Header Ads

Kiếm tiền thời khủng hoảng - Martin D.Weiss (review ebook)


Kiếm tiền thời khủng hoảng - Martin D.Weiss

1. Những mánh khoé của tay môi giới ck
Nhiều cty trả tiền cho nhà môi giới để đánh bóng cty qua báo cáo, thao túng cung - cầu của cp để thu hút nđt tham gia. Bên cạnh đó, các môi giới đều biết khi khách hàng thua lỗ nặng và bán, gần như chắc chắn họ sẽ rút khỏi thị trg và từ bỏ đtck. Vì vậy, nhân viên môi giới thường khuyến khích khách hàng mua bình quân xuống để có giá vốn trung bình thấp hơn, hoặc cp đã giảm quá đà và đây đã rất gần rồi ko nên bán, hay nếu đồng loạt bán sẽ tạo ra vòng xoáy rút tiền suy thoái khủng hoảng,... khi cp tạm hồi phục, bạn muốn bán cp đi cũng sẽ đc tư vấn nên giữ lại vì thị teg đang bắt đầu hồi phục và việc bán đi là quá sớm và thiếu khôn ngoan.

2. Bong bóng
Bong bóng trong thủ thuật kế toán từ nội bộ cty tại Mỹ (giai đoạn những năm 2000s) được thực hiện bởi nhiều thủ thuật gaap hợp pháp như:
Sử dụng quyền chọn rất lớn cho ban lãnh đạo cty mà ko bị coi là chi phí
Dùng các cty liên kết là thùng rác cho chi phí và nợ
Cộng lợi nhuận quỹ lương hưu vào lợi nhuận tài chính của cty
Sử dụng lợi nhuận ước tính để che dấu lỗ trong năm thua lỗ
Sử dụng chứng khoán phái sinh để thổi phồng lợi nhuận từ cá cược và che dấu nó tinh vi nếu thua lỗ bằng chú thích khó hiểu

3. Sự thổi phồng của phố Wall
Các hãng môi giới thay vì tập trung tìm kiếm cơ hội kiếm lợi nhuận cho nđt đac trở thành đơn vị tìm cách bán cp cho các dno. Các khuyến nghị thường ko có mua vì sợ rạn nứt mqh với dno. Các nhà phân tích khuyến nghị mua mạnh vì lương thưởng đc trả theo doanh thu bán co và chi phí marketing cp của dno trả cho họ. Đấy là cách vận hành của phố wall

4. Bong bóng vỡ
Sau khi thị trg sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2000-2002, hàng loạt các vụ bê bối nguỵ tạo sổ sách bị phanh phui, các cty phải hạch toán lại các khoản chi phí khổng lồ từ hệ thống cty con, các khoản nợ tiềm ẩn bin giấu, các khoản lỗ lớn từ quỹ lương hưu và hàng loạt sai phạm của các cty kiểm toán đã làm sụp đổ nhiều cty lớn như Enron, Worldcom,...

5. Túi đồ trang điểm trị giá 17.000$
Sau khi các bê bối sổ sách kế toán bị phanh phui, hàng lọt các khoản chi tiêu bằng tiền ngân sách dno cho cá nhân lãnh đạo cty bị phanh phui ra thói chi tiêu xa hoa của họ, lấy tiền của cổ đông như mua túi đựng đồ trang điểm 17k$, mua rèm cửa 6k$, chuồng chó 15k$,... 
Bên cạnh đó, khi suy thoái tới cacd ngành nghề đều suy sụp nhanh chóng do giá cả suy giảm mạnh gây thua lỗ lớn bên cạnh việc tiêu thụ giảm, nợ tới hạn ko có nguồn tiền chi trả. Tất cả tạo ra sự phá sản của các dno yếu kém

6. Hãy bán cp này ngay bây giờ
Sau thua lỗ lớn cp, người ta sẽ tìm cách rút bớt từ các khoản thế chấp để bổ sung vào các khoản đtu ck. Nhưng 1 nhà hoạch định tài chính cá nhân độc lập sẽ khuyên nên tất toán trả các khoản nợ thế chấp càng sớm càng tốt. Khi thị trg ck. Suy thoái, cần band ra 50% số lg cp đang nắm giữ và tiếp tục bán ra khi có các đợt phục hồi. 

7. Hãy giữ chặt tiền mặt
Sau khi thoát khỏi cp suy thoái, cần lựa chọn kênh đtu an toàn nhất. Trái phiêud dno cung nhiều giai đoạn rủi ro giảm giá mất trắng không kém cp, gửi tiền bank thỉ chỉ đc đảm bảo 100k usd trên đó nếu bank sập là mất. Trái phiếu cp đai hạn bị rủi ro lai. Suất giảm gây mất giá. Chỉ có các quỹ tiền tệ chuyên đtu trái phiếu cp, hối phiêud và kỳ phiếu là đem lại đảm bảo an toàn ko bị giảm giá tuy nhiên chúng đem lại ls rất thấp.

8. Tăng thâm hụt ngân sách
Nền kinh tế Mỹ có các con số thặng du thương mại lớn suốt tư 1998-2001 nhưng sự thật họ cũng sử dụng các thủ thuật kế toán thông qua các công ty đc nhà nc bảo trợ giống như các thủ thuật kế toán mà các cty phố wall sử dụng đẻ thổi phòng lợi nhuận của mình. Thay vì thặng dư 69bil$ năm 1998 thì thực tế chính phủ Mỹ thâm hụt -418bil$, năm 1999 là -521bil thay vì thặng dư +125bil$, năm 2000 thâm hụt -138bil thay vì thặng dư +236bil$, năm 2001 thâm hụt -624bil thay vì +127bil, 2Q/2002, thâm hụt -948bil thay vì -106 tỷ,… rõ ràng các thủ thuật kế toán hợp pháp này đc áp dụng tràn nan ko chỉ các dno mà cả chính phủ, tuy nhiên việc nhận ra là khó khăn hơn nhiều so với tại dno vì sự phức tạp trong hệ thống nhà nước cũng như mọi người đều lờ đi vấn đề này và tin rằng nền kt Mỹ luôn mạnh mẽ đi lên vững vàng.

9. Bong bóng thị trường trái phiếu
Thị trg trái phiếu chính phủ Mỹ cũng ko hẳn là kênh đầu tư phi rủi ro. Năm 1980, nó đã sụp đổ giảm hơn 50% giá trị trái phiếu, ko có người mua nào trên thị trường vào ngày 11/2/1980 và thị trường tê liệt hoàn toàn. Nỗi lo sợ lạm phát đã ngăn cản mọi quyết định mua trái phiếu của mọi nhà đtu và các hãng bao tiêu trái phiếu thua lỗ nặng nề năm đó. Sau đó chính phủ Mỹ phải siết chặt chính sách tiền tệ để bẻ gẫy lạm phát, tạo lại niềm tin cho thị trường trái phiếu đẻ tiếp tục vay mượn đc để chi tiêu. Họ sẽ luôn quan tâm cứu ngân sách của họ trước và khi khả năng vay mượn, ngân sách ổn họ mới tính tới cứu các cty trong nền kt.

10. Bong bóng thị trường bất động sản
Tại Mỹ, trước giai đoạn sụp đổ 2007-2009, hầu hết mọi người đều có suy nghĩ bđs chỉ có tăng và mọi sự suy giảm chỉ diễn ra cục bộ tại 1 vài nơi và ký ức về sụp đổ bất động sản trong họ là rất mơ hồ và hầu như họ không được chứng kiến điều đó nhất là với những người đang sống. Niềm tin bđs luôn tăng là hiệu hữu trong lòng mọi người dân Mỹ. Tuy nhiên, lịch sử các cuộc sụp đổ bđs vẫn tồn tại nhưng nó bị mọi người bỏ qua. Năm 2002, mặc dù giá nhà đã tăng mạnh nhưng tổng tỷ lệ vay/giá trị căn nhà lại sụt giảm mạnh từ 75% xuống 55%, điều đó nghĩa là dù giá nhà tăng 100% nhưng người ta đã rút mạnh tiền ra đều đầu tư tiếp ngôi nhà thứ 2 và thứ 3 từ giá trị căn nhà thứ nhất tăng. Các tay môi giới bđs thì luôn xúi mua vì nếu giá đang tăng họ sẽ xúi bạn mua nếu ko muốn bở lỡ, nếu giá giảm họ sẽ xúi mua vì giá hiện nay đã hợp lý hơn trước kia rất nhiều. Đề nghị bán đi hầu hết ko có trong từ điển của tay môi giới nhà đất với bạn trừ khi bạn yêu cầu họ bán nhà cho bạn.
Khi thị trường ck sụp đổ, các dno sẽ gặp khó khăn trong kdoanh và giảm thuê văn phòng, hay nhà xưởng dẫn tới nhu cầu đất thương mại giảm gây giảm giá đầu tiên, sau đó tới việc cắt giảm nhân viên, tiền lương làm các khoản thế chấp nhà của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiếu dòng tiền chi trả và tình trạng bán tháo tài sản diễn ra dẫn tới sụt giảm mạnh giá nhà ở.
Khi thị trg bđs sụp đổ cần làm gì:
- Đừng mua nhà khi đó, hãy chờ đợi. Đặc biệt khi thị trường chứng khoán còn giảm thì thị trg bđs còn giảm theo. Nếu bắt buộc phải mua thì đừng vay nợ để mua giai đoạn đó
- Bán các tài sản thương mại: như các bđs thương mại, khu nghỉ dưỡng với giá thấp hơn giá thị trg 1 chút càng sớm càng tốt, vì để hoàn tất 1 giao dịch bđs rất lâu và cứ treo giá cao thì khi lũ lượt bán ra sụp đổ bạn sẽ rất khó thoát khỏi nó.
- Bán các ngôi nhà đang cho thuê ổn định đi vì nó sẽ là mục tiêu sụp giảm giá mạnh tiếp theo dù dòng tiền vẫn đang thu được.
- Thảo luận với gia đình 3 cầu hỏi chính cần trả lời:
o Ngồi nhà đó có ý nghĩa với bạn và bạn ko quan tâm giá nó tăng/giảm và quyết định ở tiếp với nó dù giá có ntn hay không
o Bạn có ý định chuyển nhà không, nếu có nên bán nó khi thị trg ck có dấu hiệu sụp đổ và chờ đợi mua ngôi nhà mới
o Bạn cần tiền để chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu, chăm sóc y tế tuổi già hãy cân nhắc bán ngôi nhà hiện tại đi để đủ tài chính cho kế hoạch đó
- Tìm hiểu xem bạn đang trong tình trạng báo động không: Cần đánh giá điều kiện tài chính của bạn, bạn có chịu đựng đc các cú sụp giảm giá 25-50% giá nhà hay không khi nó sụp đổ.

11. Những người thắng cuộc ít ỏi
Những người chiến thắng kiếm đc tiền khi thị trường suy thoái là những người tiến hành bán khống cổ phiếu, short future chỉ số. Tuy nhiên các hành động bán khống đề cực kỳ rủi roc ho nđt tham gia bởi sự bật lại của nó rất mạnh và rủi ro là vô hạn định với nđt. Thay vào đó, khi thị trg suy thoái, nđt có thể kiếm đc tiền từ các quỹ chỉ số ngược, đó là các quỹ chỉ số sẽ short các cổ phiếu trong các chỉ số như chỉ số DJ, S&P500 hay Nasdaq nhưng nđt nếu mất chỉ mất số tiền tham gia vào quỹ mà ko bị rủi ro vô hạn nhưu khi tự đi short cổ phiếu cụ thể.

12. Nhóm bảo vệ
Sau khi thị trường CK Hoa kỳ có 1 phiên giảm mạnh nhất lịch sử là ngày thứ 2 đen tối 19/10/1987 khi chỉ số DJ -22,6% trong 1 phiên và phiên sau đó tiếp tục mất đi -10% nữa. Cú sốc đó đã buộc chính phủ Mỹ thành lập 1 nhóm nghiên cứu bảo vệ thanh khoản cho thị trường ck để thị trường không bị sụp đổ và nhóm này đã can thiệp vào thị trường nhiều lần để giải cứu như khi có khủng hoảng châu á, khủng hoảng LTCM, khủng hoảng 11/9, khủng hoảng dot.com, khủng hoảng nhà đất,…

13. Những nguy cơ tiềm ẩn
Các cty trên thị trg Mỹ đã lạm dụng lớn các hợp đồng phái sinh để thổi phồng lợi nhuận cho cty mình. Bên cạnh đó, nhóm 9 ngân hàng lớn nhất tại Mỹ jhi đó nắm tới 80% các hđ phái sinh và nếu tổn thats xảy ra tỷ lệ vốn:giá trị cam kêt sleen tới 1:6 lần và bất kỳ rủi ro bất ngờ nào xảy ra có thể xoá sạch vốn các ngân hàng này. 
Từ đó, thị trg Mỹ sẽ vẫn đang ở trong cơn suy thoái mạnh với 2 kịch bản. 1 kịch bản tự điều chỉnh với sự can thiệt thấp thì sẽ rơi sốc và tự hồi phục sau đó. 1 kịch bản can thiệp sâu vào sẽ như Nhật Bản sau đó trì trệ suy thoái kéo dài mấy chục năm sau khi tạo đỉnh năm 1991 và từ đó tới giờ chưa bao giờ Nhật Bản quay lại đc điểm số khi đó. Kịch bản Nhật Bản đem lại cái chết từ từ với các vòng xoáy đi xuống liên tục, hệ thống ngân hàng chỉ chờ phá sản suốt nhiều năm mà ko thể phục hồi lại đc.

14. Giảm phát
Bên cạnh việc suy sụp của giá các tài sản tài chính ảnh hưởng tới các dno, việc giá cả hàng hóa suy giảm liên tục cũng tạo ra sự giảm pháp ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp và càng thúc đẩy việc các dno đi đến phá sản. Trong môi trường đó, việc đầu tư cả cổ phiếu, trái phiếu đều gặp các rủi ro lớn như nhau khi dno gặp khó khăn và khủng hoảng. Các chứng khoán chính phủ phát hành ra có thể là giải pháp an toàn nhưng lại luôn đem lại mức lợi suất quá thấp không đáp ứng nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận của nđt.
Các công cụ giao dịch quyền chọn là sản phẩm được ưa thích trong giai đoạn suy thoái, giảm phát. Các công cụ này nđt chỉ nên sử dụng với 5% tài sản của mình và không nên mua chỉ 1 quyền chọn. Giá của quyền chọn này bị thuộc vào giá cp cơ sở và thường quyền chọn bán sẽ đc ưa thích trong giai đoạn thị trg suy thoái hơn là quyền chọn mua. Tại Việt Nam chỉ có sản phẩm fut chỉ số để có thể giao dịch được kiểu này thay vì giao dịch option với từng cổ phiếu riêng biệt.

15. Sự sụt giá của các cổ phiếu Blue-chip
Khi thị trường đang hoảng loạn sau các cơn bán tháo của các cổ phiếu công nghệ. Các cp lớn cũ kỹ khách người ta tưởng chừng như nó được miễn nhiễm nhưng không, sự sụt giảm mạnh của giá cả đã ảnh hưởng lớn tới các cp đc coi là blue chip và nhấn chìm lợi nhuận các dno lớn này. Việc này thường kéo theo phản ứng dây truyền trong các chỉ số lớn như DJ hay S&P500 nơi tập trung các cổ phiếu lớn. Khi giá giảm, các doanh nghiệp lại cắt giảm chi tiêu, hàng tồn kho tăng đột biến tạo ra sự thâm hụt ngân sách rất lớn tác động tới việc các dno lớn tuyển bố phá sản sau đó vì không thể huy động đc thêm vốn cho hoạt động hàng ngày của mình. Các hãng môi giới, ngân hàng thì liên tục giữ khuyến nghị nên mua và cũng bị các nđt, các quỹ hưu trí kiện vì đưa thông tin sau lệch về tình hình hoạt động của dno mà họ khuyến nghị nên mua.

16. Hãy chuyển tài khoản của bạn đi
Bạn đánh giá chất lg các nhân viên môi giới của mình, chất lg công ty tư vấn để xem các nhận định tư vấn của họ có sát với tình hình cty, bởi rất nhiều cty bị sụp đổ nhưng các khuyến nghị public với nó vẫn là nên mua mà ko có sự cảnh báo kịp thời cho nđt. Bên cạnh đó là tìm kiếm các đơn kiện tụng các hãng môi giới của các nđt để tìm kiếm hãng môi giới tốt nhất cho bạn và sẵn sàng chuyển tk giao dịch ck sang hãng có tư vấn độc lập tốt nhất và ít bị kiện tụng nhất.

17. Lời kêu gọi hành động
Từ việc xem xét các hãng môi giới, nđt nên hành động để lựa chọn các hãng môi giới khách quan nhất với mình và chính hành động di chuyển tk để thúc ép các hãng môi giới phải thay đổi cải tổ lại cách khuyến nghị và qly tài khoản của mình. Mỗi tk dù nhỏ nhưng tạo thành làn sóng cũng thúc ép các hãng phải thay đổi cải tổ trước khi quá muộn.

18. Mất thăng bằng
Trong chính sách của chính phủ, họ vừa muốn giữ thị trường ổn định không có nóng nhưng cũng ko quá lạnh, lại vừa muốn duy trì các tổ chức tạo lập thị trường và hạn chế các hành động bơm tiền can thiệp trực tiếp vào thị trường. Nhưng các hãng môi giới, các ngân hàng đều đứng trên bờ vực sụp đổ cầu cứu thì họ lại rất phân vân trong việc có nên giải cứu hay chỉ giải cứu có chọn lọc từng phần các tổ chức tài chính này. Họ muốn sử dụng công cụ ít tốn kém hơn là khôi phục lòng tin của nđt vào thị trường chứng khoán hơn là tung ra các khoản tiền lớn cứu trợ thị trường.

19. Gói cứu trợ lớn
Các ngân hàng, các hãng môi giới phố Wall đã đề xuất gói cứu trợ gồm 7 điểm chính để cứu giúp thị trường cổ phiếu đang trên bờ vực sụp đổ sau khi chỉ số Nasda suy giảm gần 80% so với đỉnh và các chỉ số DJ và S&P cũng đang giảm mạnh theo. Các cty chứng khoán và ngân hàng cho vay cũng đang bên bờ vực phá sản và họ đề xuất gói cứu trợ gồm 7 điểm:
- Hạ thấp yêu cầu ký quỹ cho người mua và tăng yêu cầu ký quỹ cho người bán khống
- FED tham gia mua mạnh các trái phiếu của doanh nghiệp
- FED sẽ sử dụng cớ mua trái phiếu dno của các dno lớn và của các hãng môi giới, ngân hàng chủ chốt đóng vai trò chính trên thị trường
- FED mua trái phiếu các cty, sau đó các cty phải sử dụng ít nhất 75% tiền thu được từ việc bán trái phiếu để mua lại cổ phiếu của mình trên thị trường dưới dạng mua cp quỹ nhằm hỗ trợ giá cp cho bản thân mình và thị trường
- Đặt ra các hạn chế với việc chuyển đổi ngoại tệ cho các nđtnn để hạn chế việc rút tiền
- Xóa bỏ 1 phần các quy định về tỷ lệ tín dụng để các ngân hàng được cho vay rộng rãi hơn tạo ra tiền cho vay thay vì chỉ 1 nguồn từ FED cung cấp
- Các hãng môi giới, các ngân hàng sẽ đồng ý giảm lãi suất cho vay của mình với NĐT
Rõ ràng các biện pháp này là các biện pháp can thiệp cứng vào khủng hoảng và nó vẫn được nc Mỹ sử dụng trong cuộc khủng hoảng 2007-2009 và tới cả hiện nay.

20. Đợt tăng mạnh
Gói cứu trợ dự kiến đưa ra đã kích thích thị trường cổ phiếu tăng mạnh mẽ và thị trg trái phiếu dno cũng tăng rất mạnh theo. Nhưng với chính phủ lại là 1 thảm họa khi giá trái phiếu cp giảm mạnh dẫn tới lợi suất trái phiếu tăng mạnh lên sát với lãi suất trái phiếu cty. Mặc dù chưa có bất kỳ hạnh động nào đc đưa ra trong thực tế nhưng thị trg tin đồn vẫn đã phản ánh mạnh mẽ vào sự dịch chuyển trong cơ cấu phân bổ tài sản. Điều này luôn đúng trên thị trường chứng khoán nơi thông tin định hướng hành động của đại đa số trader trên thị trường.
Sự sụp giảm mạnh mẽ trái phiếu cp này đã làm chùn bước của chính phủ trong hành động mua trái phiếu dno tư nhân mà họ dự kiến làm. Đợt tăng mạnh mẽ lớn này cũng làm rất nhiều người quay lại thị trường nhưng đó vẫn là rủi ro lớn dù nhiều cp tăng 30% chỉ trong 1 vài ngày phục hồi đó. Với NĐT kiên trì họ vẫn để tiền của họ trong các quỹ trái phiếu chính phủ và dành 1 phần nhỏ 5% để trading các quyền chọn cổ phiếu trên thị trường nhằm kiếm được lợi nhuận cao từ 5% chấp nhận rủi ro này.

21. Khoảng gián đoạn
Sau khi huỷ bỏ kế hoạch cứu trợ các dno gặp khủng hoảng của chính phủ Mỹ. Thị trg cp và trái phiêud dno rơi vào tình trạng bán tháo và giảm còn mạnh hơn trước khi tin đồ giải cứu đc đưa ra. Nhưng nhìn chung nó vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và có vẻ thị trg vẫn chưa tạo đáy thành công. Thị trg rơi xuống mức thấp hơn đột ngột. Các dno phá sản theo dây truyền liên tiếp. Các khoản nợ đến hạn thay toand liên tục đc xin gia hạn, giãn nợ, đóng băng khoản nợ nhằm cứu vãn tình trạng cạn kiệt tiền của các cty từ các cty công nghệ lan sang các cty bán lẻ, tiêu dùng.

22. Trò chơi đổ lỗi
Sau khi khủng hoảng bùng nổ, các lãnh đạo đất nc đã đổ lỗi cho nhau về tình trạng khủng hoảng của thị trg chứng khoán và kéo theo là các dno và nền kt. Nhưng họ lại khuyến khích ng dân vay nợ để chi tiêu trong khi chúng ta nên làm nguọc lại là tiết kiệm nhiều hơn để dành tiền cho đầu tư. Chúng ta cần dừng các khoản vay thẻ tín dụng, có cv làm và thu nhập tích luỹ đều đặn hàng tháng. Thị trg sẽ tự phục hồi lại điểm cân bằng thay vì can thiệp thô lỗ vào các dno tư nhân và thị trường.

23. Đáy thị trường
Khi các phương tiện truyền thông tràn ngập các thông tin phá sản theo chương 7, các vụ đệ đơn bảo hộ phá sản theo chương 11, các vụ kiện tụng các CEO cty, kiện tụng các cty môi giới gia tăng, thị trường liên tục đi xuống bao phủ mọi mặt báo, dường như tín hiệu đáy thị trường đã khá rõ ràng. 2 điều cần xem xét tại vùng đáy này là yield thực lĩnh của các dno là bao nhiêu. Thông thường ở vùng đáy này mức yield là khá lớn với thị trường dù rằng các dno lúc đó cũng đang làm ăn rất khó khăn nhưng tỷ lệ cash div/price vẫn rất cao so với khi thị trường ở vùng đỉnh hay ở mức cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ Price/Sale cũng là điều cần xem xét. Mức P/S <0.7 lần là mức có thể chấp nhận được, các đợt thi trường bán tháo lớn thì mức P/S này có thể rơi về 0.3-0.5 lần là vùng khá an toàn để xem xét vùng đáy thị trường ở đâu đó.
Ngoài công cụ tham gia các chỉ số ngược, các hđ quyền chọn bán khi thị trg suy thoái mạnh, trong khi đó phần lớn tài sản là mua trái phiếu chính phủ. Khi có tín hiệu tạo đáy, ta nên dùng 10-20% tài sản để quay lại đầu tư với cổ phiếu phổ thông, trái phiếu doanh nghiệp. Giai đoạn này trái phiếu chuyển đổi của các dno vững mạnh ít có rủi ro phá sản là giải pháp rất tốt. Vì nếu cp còn xuống tiếp bạn vẫn có lợi suất vừa phải từ trái phiếu, còn nếu tạo đáy thành công thì mức giá chuyển đổi mau cổ phiếu cũng khá thấp do mua đc ở vùng đáy thị trường.

24. Ngày đen tối nhất
Thị trường tiếp tục gặp khó khăn và khủng hoảng thanh khoản lan tràn mọi hoạt động trong nền kt mà ko chỉ trong mỗi thị trường tài chính. Nhu cầu các dno “giãn nợ”, “giảm nợ” lên cao và rất nhiều cuộc vận động hành lang để chính phủ thông qua chính sách này cho các dno. Nhưng điều này là điều phi thị trường vì tất cả các tổ chức là chủ nợ của đối tác này nhưng cũng là con nợ của đối tác kia, ai sẽ chịu thiệt hại cho việc giãn nợ này là điều không có câu trả lời rõ ràng. Các đề xuất đóng băng mọi thị trường để tái sắp xếp lại cũng đem lại nhiều hệ lụy, dù sao có 1 thị trg hỗn loạn cũng vẫn tốt hơn là không có thị trường để giao dịch và trao đổi, Đây là những ngày đen tối nhất của nước Mỹ với sự bế tắc và tuyệt vọng

25. Sự phục hồi thật sự
Các nỗ lực giải cứu kinh tế cuối cũng cũng ít được thực thi đáng kể ngoài các hoạt động hạ lãi suất cho vay, nâng cao giá trị đồng đô la, tỷ lệ lạm phát thấp gần như ở mức 0. Các cty bảo hiểm, các dno lớn có thanh khoản đồi dào đã bắt đầu quay lại thi trường, nhiều người kiếm được khoản tiền lớn từ thị trường đi xuống cũng như những người giầu có bảo vệ được tài sản đã bắt đầu quay lại mua cổ phiếu phổ thông với mức lên tới 50% tài sản họ có đã tạo ra cú tăng mạnh sẽ sau khi thị trường tạo đáy đi lên. Mặc dù vậy, đại đa số mọi người vẫn còn hoài nghi không rõ được đây là việc tạo đáy chính thức đi lên hay chỉ là 1 cú hồi rồi lại có đợt sụt giảm mạnh nhấn chìm tất cả sau đó. Tại thời điểm đó không ai có thể trả lời chính xác được mọi thứ cả, chỉ có sau khi trải qua đáy rất lâu ta mới có thể nhận ra chính xác chúng ta đã đi qua vùng đáy thị trường.

Nguồn: Book Review - Anh Hạnh SSI AM - Người anh tài năng trong ngành chứng khoán!

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.