Header Ads

NỢ XẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

NỢ XẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (VIẾT LẠI THEO YÊU CẦU)

Nợ xấu được Qũy Tiền tệ Quốc tế IMF đinh nghĩa như sau, xin trích nguyên văn: “Nonperforming loans are defined as those for which: (a) payments of principal and interest are past due by three months (90 days) or more, or (b) interest payments equal to three months’ (90 days’) interest or more have been capitalized (reinvested into the principal amount) or payment has been delayed by agreement, or (c) evidence exists to classify a loan as nonperforming even in the absence of a 90-day past due payment, such as when the debtor files for bankruptcy,...".
(Nguồn IMF: www.imf.org/external/pubs/ft/bop/2007/pdf/chap7.pdf chương 7, mục 7.50).

Nói vắn tắt lại là nợ được coi là nợ xấu khi: "(a) người vay không trả được nợ gốc và lãi từ 90 ngày trở lên, hay (b) khi lãi trong 90 ngày được biến thành nợ gốc, hoặc được hoãn trả theo hợp đồng, hoặc (c) dù thời gian không trả được thấp hơn 90 ngày nhưng có chứng cứ là người vay đã nộp đơn xin phá sản,...".

Ở VN, họ có định nghĩa khác về nợ xấu, có thể họ định nghĩa nợ xấu dài hơn của quốc tế, nên tỷ lệ nọ xấu giảm xuống. Thay vì 90 ngày thì họ có thể định nghĩa cả năm hay chục năm, tất nhiên càng dài về thời gian thì nợ xấu càng ít đi hoặc nếu định nghĩa 100 năm thì chả có nợ xấu nào cả.

Phân tích theo hướng đơn giản khác IMF, nói chung, về nợ xấu, ta nên nhớ Mỹ và Nhật đã mất nhiều thời giản dài đáng kể để khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính do nợ xấu gây ra như tài sản mất giá. Nói chung, vấn đề cơ bản nằm ở chỗ là giá trị tài sản của các doanh nghiệp và người dân giảm. Dẫn đến hệ lụy như các khoản đầu tư vào sản xuất giảm. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp do vậy giảm theo, thậm chí là rơi xuống số âm. Về đại thể, thông thường gặp trường hợp này, người ta thường ưu tiên là phải thanh toán bớt nợ nần. Điều đó nôm na là buộc doanh nghiệp phải giảm nợ, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ không đầu tư thêm, mặc dù ngân hàng có cho vay với lãi suất hạ.

Thường thường khi một kinh tế tăng trưởng tốt, giá tài sản tăng thì người đi vay để đầu tư và kiếm lời, khi đầu tư thấy lời quá dễ dàng thì người ta chuyển qua đầu cơ vì nghĩ là mình khôn hơn người khác. Điều tồi tệ xẩy ra khi kinh tế tăng trưởng chậm lại thì "bong bóng tài sản" (asset bubble), chủ yếu vẫn là "các bong bóng nhà đất" (the housing bubble), cũng như việc "giảm giá chứng khoán" (falling stock price), liên quan đến tài sản thế chấp ngân hàng bị giảm giá, và khi bóng bể thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng sẽ dội ngược vào nền kinh tế. Nói chung, vẫn đề ở chỗ là các ngân hàng khi thẩm định cho vay, vì các ngân hàng đã định giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thật của tài sản thế chấp, chẳng hạn như giá cổ phiếu hay bất động sản, khi giá tài sản đó giảm dưới dưới mức giá cho vay thể chấp thì ngân hàng mắc kẹt vì giá tài sản giảm. Khi giá tăng thì ngân hàng và người vay đều có lời. Đây là trò đánh bạc cả kẻ vay và người cho vay.

Ở Mỹ, nợ xấu xẩy ra khi nhà cửa được xây cất lên quá nhiều trong thời gian ngắn, những khoản tiền cho vay dễ dãi được gọi là 'subprime loans", tức là những khoản tiền tài trợ ngắn hạn theo lãi suất thả nổi cho những người có điểm tín dụng thấp. Ở đây, những người có điểm tín dụng thấp thường là những người có thành tích trả nợ không tốt hay trễ hạn trả nợ hoặc không trả không nổi nợ, dẫn đến vỡ nợ, hoặc những người không có công ăn việc làm ổn định hoặc ít khi vay tiền, nói vắn tắt là các ngân hàng hay các cơ sở tín dụng cho vay không nắm rõ thành tích trả nợ của người vay, chẳng hạn nếu họ vay tiền với lãi suất quá thấp trong thời gian ngắn hạn để sau này họ phải tài trợ lại thì lại có những bất lợi khi lãi suất gia tăng.

Gặp trường hợp những khoản tài trợ ngắn hạn với lãi suất rẻ đã đáo hạn, người vay phải tài trợ lại, tuy nhiên khi gặp trường hợp lãi suất cho vay bắt đầu gia tăng thì người mua bất động sản hay cổ phiếu không đủ khả năng trả nợ thì ngân hàng rơi vào thế kẹt có thể mất nợ, nếu giá tài sản tiếp tục đi xuống, bán không được, thì cả kẻ vay và người cho vay đều bị lỗ nặng. Ngân hàng thì gọi là nợ xấu khó đòi và sẽ mất, con nợ thì bỏ trốn hết trả được nợ và bỏ luôn tài sản thế chấp.

Nói chung nguyên nhân của khủng hoảng nợ xấu đều do việc người ta phóng đại các hoạt động tài chính đầy rủi ro, thổi giá tài sản tăng cao vượt quá sức mua của người dân cho đến lúc giá quá cao đó phải giảm xuống dẫn đến hiện tượng nợ xấu. Thí dụ đơn giản, giá cổ phiếu công ty A đang tăng ở mức 10 USD/cổ phiếu trên sàn VN-Index, trong tháng 3/2007, chỉ số chứng khoán lớn nhất VN là VN-Index có lúc đạt đỉnh cao 1.170,67 điểm, người vay thế chấp một bất động sản trị giá 100.000 USD để mua 10.000 cổ phiếu công ty A, cả ngân hàng và người vay đều tin rằng giá đó của công ty A là thấp nhất và sẽ không bao giờ rơi xuống mức dưới 10 USD/cổ phiếu, và chỉ số VN-Index được dự báo sẽ tăng lên 1.500 điểm, và giá bất động sản đó rẻ nhất cũng trên 100.000 USD. Tuy nhiên sau đó VN-Index đảo chiều rơi vào lãnh thổ con Gấu nhiều năm, giá cổ phiếu cũng sụt giảm còn 2 USD/cổ phiếu, kéo theo giá bất động sản đó cũng hạ còn 10.000 USD, tất nhiên thân chủ vay tiền bỏ chạy, ngân hàng thì ôm mớ tài sản mất giá đó, đương nhiên là mất chứ chẳng thể đòi được. Và nợ xấu chỉ giảm khi người mua cổ phiếu công ty A đó bất ngờ có tiền đem chuộc lại bất động sản mà họ thì ngân hàng may mắn đòi được nợ.

Về hồ sơ nợ xấu, ta có thể thấy khi một nền kinh tế khi rơi vào tăng trưởng thấp do khủng hoảng tài chính giảm giá tài sản, vì giá tài sản trước đây như giá cổ phiếu, bất động sản, cũng như các loại tài sản khác bị đẩy giá tăng lên quá cao chủ yếu do nạn đầu cơ, khi giá tăng quá cao đó vượt sức mua vài khả năng chi trả của người dân thì giá quá cao đó lẽ tất nhiên đến một giai đoạn nào đó sẽ phải giảm xuống, thông thường nó sẽ giảm dưới giá thành ban đầu. Điều đó có nghĩa là các giá trị tài sản đó sau khi trừ đi nợ gọi là vốn chủ sở hữu có thể bị âm, việc này dẫn đến doanh nghiệp, cá nhân người đi vay họ chủ yếu họ chộp cơ hội vay tiền với lãi suất thấp để tập trung vào việc trả nợ. Tức là giảm tiêu dùng, không mở rộng sản xuất nữa, thay vì họ vay tiền để đầu tư thêm làm tăng trưởng kinh tế.

Nếu mà doanh nghiệp không có lãi thì sẽ phá sản, còn nếu may mắn có lãi được chút ít thì họ sẽ phải trả nợ nhằm giảm chi phí trả cả vốn lẫn lãi vay, lẽ tất nhiên là doanh nghiêp họ sẽ cắt giảm đầu tư, cá nhân và người tiêu dùng thì ít chi tiêu vì họ buộc phải trả nợ trước cái đã. Nói văn tắt, kinh nghiệm cho thấy khi một quốc gia rơi vào khủng hoảng tài chính do nợ xấu thì thường thường là cả các cá nhân hay các doanh nghiệp họ sẽ tích trữ tiền để trả nợ thay vì họ mở rộng đầu tư thêm. Nếu nợ nần càng nhiều thì thời gian giảm nợ càng lâu, khi nào tới mức giảm nợ an toàn mới dám đầu tư nên kéo theo sự sút giảm tăng trưởng kinh tế.

Chẳng hạn tại VN, trước đây luôn có đà tăng trưởng GDP cao là chủ yếu đến xây dựng bất động sản và mua bán nhà đất. Dẽ nhận thấy, bất cứ khi nào có một dự án xây dựng được thực hiện, nó sẽ kéo theo tất cả các ngành nghề khác ăn theo, như là các ngân hàng sẽ cho vay tiền, các công ty xây dựng có hợp đồng trúng thầu, nếu càng nhiều dự án càng tốt, càng vay nhiều và tuyển nhiều nhân công, thí dụ như thợ xây, kiến trúc sư, thợ ống nước, thợ điện, thợ cơ khí,...đều có việc làm, các công ty cung cấp vật liệu xây dựng, những công ty sản xuất máy móc dùng trong xây dựng, rồi đến các công ty chuyên kinh doanh các vật trang trí cho một căn nhà từ tủ lạnh, tủ giặt, bàn ghế,...và rất nhiều thứ đều bán được hàng, giúp thúc đẩy chi tiêu nội địa,....lẽ tất nhiên nó sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng mạnh, cái này ai cũng đều thấy ra.

Điều phũ phàng là các chuyên gia kinh tế VN hay so sánh nợ xấu của VN so với nợ xấu của Mỹ. Ở Mỹ, các hoạt động tạo rủi ro gây ra nợ xấu là do tư nhân gây ra. Nhưng tại VN, các khoản nợ xấu hoàn toàn từ phía nhà nước, chứ không phải doanh nghiệp tư nhân. Đó là chính sách tăng tín dụng và bơm tiền tệ quá mức, chủ yếu là bơm tiền cho các doanh nghiệp nhà nước vay dễ dãi như các Tập đoàn Dầu khí (PVN), Điện lực (EVN), Than và Khoáng sản (Vinacomin), Vinashin,... các đại công ty này vay tiền của các ngân hàng,...để đầu tư trái ngành tưởng khôn mà kiếm lời nhanh, như đầu tư vào chứng khoán, tài chính, bất động sản, viễn thông, công ty tài chính, thậm chí kinh doanh cả lĩnh vực taxi,...Bây giờ nợ xấu cứ treo lơ lửng như trái bom thì lấy đâu mà tăng trưởng kinh tế mạnh như xưa. Đó chưa nói là các khoản nợ công tăng cao tại VN thì làm sao mà phát triển bền vững được.

Vì khi lấy được con số tăng trưởng GDP cao có khi người ta tính hết vào đó, từ nhà cửa, đường xá xây xong mà không bán được, hay sắt thép, xi măng tồn kho đến gỉ sét,...người ta cũng tính vào GDP để có con số tô hồng.

(*) Nói chung, việc giải quyết nợ xấu xưa nay chưa có quốc gia nào mà không bị lỗ vốn cả. Việc Ngân hàng Nhà nước VN mua lại các ngân hàng thương mại giá 0 VND, hoặc người ta lấy tiền công quỹ,tiền thuế của dân ra cấp cứu, chứ chả có ai nói là mua bán nợ xấu mà có lời cả. Nhưng thà làm vậy còn tốt hơn, nếu để các ngân hàng này sụp đổ còn nguy hại gấp bội. Thực tế, nếu có lời thì các ngân hàng bị nợ xấu họ không ngu ngốc đến mức phải bán lại cho Ngân hàng Nhà nước hay các tổ chức mua nợ như VAMC. Với "trái phiếu đặc biệt" thực tế chả có gì gọi là "đặc biệt", bởi lẽ ngay cả trái phiếu quốc trái có chủ quyền tối thượng của quốc gia như VN còn bị thị trường quốc tế xếp vào mức có rủi ro là B+ cho đến BB- thì trái phiếu "đặc biệt" của VAMC chỉ là tờ giấy có ghi số trong đó mà thôi.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.