Header Ads

ĐI VAY LÃI BẰNG CÁC KHOẢN VAY NGẮN HẠN CHO CÁC HỘ KINH DOANH GIA ĐÌNH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

ĐI VAY LÃI BẰNG CÁC KHOẢN VAY NGẮN HẠN CHO CÁC HỘ KINH DOANH GIA ĐÌNH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

Trong một đoạn viết của một độc giả, gửi cho tôi với tin nhắn là một giảng viên đại học kinh tế ở phía Nam, VN tại Sài Gòn và thắc mắc, và trích một đoạn, dù chưa được kiểm chứng rõ ràng, và mong tôi giải thích các khoản vay nào có tác động vào sự suy yếu kém của nền kinh tế lúc gặp khó khăn, thay vì chính phủ phải kích cầu, giảm thuế, hoặc khoản vay ưu đãi lãi rẻ 30.000 tỷ VND trước đây ở VN xem như thất bại. Xin trích đoạn viết:
"Một thống kê của các chuyên gia kinh tế trong nước trước đây dù chưa có cơ sở chắc chắn của quy mô tín dụng đen ở Việt Nam được cho là lên tới mấp mé 50 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn phần trăm của các khoản vay ngoài ngân hàng, vẫn chủ yếu là các khoản vay ngắn và trung hạn với lãi suất "cắt cổ" mà theo truyền thông trong nước đã cảnh báo từ lâu. Đây là điều mà các ngân hàng thương mại cần suy nghĩ khi một lượng lớn khách hàng tiềm năng không tiếp cận được nguồn vốn vay ngắn hạn, khi mà số doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản vẫn tăng, doanh nghiệp nhỏ thành lập mới tiếp tục giảm,...".
Ở đây, tôi phân tích và giải thích sơ lược về các ưu điểm của các khoản vay trong thời buổi kinh tế khóa khăn mà không cần phải ngửa tay xin xỏ chính phủ giảm thuế, hay trợ cấp thất nghiệp. Đó là các khoản vay ngắn hạn tác động không nhỏ cho sự thúc đẩy tiêu dùng trong nước cũng như tăng trưởng kinh tế, không chỉ riêng Việt Nam mà là những nền kinh tế đã phát triển như khối EU, Mỹ, Nhật Bản, và các nước có nền kinh tế đã phát triển khác. Nó được phát triển các khí cụ cho vay linh hoạt bởi các ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại Mỹ đã được phổ biến nhiều trên các nghiệp vụ tài chính quốc tế.
Tất nhiên ta nhắc lại các đạo luật khí cụ tài chính của Mỹ trước đây. Cụ thể trong khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 2007-2008 được gây ra do các hoạt động đầu cơ dễ dãi đã khiến Quốc hội Mỹ đã thông Luật Dodd-Frank 2009, và phục hồi một số điều khoản trong Luật Glass-Steagall. Trọng cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 1929, luật pháp Mỹ đã tạo ra một bức tường ngăn cách giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại bằng đạo Luật Glass-Steagall 1933. Trong đạo luật Dodd - Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act, được thông qua ngày 21/7/2010, họ giảm nhẹ quy tắc Volcker, nhưng diện áp dụng rộng hơn gồm cả ngân hàng và lĩnh vực tài chính phi ngân hàng.
Trong quy tắc Volcker, nó không chỉ quan trọng với hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ mà còn với khu vực tài chính của bất kể nền kinh tế thị trường của bất cứ quốc gia nào đeo đuổi. Bây giờ, các ngân hàng đầu tư tại Mỹ bị hạn chế hoạt động cho vay như ngân hàng thương mại,...nên hiện nay các ngân hàng đầu tư tại Mỹ không còn được phép cho vay thương mại, chủ yếu các ngân hàng đầu tư là tư vấn IPO, hoặc phân tích rủi ro kinh tế, phân tích chứng khoán, để đầu tư cho thân chủ kiếm lời.
Trở về hồ sơ vay nợ tại VN. Tôi phân tích ngắn gọn như sau, vấn đề nổi bật nhất cho sự bế tắc của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là vẫn thiếu vắng nguồn vốn "đòn bẩy tài chính" (financial leverage) cho sự của sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là "các khoản vay ngắn hạn" (short-term loans). Về thực tế, tại VN, kể cả các nước khác có nền kinh tế thị trường tư bản, kể cả thị trường định hướng XHCN, nếu người ta tập trung vào vay nợ để kinh doanh và sản xuất, thì hầu hết đa số các doanh nghiệp nhỏ thường có truyền thống kinh điển đều muốn nhận được ưu đãi những khoản cho vay kinh doanh từ ngân hàng thương mại theo hình thức khoản vay ngắn hạn chứ họ không muốn nhận các khoản vay dài hạn tốn kém chi phí.
Công thức đơn giản, khi nền kinh tế bị trì trệ khó khăn tăng trưởng thấp, các doanh nghiệp nhỏ thường rất cần các khoản vay ngắn hạn thay vì vay nợ dài hạn như các tập đoàn, các tổng công ty doanh nghiệp Nhà nước mà các ngân hàng tại Việt Nam ưa cho vay mà cũng ít thẩm định rủi ro vì tin rằng Nhà nước sẽ cấp cứu bằng mọi giá, vì tin rằng các tập đoàn DNNN này có thế lực đứng sau bảo lãnh, nên ta thấy hiểm họa nếu các doanh nghiệp này mất khả năng thanh toán là nguyên nhân gây ra nợ xấu khó đòi và sẽ mất ở VN và nó dồn vào gánh nợ công.
Bởi lẽ hầu hết "các khoản nợ khủng" đều đến từ các tập đoàn, Tổng công ty, các DNNN như Tập đoàn Điện lực EVN, Tổng công ty Hàng hải (Vinalines), Tập đoàn Dầu khí (Petro Vietnam), Tập đoàn Sông Đà, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam,...
Ta cần biết, trong kinh doanh và nghiên cứu thị trường, hầu hết các khoản vay ngắn hạn, phân loại là ngắn hạn, thường có kỳ hạn một năm hoặc ít hơn. Những người vay, họ phải được hoàn trả cho bên cho vay trong vòng một năm. Các khoản vay ngắn hạn thường được trả vốn và lãi một cách nhanh chóng hơn, thường trong vòng kỳ hạn 120 ngày trở xuống đến 90 ngày. Khoản vay ngắn hạn với kỳ hạn ngắn rất hữu ích, vì nó có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các hộ gia đình đáp ứng một nhu cầu cấp thiết về tài chính mà không yêu cầu doanh nghiệp thực hiện một cam kết trả nợ lâu dài. Chẳng hạn như thực hiện nghĩa vụ trả tiền nợ cho người lao động như trả tiền lương và tiền thưởng mà công ty chưa thanh toán,...
Hình thức vay tiền ngắn hạn rất hữu ích, thực tế vay ngăn hạn bản thân nó không phải là một dấu hiệu của sự yếu kém về tài chính của doanh nghiệp. Đơn giản, một công ty, hay một hộ kinh doan gia đình vốn nhỏ, họ có thể tạo ra các kinh doanh tốt qua các khoản vay ngắn hạn vào dịp Giáng sinh, lễ Tết, hay các ngày hội mua sắm khác,...
Nếu nhu cầu mua sắm cao độ vào các ngày lễ hội, các cửa hàng của công ty sẽ bán được các hàng tồn kho, họ sẽ trả lại tiền cả vốn lẫn lời các khoản vay ngắn hạn cho ngân hàng, và bỏ túi phần tiền lời chênh lệch rất lớn. Điều này được gọi là sử dụng đòn bẩy kinh doanh nhanh gọn và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tuyển dụng nhiều nhân công lao động, thay vì các chính phủ phải trợ cấp thất nghiệp mà còn không thu được đồng thuế nào. Qua đó ta thấy tác dụng rất hữu ích của các khoản vay ngắn hạn với lãi suất hạ, nhưng tất nhiên nó không được ưa thích ở các nước nước mà các tập đoàn, tổng công ty, DNNN chi phối quá lớn đến lợi ích kinh doanh của họ.
Trong nền kinh tế tư nhân, tư bản làm chủ, các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ hay các hộ gia đình là các cửa hàng vệ tinh giúp ích rất nhiều cho các đại công ty, vì họ sử dụng tiền vay để kiếm lợi nhuận mà cũng giúp cho nhà sản xuất lớn tiêu thụ được sản phẩm thay vì bán ế thì lại nhờ cậy vào nhà nước kích cầu bằng ngân sách như giảm thuế. Vì doanh nghiệp nếu không tiếp cận được các khoản vay ngắn hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất dài hạn thì họ chẳng kinh doanh sản xuất hay bán hàng cho các doanh nghiệp lớn để kiếm lời ở giữa đâu mà giảm thuế cho họ.
Việc cho vay ngắn hạn là cực kỳ hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ có chu kỳ kinh doanh theo thời vụ. Cụ thể như các doanh nghiệp bán lẻ có tiền để xây dựng hàng tồn kho bán hàng cho các kỳ nghỉ lễ tết. Lẽ đương nhiên, một doanh nghiệp như vậy có thể cần một khoản vay ngắn hạn để mua hàng tồn kho trước của những ngày lễ và không có khả năng trả nợ cho đến sau kỳ nghỉ lễ. Đó là việc sử dụng hoàn hảo mà các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay ngắn hạn mà các ngân hàng thương mại Việt Nam sao lãng, vì họ ưa chỉ vay mà nói theo ngạn ngữ người VN hay nói là "nắm anh có tóc, chứ không nắm kẻ trọc đầu". Tức là, hiểu nôm na chỉ nên cho nhà giàu vay tiền, vì các ngân hàng tin rằng họ có khả năng trả nợ, vì là mang "cái mác danh hiệu DNNN", nếu mất nợ thì trông cậy vào nhà nước trả giúp.
Thật tồi tệ, nghiệp vụ cho vay như vậy thì đâu cần học hành hay có kinh nghiệm về tài chính ngân hàng nữa, mà bất cứ ai cũng thể làm được.
Cho nên, lợi thế cho doanh nghiệp, hay các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn là để nâng cao vốn lưu động để trang trải thiếu hụt tạm thời về ngân quỹ để doanh nghiệp có thể đáp ứng các hóa đơn và chi phí khác. Ngân hàng có thể chờ đợi vào những khách hàng tín dụng để trả các hóa đơn của họ, chẳng hạn. Doanh nghiệp cũng có thể cần vay vốn kinh doanh ngắn hạn để trả các hóa đơn của riêng doanh nghiệp đó, tức là để đáp ứng các tài khoản của doanh nghiệp phải nộp các nghĩa vụ phải thưc hiện. Doanh nghiệp có thể chỉ cần một khoản vay ngắn hạn của ngân hàng thậm chí ra dòng tiền, đặc biệt nếu một doanh nghiệp đó kinh doanh theo theo chu kỳ thời vụ như các dịp lẽ tết, mua sắm.
Hãy nhớ rằng, bất cứ nền kinh tế nào đi lên từ sơ đẳng đến thịnh đạt đều có sự đóng góp lớn lao của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các hộ kinh doanh gia đình, và cần phải tôn trọng họ thay vì ưu ái các khoản vay dài hạn tốn kém cho các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, DNNN vô dụng, ít tạo ra việc làm mà còn là nơi bòn rút tài nguyên, tham nhũng, kém hiệu quả, chiếm dụng hết tài nguyên mà ít tạo ra lợi nhuộn nào đáng kể cho nền kinh tế.
Cần hiểu rằng trong quá khứ sự thịnh đạt của nền kinh tế tự do tư bản, đó là gì sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp nhỏ, hay các hộ kinh doanh gia đình đã tồn tại được hay đã phá sản nó đều dựa trên sức mạnh của các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, đây là mạch máu nguồn cơ bản tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh gia đình, nó là không thể thiếu.
Đối với VN, khi nền kinh tế rơi vào trì trệ về nợ xấu, nó đã làm thay đổi các khoản cho vay khi các ngân hàng trở nên dè dặt thận trọng hơn để cho vay ngắn hạn, họ ám ảnh những khoản vay dài hạn của các đại công ty nhà nước có bảo đảm tài sản thế chấp và bảo lãnh của các chính quyền địa phương, hay cao hơn mà còn mất nợ huống hồ các khoản vay ngắn hạn của các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Thực tế các tập đoàn kinh tế nhà nước có tài sản nào để thế chấp đâu, đó là tài sản của dân chúng, của quốc gia, và tiền thuế dân, và nhà nước có bao giờ làm ra tiền đâu, đó là tiền đóng thuế của người dân.
Tất nhiên, để làm được việc này tốt hơn, cũng như để giảm thiểu rủi ro các khoản vay ngắn hạn, các ngân hàng Việt Nam cũng cần đánh giá nội bộ (không nhất thiết phải nhờ các tổ chức khác đánh giá, mà vẫn chủ yếu do chính ngân hàng cho vay tự đánh giá khách vay) đúng năng lực khách hàng vay nợ và doanh nghiệp đi vay phải dựa vào: "điểm số tín dụng tiêu dùng, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, và xếp hạng tín dụng ngân hàng" (consumer credit scores, business credit ratings, and bank credit ratings).
Nói chung, đây là nghiệp vụ vay nợ mà các ngân hàng đầu tư ở Mỹ hay dùng trước đây và nó cũng được phổ biến ra tài liệu cho nhiều tờ báo các trung tâm học thuật nghiên cứu. Do khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 vì nhiều bất cẩn của các ngân hàng đầu tư giao dịch chồng chéo với nhau qua các gánh nợ tín dụng gia cư, chẳng hạn tập đoàn đầu tư tài chính Lehman Brothers, họ không chỉ kinh doanh bằng vốn cổ phần viên mà còn nhận tiền ký thác và cho vay mượn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Khi kinh doanh lỗ lã sút giảm vì bong bóng đầu tư trên thị trường gia cư bị bể đã manh nha từ năm 2006, thì Lehman Brothers hết trả được nợ và bị vỡ nợ.
Sau đó luật tín dụng Mỹ sửa lại là cấm các ngân hàng đầu tư tham gia nghiệp vụ cho vay, chỉ có ngân hàng thương mại mới làm việc này, và cũng cấm các ngân hàng thương mại đem tiền ký thác của công chúng đi chơi stock, hay đầu cơ, môi giới chứng khoán, mà việc tư vấn IPO, đầu cơ hay đầu tư, tư vấn phân tích tài chính, chứng khoán, hay các nghiệp vụ rủi ro chỉ có ngân hàng đầu tư mới được làm nhiệm vụ này. Ở VN thì luật tín dụng rất sơ hở và dễ dãi là tất cả các ngân hàng đầu tư và thương mại đều có thể thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư chứng khoán. Đó là rủi ro rất đáng ngại!

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.