Header Ads

Vài kinh nghiệm đầu tư hay đầu cơ vào vàng thế giới


CHỈ SỐ DJIA -- DOW JONES INDUSTRIAL AVERAGE VƯỢT MỨC 18.107,02 ĐIỂM CÓ THỂ THÚC ĐẨY GIÁ VÀNG HẠ GIẢM.

Ngày 19 tháng 4 năm 2016, chỉ số Chỉ số DJIA (Dow Jones Industrial Average) đã tăng trên 18.000,00 điểm cho lần đầu tiên kể từ tháng bảy năm 2015. Trong tháng ngày 11/2/2016 -- Dow Jones khi nó đóng cửa ở mức 15.660,18 điểm và thúc đẩy giá vàng tăng mạnh.
Kinh nghiệm cho thấy, đối với giá vàng, thông thường là giá vàng, thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD. Tuy nhiên, đối với các tay đầu cơ tài chính, chứng khoán giàu kinh nghiệm tại Phố Wall mà ít ai biết đến tên tuổi của họ, các nhà đầu tư lẫn đầu cơ giàu kinh nghiệm họ có thể dễ dàng phát hiện ra giá quá khứ của vàng nó cho chúng ta thấy rằng, khi thị trường chứng khoán tăng, thì đẩy giá vàng giảm.
Tất nhiên, những tay đầu có bộ óc cực kỳ siêu giỏi thì họ luôn tìm ra kẽ hở của bất kể loại tài sản nào bị tác động giảm giá để mua vào kiếm lời thật nhanh khi đoán được xu hướng giá sẽ tăng lên trong thời gian ngắn. Vì đầu tư vào vàng hay cổ phiếu, tiền tệ thì ai cũng tự nhận mình đoán đúng cả, nhưng phân tích đoán đúng trong thời điểm nào thì đó là vấn đề không dễ dàng chi những người thiếu kinh nghiệm.
Giới đầu cơ họ không đợi kinh tế suy thoái hay phục hồi để đầu cơ vàng, hay các tài sản khác, vì phải nhiều năm thì mới có một vụ suy thoái kinh tế thế giới để đoán ra giá vàng tăng trong dài hạn thì đó không còn là nghiệp vụ đầu cơ nữa.
Thường thường, giá vàng hay có xu hướng bật tăng lại bất chấp đồng USD không giảm, mà đó là một sự điều chỉnh của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới, đó là thị trường chứng khoán giảm 10% tại các chỉ số chứng khoán lớn như Dow Jones, S & P 500, hay chỉ số chứng khoán Euro Stoxx 50, chuyên theo dõi hiệu suất của 50 công ty Blue-chip dựa vào mười hai quốc gia khu vực đồng Euro: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, hoặc chỉ số chứng khoán Nikkei 225 -- chuyên theo dõi hiệu suất của 225 công ty hàng đầu tại Nhật, cũng chỉ chỉ số chứng khoán khác như FTSE 100 tại London, CAC 40 tại Paris, hay chỉ số DAX trên thị trường chứng khoán Frankfurt,...
Đặc biệt quan trọng là giá vàng thường tăng nhiều hơn khi thị trường chứng khoán Mỹ như Dow Jones, S & P 500, NASDAQ rơi vào sự điều chỉnh nặng, hoặc tệ hơn là rơi vào lãnh thổ con Gấu. Trong thống kê mới nhất của giới phân tích chứng khoán Phố Wall thì kể từ gần 116 nay tính từ năm 1900 - 2015, thị trường chứng khoán Mỹ đã 34 lần rơi vào thị trường con Gấu.
Ở đây, tôi nhắc lại là các nhà phân tích tài chính và chứng khoán tại Phố Wall định nghĩa rằng: Khi một thị trường con Gấu xẩy ra là khi giá của một loại tài sản đang đầu tư giảm khá đáng kể theo thời gian, đó là khi một thị trường con Gấu xẩy ra khi giá tài sản đó đã giảm đến 20% hoặc giảm nhiều hơn nữa và kéo dài nhiều hơn 52 tuần, có khi là nhiều năm giá nó không tại lại như cũ. Thuật ngữ con Gấu này còn được sử dụng rộng rãi khi nói về thị trường chứng khoán, nhất là dùng để nói đến chỉ số Dow Jones, hay chỉ số S & P 500, hoặc NASDAQ, và nó cũng được sử dụng để mô tả các loại tài sản đầu tư khác như vàng, dầu thô và các tài sản khác. Ngày nay thuật ngữ con Gấu nó được mô ta cho tất cả các thị trường trên thế giới, kể cả thị trường cổ phiếu chứng khoán tại VN.
Theo kinh nghiệm thì thị trường con Gấu thường xảy ra chu kỳ khoảng khoảng 1 năm hay 3,5 năm, và kéo dài trung bình đến khoảng 367 ngày thì có một lần thị trường chứng khoán Mỹ giảm về lãnh thổ con Gấu. Để tính giá vàng tăng giảm thì ta tính gia đoạn từ năm 2000 là chuẩn nhất về thị trường con Gấu. Hiệu ứng ngược lại, giá vàng thường bị giảm giá khi thị trường chứng khoán Mỹ tiến vào lãnh thổ của thị trường con Bò, tất nhiên, định nghĩa của thị trường con Bò là khi thị trường chứng khoán phục hồi và tăng lên 20%, nhưng thời gian thường khó xác định nó tăng khi nào chấm dứt.
Chẳng hạn, khi suy thoái kinh tế 2008-2009, chỉ số chứng khoán Dow Jones giảm 50%, và vàng bắt đầu vọt lên 1.000 USD một ounce vào tháng 2/2009. Đến tháng 9/2009, giá vàng đã giao dịch ở mức 1.032 USD một ounce.
Khi thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi, chẳng hạn vẫn lấy chỉ số tiêu biểu là Dow Jones, khi nó xác lập đỉnh cao đầu tiên 18.053,71 điểm, vào ngày 26/12/2014, và đẩy giá vàng rơi xuống vực còn 1.196 USD một ounce. Vàng xác lập đáy thấp nhất của nó khi chỉ còn 1.068,50 USD một ounce (thực tế đáy thấp nhất là vào giữ tháng 12/2015 -- vàng rơi ở mức 1.049,60 USD một ounce) khi Dow Jones đóng cửa hôm ngày 17/11/2015, là 17.466 điểm, bật tăng lên 17.689 điểm, tức tăng được 223 điểm hôm giao dịch ngày 18/11/2015. Cần nhắc lại là chỉ số chứng khoán công nghiệp Dow Jones đóng cửa cao nhất của mọi thời gian là vào ngày 19/5/2015, khi đạt mức 18.312,39 điểm.
Ngoài ra giới đầu tư và đầu cơ còn phân tích kỹ thuật trên chỉ số VIX - Chỉ số biến động Chicago Board Options Exchange -- Nó được biết đến là (thước đo sự sợ hãi), hay "fear gauge" của giới đầu tư Phố Wall, đây là chỉ số biến động chỉ kích hoạt một tín hiệu mua (hoặc bán). Hãy nhớ rằng, khi chỉ số "CBOE Volatility Index", hoặc VIX, nó là khí cụ đo dự kiến biến động 30 ngày trên chỉ số S & P 500. Một hành động VIX tại +/- 15, điều đó có nghĩa là mức độ lạc quan và sợ hãi tăng hoặc giảm +/-15%. VIX có thể đo dự kiến trong 12 tháng, hoặc 30 ngày tiếp theo hay 1 ngày. Nó được sử dụng bởi các nhà đầu tư chứng khoán đánh giá tương đối mức độ lo lắng hay lạc quan của thị trường.
Chẳng hạn một hành động VIX tăng 7%, nó cho thấy mức độ sợ hãi của nhà đầu tư tăng lên 7%, đó là ta dự đoán sau khi giới đầu tư đang bán tháo cổ phiếu để tìm nơi trú ẩn an toàn như đầu tư vào vàng hay đồng USD, hoặc đồng JPY,...kể cả hình thức mua trái phiếu. Điều này thường dẫn đến các "chỉ số chứng khoán sụp đổ".
Hiệu ứng ngược lại, khi VIX giảm xuống, giới đầu tư đang lạc quan về thị trường chứng khoán, họ đang rời bỏ vàng, hay bán đi các trái phiếu của các đồng tiền như EUR, USD, JPY,... để chuyển qua mua chứng khoán, điều này thường thúc đẩy giá chứng khoán tăng mạnh, và giá vàng đảo chiều giảm sâu.
Trên đây là vài kinh nghiệm đầu tư hay đầu cơ vào vàng, tất nhiên tại VN thì không thể đầu tư vào vàng được như vậy được, vì không có đủ nghiệp vụ chuyên môn về sàn giao dịch vàng, hay các quỹ đầu tư vàng, nên phải đội mưa nắng chạy ra tiệm vàng xếp hàng mua thì giá vàng đôi khi nó đã đảo chiều tăng giảm mạnh thì còn gì phân tích mà đầu tư vàng kiếm lời được, và chỉ còn cách mua vàng về giữ mấy hôm đợi giá tăng/giảm để bán kiếm lời, hoặc cắt lỗ.

Phương Thơ, Morgan Stanley (NYSE: MS)

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.