Header Ads

Điểm số không quan trọng đối với một nhà đầu tư chứng khoán giàu kinh nghiệm

ĐIỂM SỐ KHÔNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI MỘT NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GIÀU KINH NGHIỆM
Trong những ngày đầu năm mới 2016, các thị trường chứng khoán thế giới đã cuốn phăng gần 2,5 ngàn tỷ USD, nhiều chỉ số chứng khoán rơi vào pha điều chỉnh khi giảm hơn 10% giá trị và có thể rơi vào lãnh thổ con Gấu khi giảm hơn 20%.
Ở đây ta định nghĩa lại: Thị trường con Gấu, hay lãnh thổ con Gấu: Đó là thị trường khi giá của một loại tài sản giảm khá đáng kể theo thời gian có thể là rất dài. Định nghĩa này được các nhà phân tích Phố Wall công bố khi một thị trường rơi vào lãnh thổ con Gấu, đó là khi giá tài sản, hàng hóa đã giảm sâu 20% hoặc nhiều hơn nữa. Thuật ngữ này nó được sử dụng rộng rãi khi nói về thị trường chứng khoán Phố Wall, đặc biệt là nó nói đến các chỉ số chứng khoán có hàng thế kỷ nay, chủ yếu chỉ số Dow Jones Industrial Average, sau này nó mô ta cho chỉ số S & P 500, hoặc NASDAQ,...rồi kinh nghiệm cho các thị trường khác trên thế giới sau này, nó cũng được sử dụng để mô tả các loại tài sản đầu tư khác như vàng, dầu thô, và giá cả hàng hóa khác sụt giảm qua lâu,...
Đối với TTCK TQ, và Mỹ, cơn hoảng loạn đầu năm đã gây "nổ cầu chì" hai lần tại thị trường Thượng Hải và Thẩm Quyến. Cụ thể với chỉ số Phức hợp Thượng Hải Shanghai Stock Exchange Composite Index (bản sao copy tương tự chỉ số Dow Jones Industrial Average -- DJIA), giảm đi 14,17%.
Tại Thẩm Quyến. Đối với chỉ số tổng hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Shenzhen Stock Exchange Composite Index tại Thẩm Quyến (một bản sao của chỉ số S & P 500 của Mỹ) thì sụt giảm đến 16,54%.
Chỉ số kỹ nghệ ChiNext có cấu trúc tập trung vào các cổ phiếu công nghệ là bản sao chép copy nhái giống với chỉ số công nghệ cao NASDAQ của Mỹ thì sụt giảm nặng nhất khi giảm đến 16,87% chỉ trong hai phiên.
Tất nhiên, để chặn việc "nổ cầu chì chính" thì chính quyền Bắc kinh tung ra biện pháp hành chính lẫn hình sự là cấm các nhà đầu tư bán chứng khoán "với khối lượng đáng kể" hay, yêu cầu các công ty môi giới chứng khoán không được mua với giá thấp. Tất nhiên việc này sẽ chặn đà tuột giá chứng khoán, mà còn làm tăng giá chứng khoán. Nhưng sẽ cầm cự đến bao giờ khi sắp đến Tết âm lịch xứ này, dân chúng và nhà đầu tư sẽ tiếp tục kéo tiền ra, họ chẻ nhỏ các khoản bán thấp hơn quy định thì chả ai cấm được họ, hoặc đến hết quý 1 của năm 2016 khi các doanh nghiệp TQ phải thanh toán tiền cho giới đầu tư và phải công bố sổ sách thì sẽ còn chứng kiến nhiều đợt ngắt cầu chì nữa.
Đối với TTCK Mỹ, cụ thể ngày 01 tháng Giêng năm 2016, chỉ số DJIA ban đầu đã giảm 467 điểm lo ngại về sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, và căng thẳng Iran -- Saudi Arabia. Hai ngày sau đó nó giảm thêm 400 điểm sau khi Trung Quốc thả giá đồng CNY của họ, cộng với Bắc Hàn thử bom nhiệt hạch, khiến người ta lo sợ Mỹ "động binh" khi đã bổ sung thêm 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman 3 có tốc độ bay nhanh nhất thế giới tầm bắn lên tới 13.000 (km),...
Đó là chuyện hoảng loạn, tuy nhiên, kinh nghiệm đầu tư cho thấy nếu đầu tư chứng khoán mà bám theo số điểm thì rất khó kiếm lời. Một nhà đầu tư giàu kinh nghiệm họ có thể bán ra và mua vào nhóm cổ phiếu đó trong suốt năm và kiếm lời rất lớn dù tổng kết lại cuối năm hay hàng quý, giá cổ phiếu đó tăng giảm và trở về vạch xuất phát.
Chẳng hạn như cổ phiếu của Bank of America (NYSE: BAC) như tôi hay phân tích cả năm nay. Ta thấy trong đầu tháng 09/2015, giá cổ phiếu ở mức 15,99 USD, và đến ngày 07/01/2016 giá cổ phiếu 15,50 USD (giảm 3,61%, tức giảm 0,58 USD), trong những tháng biến động dữ dội như vậy, giá cổ phiếu tăng lên gần 18 USD ngày 06/11/2015, rồi giảm rồi tăng dù các chỉ số chứng khoán sụt giảm kinh hoàng từ tháng 06, 08/2015, rồi đầu năm 2016 thị trường lại lãnh nhiều cơn hoảng loạn nữa, nhưng nếu các nhà đầu tư mua vào thoát ra kịp lúc khi giá cổ phiếu đã tạo đáy thì đó mới là đầu tư kiếm lời kinh điển cho những tay đầu tư giàu kinh nghiệm.
Thực tế, nếu đầu tư mà mong điểm số tăng đều đặn thì chả còn phải là đầu tư nữa, cho nên hễ nghe các thị trường chứng khoán lớn của thế giới điều chỉnh là cơn phấn khích tột cùng của các tay đầu tư giàu kinh nghiệm kiếm lời rất nhanh khi đã xác định thị trường đã tạo đáy (ở đây đáy chỉ có tác dụng trong ngắn hạn).

Sau cùng ta nhắc lại câu thần chú lưu truyền tại Phố Wall: "mua trên sự sợ hãi, bán vào sự tham lam" (buy on fear, sell on greed). Đó là sự hoàn hảo "mua thấp" đợi cơ hội "bán giá cao". Tất cả nghe đều đơn giản, thực tế nếu không muốn nói là khó và không thể giải thích được, nếu các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm khi chưa bao giờ tự phân tích được các thị trường tài chính và các nền kinh tế.
Thực tế, nó chỉ áp dụng được cho những người giàu kinh nghiệm khi phán đoán và phân tích được các nền kinh tế để tạo một khoảng thời gian an toàn mua vào và bán ra. Thí dụ như nền kinh tế TQ chẳng hạn, khi thị trường đã khoét đáy, và đang bật tăng lại trong ngắn hạn lúc thị trường hoảng loạn mà bám vào biểu đồ kỹ thuật thì khó mà phản ứng kịp để nhập lệnh thoát vì chỉ cần trong vòng 5 phút hay 15 phút thôi đã "nổ cầu chì" rồi.

ĐIỂM SỐ KHÔNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI MỘT NHÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GIÀU KINH NGHIỆM
(*) Xem hình phân tích đáy và đỉnh của cổ phiếu Bank of America (NYSE: BAC) trong tháng đầu 09/2015, giá mỗi cổ phiếu là 15,99 USD, thì đến ngày 07/01/2016 giá cổ phiếu 15,50 USD, nó vẫn không thay đổi đáng kể nào mà còn sụt giảm chút ít, nếu ai đầu tư dài hạn thì lỗ nặng.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

//Comment: Phân tích về vi mô nhỏ hơn của doanh nghiệp, đó chỉ là sơ đẳng thôi, nó không phải là đầu tư ngắn hay siêu ngắn và phân tích đúng thời điểm. Trên sàn giao dịch thì hàng tá công ty mở sổ sách ra cho thiên hạ xem thì cũng chả có nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nào nhìn vào đó cả. Họ chỉ nhìn giá quá khứ đáy và đỉnh, rồi họ tự phân tích ra tiềm năng thị trường công ty đó, hoặc công ty đó "vốn ít, nợ nhiều" hay "vốn nhiều, nợ ít" để có thể cầm cự được vài cơn hoảng loạn hay không. Có tiềm năng thị trường mà vốn ít nợ nhiều thì chỉ cần vài cơn sóng là đóng cửa.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.