Header Ads

LÝ THUYẾT PAUL KRUGMAN VÀ LÝ THUYẾT CỦA GIỚI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH, CHỨNG KHOÁN WALL STREET

Kinh tế học là môn học không bao giờ là chính xác về đáp số là một con số đúng. Nó tùy thuộc vào nhiều hoàn cảnh, tất nhiên yếu tố chính trị chi phối cũng rất ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế.

Trong kinh tế học hiện đại hiện nay có hai trường phái lớn có cách nhìn khác nhau về việc này, đó là trường phái cổ điển, và một trường phái khác mang tên là trường phái Keynes. Thực tế có thêm một trường phái nữa, dó là trường phái của giói đầu tư và đầu cơ tại Phố Wall, giới đầu tư này không quan tâm đến trường phái nào cả, họ chỉ quan tâm đến số liệu kinh tế và phân tích ra cái sơ hở của hai trường phái kia nhằm tận dụng tối đa mức lợi nhuận cho họ, và và cũng tác động luôn vào các chính sách kinh tế của các chính phủ đó theo hướng khác.

Các nhà kinh tế học theo trường phái cổ điển, họ theo mô hình để thị trường tự do, tự điều chỉnh, hạn chế sự can thiệp của nhà nước. Thực tế, trong cuộc khủng hoảng nợ nần chồng chất tại Âu châu bởi "hiệu ứng nợ Hy Lạp", thì trường phái cổ điển này rất có tác động ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến hệ thống các chính sách gọi là "các biện pháp thắt lưng buộc bụng", hay "austerity measures". Bởi lẽ họ rằng để thị trường có thể tự điều chỉnh là tốt hơn, vì các chính phủ can thiệp vào các vấn đề đó chỉ tạo ra hố sâu cuộc khủng hoảng khi tăng chi tiêu quá trớn sẽ làm tăng các khoản nợ công đẩy kinh tế vào vòng xoáy suy thoái bởi nợ nần chống chất vì chính sách nới lỏng tiền tệ dẫn tới "hyperinflation" (lạm phát phi mã).

Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế này đã thất bại ở một số nước tại Âu châu. Bởi lẽ giới phân tích kinh tế và tài chính cũng như thị trường chứng khoán Phố Wall cho rằng, nếu cứ "thắt lưng buộc bụng - austerity" nhằm tiết kiệm để trả nợ chứ không dám chi tiêu hay đầu tư thì lấy gì "khuyến khích tăng trưởng" (encourage growth) để tạo ra sản lượng GDP tăng để mà có tiền trả nợ.

Hiệu ứng ngược lại ở giáo phái kia là trường phái Keynes, họ cho rằng thị trường phải cần thời gian để điều chỉnh, vì thế trong ngắn hạn, tăng cung tiền dẫn đến tạo ra nhiều việc làm và tổng sản lượng GDP của nền kinh tế sẽ tăng lên. Thực tế nhà kinh tế học Paul Krugman (giải Nobel kinh tế năm 2008), cũng thiên về trường phái Keynes, nhưng hơi mang nặng sự nghi ngờ bất đồng sâu sắc về chính trị để thực hiện chính sách kinh tế này.

Paul Krugman luôn cho rằng nền kinh tế suy yếu cần sự can thiệp hết sức quyết đoán của nhà nước vào nền kinh tế kể từ khi Paul Krugman nhận giải Nobel kinh tế năm 2008, nhất là việc hô hào ủng họ các chính sách nới lỏng nới lỏng tiền tệ và lãi suất siêu thấp và tăng chi tiêu của chính phủ để cứu nền kinh tế ra khỏi suy thoái vì khủng hoảng kinh tế, trong đó về lý thuyết sẽ dẫn đến cho vay thương mại dễ dàng hơn. Paul Krugman cho rằng nếu tốc độ tăng trưởng cao hơn để làm tăng GDP thì sẽ làm giảm tỷ lệ tổng nợ trên GDP xuống,...

Tuy nhiên, mẫu chốt ở đây là lãi suất nợ phải trả mỗi năm như thế nào? Nếu tăng chi tiêu vay mượn này quá trớn mất kiểm soát thì phải trả lãi vay cao đối với chủ nợ nước ngoài, nó tạo ra một lực cản đối với tăng trưởng kinh tế, nếu mức nợ cao hơn có thể làm cho nó khó khăn hơn cho chính phủ để huy động vốn trên thị trường, đó là bài toán khó mà Paul Krugman muốn quá nhiều. Hơn nữa về thể chế chính trị và tùy từng nền kinh tế mỗi quốc gia có đồng tiền khác nhau. Lý thuyết, và những bài diễn thuyết của Paul Krugman tại một số trường đại học hàng đầu tại Mỹ nó chỉ thích hợp cho các nền kinh tế có đồng tiền mạnh được thị trường quốc tế ưa dùng. Còn các nước có đồng tiền yếu hay bị trượt giá không được người dân và giới đầu tư tin dùng mà áp dụng vào thì vô tác dụng và lao xuống vực nhanh hơn bởi phản ứng của giới đầu tư và đầu cơ tài chính họ mới là người tác động vào "chính sách tiền tệ" (monetary policy) những nước có đồng tiền yếu khi neo giá cố định vào đồng USD.

Trước đây, vào năm 2008 - 2009, khi kinh tế Mỹ và thế giới mất phương hướng, các nước trên thế giới bị hoảng loạn và tung ra hàng loạt chính sách tiền tệ dễ dãi như "in thêm tiền" (print more money) vào kinh tế, hạ lãi suất siêu thấp, Paul Krugman lo ngại khủng hoảng kinh tế như "thập kỷ mất mát" (lost decade) của Nhật trước đây vì lo ngại khủng hoảng tỷ lệ nợ trên thu nhập GDP của các hộ gia đình ở Mỹ và Âu châu đã tăng quá nhanh. Lý thuyết này chỉ đúng khi không xét đến tác động của thị trường chứng khoán. Tức là trong kinh tế sẽ không có các thị trường này. Paul Krugman quên yếu tố này, có lẽ Paul Krugman không phải là người đầu tư hay nghiên cứu tác động của thị trường chúng chứng khoán.

Điều mà Krugman bi quan lo lắng ở chỗ không có sự thống nhất về mặt chính trị, tức là phe chống và phe ủng hộ trong chính sách kinh tế của trường phái Keynes để thực hiện các chính sách kinh tế. Còn lời giải đáp số cho bài toán thì đã có, nhưng phải đi kèm với điều kiện là lực cầu từ khu vực kinh tế tư nhân phải đủ mạnh, hoặc giảm nợ từ tư nhân xuống thì mới có hiệu lực kích cầu trong kinh tế tốt hơn. Đây là mâu thuẫn trong chính trị, nó là quá lý tưởng, bởi mô hình kinh tế này chỉ thích hợp cho một quốc gia có duy nhất một đảng phái. Khốn nỗi quốc gia độc đảng thì hay tham nhũng và lợi ích nhóm trong kinh tế, không có thị trường tài chính hay chứng khoán tự do thì làm sao mà áp dụng được.

Lý do trước đây vào quãng thời gian năm 2008 - 2010, kinh tế Mỹ và Âu châu rơi vào khủng hoảng hỗn độn, Paul Krugman cho rằng với khủng hoảng tỷ lệ nợ trên thu nhập của các hộ gia đình ở Mỹ tích lũy đạt mức cao 95,50% của GDP, một mức cao mọi thời đại trong quý thứ tư năm 2007, và duy trì đến năm 2008 - 2010, thì không thể kích cầu hiệu quả được, do dân chúng phải tiếp tục trả nợ và giảm nợ, điều đó dẫn tới lực cầu tiêu dùng tư nhân quá yếu không đủ động lực cho chính sách kích cầu, và do đó Paul Krugman dự đoán nền kinh tế Mỹ và Âu châu sẽ có thể trôi vào suy thoái kiểu "lost decade" như vết xe của Nhật đã đi vào.

Với việc, việc các chính phủ trên thế giới, nhất là tại Mỹ hay Âu châu, các tổ chức định chế ngân hàng trung ương như Fed và ECB, BoJ,... thực hiện nới lỏng "chính sách tài khóa" (fiscal policy) như tăng chi và tiêu dùng của nhà nước sẽ là việc không thực thực hiện được vì có sự bất đồng chính trị như các phe phái cánh tả cánh hữu bất đồng về chính sách kinh tế. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy khuyến khích tiêu dùng tư nhân cũng sẽ gặp phải phản ứng chống đối quyết liệt, vì họ lập luận nếu làm như vậy sẽ làm đồng USD suy yếu, và giới đầu tư và các thị trường sẽ phản ứng chống đối, nhất là TQ và Nhật, họ sẽ bán tháo đồng USD mạnh ra sẽ làm suy giảm thêm sức mua của thị trường nội địa,...

Thực tế giới phân tích tài chính và chứng khoán tại Mỹ, trong đó tỷ phú đầu cơ George Soros chế giễu những lý thuyết của Paul Krugman là quá mức và không cần thiết. Bởi động lực cho tài sản giảm giá các công ty Mỹ và tỷ lệ nợ trên thu nhập của các hộ gia đình ở Mỹ bị giảm quá nhiều là do sự bể bóng cổ phiếu xuống quá mức sâu hơn giá trị thật của nó. Chẳng hạn, khi suy thoái kinh tế 2008 - 2009, chỉ số chứng khoán công nghiệp Dow Jones giảm 50%, so với mức giảm 80% trong thời kỳ Đại suy thoái kinh tế Mỹ 1929. Vào ngày 5/3/2009, Dow Jones đóng cửa rơi ở mức đáy thấp nhất của nó là 6.594,44 điểm.

Việc này dẫn đến nhiều tổ hợp công ty Mỹ phá sản vì giá tài sản giảm quá mạnh do cổ phiếu bị rớt giá sâu hơn giá thật của công ty, đối với chỉ số chứng khoán rộng hơn là S & P 500, nếu khảo sát 100 công ty thì có đến 90 công ty giảm giá tài sản và thiếu vốn nghiêm trọng, nên không có động lực mở rộng sản xuất, điều này rất nguy hiểm nếu cứ lo sợ tỷ lệ nợ trên thu nhập GDP của các hộ gia đình ở Mỹ quá lớn mà vội thắt chặt chính sách tiền tệ "contractionary monetary policy", sẽ gây hoảng loạn thị trường và càng đẩy sự giảm giá chứng khoán các công ty Mỹ, dẫn đến các công ty Mỹ cắt hạ tiền lương, sa thải nhân công vì thiếu vốn. Bởi vì nước Mỹ sẽ không gặp phải tình trạng của Nhật trước kia, mà các nhà kinh tế gọi là "bẫy thanh khoản" (liquidity trap) vì chính sách tiền tệ và lãi suất siêu thấp. Lý do dân số Nhật ngày càng già đi, nên nhu cầu mua sắm tiêu dùng đến từ lực cầu tư nhân quá yếu.

Dưới thời của giáo sư kinh tế học người Mỹ, Chủ tịch Fed mà Ben Bernanke đã thực hiện "chính sách nới lỏng định lượng" (quantitativeeasing - QE). Đây là chính sách tài khóa và tiền tệ hoạt động rất mạnh mẽ đã thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục, nó cũng tác động lên sự hồi phục tài sản cá nhân của người Mỹ rất lớn và giảm tỷ lệ nợ trên thu nhập GDP của các hộ gia đình ở Mỹ xuống. Các công ty Mỹ có thêm vốn và thanh khoản mạnh mẽ để gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất và thu dụng nhân công làm tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống, nó tác động rất mạnh vào tâm lý thị trường, điều này khiến giới đầu tư tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới đổ tiền vào thị trường chứng khoán Mỹ, khiến doanh nghiệp Mỹ có nhiều khí cụ vốn để hoạt động đầu tư có hiệu quả.và tác động lên tâm lý phấn khởi của các doanh nghiệp Mỹ.

Trái ngược nhận định bi quan của Paul Krugman khi cho rằng khi giá tài sản giảm tỷ lệ nợ tư nhân gia tăng, nhất là các hộ gia đình thì sẽ không có lực cầu mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế. Điều này, khiến các công ty Mỹ sẽ không có sự thúc đẩy nào để mở rộng cho sản xuất kinh doanh, và dẫn đến việc kinh tế Mỹ suy thoái kéo dài, và kéo theo nhiều nền kinh tế của thế giới đi vào bánh xe đổ nát của Nhật trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Lý thuyết của Paul Krugman là vô dụng cứng nhắc, và không đề cập đến vốn của thị trường chứng khoán, bởi lẽ Paul Krugman quên mất một điều là nền kinh tế Mỹ hay các nền kinh tế Âu châu, Nhật Bản, nó mới đóng vai trò then chốt tìm kiếm vốn trên thị trường này.

Hiên nay, mức nợ tỷ lệ nợ trên thu nhập GDP của các hộ gia đình ở Mỹ đã giãm xuống còn ở mức 77,10% của GDP trong năm 2015, so với mức 77,90% của GDP trong năm 2014. Đó là một mức khả quan nhất, tuy cao hơn so với Khu vực đồng Euro 60,90%, nhưng khá hơn so với Hà Lan là 112,2%, Thụy Sĩ là 121,10%, Anh quốc là 86,90%, Hàn Quốc là 84.40%, trong khi Nhật lại thấp hơn Mỹ là 65,90%, nhưng do dân số Nhật bị lão hóa, người già tằn tiện chi tiêu nên thiếu lực cầu tiêu dùng nội địa khiến kinh tế Nhật bị trì trệ dù có hạ lãi suất siêu thấp đến số không.

tỷ lệ nợ trên thu nhập GDP của các hộ gia đình ở Mỹ
(*) Hình họa cho thấy tỷ lệ nợ trên thu nhập GDP của các hộ gia đình ở Mỹ đã liên tục giảm từ mức cao nhất lên đến 95,50% của GDP trong quý thứ tư của năm 2007 và giảm xuống mức thấp chỉ còn 77,10% của GDP trong năm 2015. Phân tích trên theo trường phái của các nhà phân tích tài chính và chứng khoán Wall Street, nó chỉ phản ánh phân tích của từng cá nhân, nên việc tôi nhận định chỉ mục đích mang tính đầu tư, không nghiêng về lý thuyết kinh tế với quy mô rộng và phức tạp của Paul Krugman.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.