đoạn thị trường OTC tích lũy thời gian qua. Để làm được điều đó bạn cần hiểu rõ câu chuyện doanh nghiệp mình đầu tư. Niềm tin và sức mạnh của sự kiên nhẫn sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư OTC trong 2019
Dương Trọng Vinh - SSI

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.