Header Ads

Nông dân bán cổ phiếu Vinamilk là đúng. Đây là lý do!

Nông dân bán cổ phiếu Vinamilk là đúng. Đây là lý do!


Không có cơ hội bán cổ phiếu Vinamilk ở mức giá 130.000 đồng hiện tại và mua ô tô. Người nông dân cũng đừng buồn, họ đã hành động thông minh hơn đám đông. Đây là lý do.

Trong bài viết trước, chúng tôi đã ước tính, nếu Nông dân bỏ ra 7 triệu đồng để mua 1.000 cổ phiếu VNM của Vinamilk hồi năm 2003 và nắm giữ đến bây giờ thì họ đã lãi được cả cái ô tô. Nhưng, nông dân có cần quá tiếc không nếu họ đã lỡ bán mất cổ phiếu?
Lý lẽ sau đây sẽ khiến người nông dân bớt buồn, bớt tiếc hơn.
Theo nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, mua cổ phiếu khó một thì bán cổ phiếu còn khó hơn bội phần. Vì sao bán lại khó?
Khi bán cổ phiếu, bạn đứng trước những tình thế như sau:
-Nếu lỗ: Thực tế, khi mua một cổ phiếu, bạn đã phải phân tích hàng tá lý do: Nào là vĩ mô tốt, nào là doanh nghiệp đang ăn nên làm ra với hàng đống chỉ số tài chính doanh thu, lợi nhuận, EPS, P/E…tốt cả, đó là chưa kể bạn mua vì nghe đâu đó hàng loạt tin tốt như doanh nghiệp vừa ký được hợp đồng to, bán được tài sản nọ kia và sẽ có khoản lợi nhuận kếch xù….”Mớ” thông tin này đến với bạn và bạn đã quyết định mua cổ phiếu.
Thế nhưng, khác với toan tính, dù hàng loạt lý do chọn mua cổ phiếu có thể tốt nhưng không có nghĩa là giá cổ phiếu phải tăng. Cổ phiếu giảm và bạn bị lỗ. Cắt lỗ hay “ôm” tiếp chờ thời?. Nếu khoản đầu tư thua lỗ, bạn phải đưa ra quyết định cắt lỗ hay tiếp tục nắm giữ và không biết bao giờ khoản đầu tư này mới sinh lời. Cắt lỗ nghĩa là mất tiền, là thừa nhận khoản đầu tư đó đã sai.
Không ai muốn thừa nhận mình sai, không ai muốn mất tiền nên dù nguyên tắc cắt lỗ, chốt lãi được nhiều nhà đầu tư khuyên dùng nhiều nhất khi nói về quản trị rủi ro đầu tư lại thường ít người muốn/ dám sử dụng nhất.
Khi lỗ, nhà đầu tư thông thường cho mình 3 lựa chọn.
+Cắt lỗ, tìm cơ hội khác
+”Tự tin” rằng mình đang ôm cổ phiếu của doanh nghiệp tốt như mình đã phân tích. Thay vì đầu tư ngắn hạn, bạn chuyển nó thành….dài hạn và tự nhủ mình không phải dân đầu cơ, mình đầu tư giá trị và bán đi mua lại chỉ tổ tốn phí môi giới.
+Lao tiếp theo “dao” đang rơi. Chiến thuật mua vào để bình quân giá được bạn sử dụng với một niềm tin rằng cổ phiếu sẽ tăng. Bắt đáy là một trò cực kỳ nguy hiểm! Đây là lý do
-Nếu lãi. Đừng tưởng nhà đầu tư sẽ dễ quyết định hơn. Và đây chính là lý do vì sao người nông dân không nên buồn dù lỡ bán cổ phiếu VNM quá sớm.
Thông thường, khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó, các nhà đầu tư lớn trên thế giới đều đặt ra cho mình ngưỡng kỳ vọng. Nếu cổ phiếu đó đạt kỳ vọng lãi đã đề ra, họ sẽ bán.
Lý thuyết bảo toàn lợi nhuận và lời khuyên của các nhà đầu tư siêu đẳng là vậy nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Vì:
+Biết đâu đây chưa phải là đỉnh? Đây là lý do nhiều nhà đầu tư “tham lam” thường tự lừa phỉnh bản thân khi không theo nguyên tắc chốt lãi đã đặt ra ban đầu. Họ thấy cổ phiếu đã tăng, đang tăng và không muốn hiện thực hóa lợi nhuận.
Rủi ro có thể đến với họ.
Thông thường, không có loại cổ phiếu nào tăng mãi mãi. Đến một ngưỡng nào đó nó sẽ phải điều chỉnh, phải giảm. Và dù bạn đang sở hữu một cổ phiếu tăng giá, bạn không có gì làm chắc chắn rằng ngày mai nó không giảm.
+Chốt lãi: Khi cổ phiếu đạt đến ngưỡng lợi nhuận kỳ vọng ban đầu, việc hiện thực hóa lợi nhuận là điều hiển nhiên. Nhà đầu tư đã thực hiện đúng nguyên tắc ban đầu của mình. Dù có thể không bán được cổ phiếu ở đỉnh, họ cũng đã có lãi và họ không sai.
Kinh nghiệm quản trị rủi ro nói tóm gọn hơn là kinh nghiệm Cắt lỗ, Chốt lãi của nhiều quỹ đầu tư trên thế giới cho thấy, việc cắt lỗ, chốt lãi ở ngưỡng dự kiến ban đầu không bao giờ là sai. Để tránh những quyết định dễ mang tính cảm tính nhiều rủi ro và bảo đảm cho túi tiền của mình, các quỹ lớn đều đặt ra ngưỡng cắt lỗ, chốt lãi cho mình và áp dụng hết sức nguyên tắc, thậm chí máy móc. Thông thường, mức cắt lỗ là 5-7% và mức chốt lãi trên 10% tuỳ định hướng các quỹ.
Vì người nông dân biết rằng, cổ phiếu Vinamilk họ mua được ở mức giá 7.000 đồng là đã “lãi” khoảng 30% so với mức giá cán bộ công nhân mua là 10.000 đồng nên lựa chọn chốt lãi khoản đầu tư cổ phiếu ở mức giá 10.000 đồng hay mức giá khi Vinamilk niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán vào năm 2006 là ~50.000 đồng/cổ phiếu thì họ cũng đã là nhà đầu tư khôn ngoan.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.