Header Ads

MSH - Siêu phẩm Dệt may 2018



CTCP MAY SÔNG HỒNG (HOSE: MSH) – SIÊU PHẨM DỆT MAY CUỐI NĂM 2018

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
  • CTCP May Sông Hồng là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm lớn hàng đầu Việt Nam. Với hơn 20 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh Nam Định, có lợi thế về vị trí địa lý gần sân bay, cảng biển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng với chi phí cạnh tranh, bộ máy quản lý là người Việt Nam, kết hợp thêm việc tuyển dụng các chuyên viên quốc tế đầu ngành, công ty đã và đang trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới.

TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
  • May Sông Hồng mong muốn trở thành một nhà cung cấp sản phẩm dệt may thời trang lớn và có uy tín trong chuỗi cung ứng hàng dệt may trên toàn cầu, không ngừng tìm tòi định hướng phát triển chiến lược để phù hợp với xu thế cung ứng hàng dệt may thời trang trên thế giới và đầu tư thích ứng để bắt kịp và trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành.

TRIỂN VỌNG NGÀNH DỆT MAY
  • Trong 9 tháng đầu năm 2018, Tổng cục Thống kê ước tính, xuất khẩu dệt may mang về 22,6 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ 2017, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây và dự báo cả năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu có thể đạt 35 tỷ USD, tăng 4 tỷ USD so với năm 2017.Tốc độ tăng trưởng cao của ngành dệt may được dự báo duy trì trong những năm tới, một trong những động lực đến từ tự do hóa thương mại qua các hiệp định mà Việt Nam đã, đang và sắp ký kết.
  • Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Dự kiến có hiệu lực từ cuối tháng 12/2018.
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm 2018, hoặc đầu năm 2019. Việc 99,2% dòng thuế quan được EU cam kết cắt giảm với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam trong 7 năm kể từ khi ký kết hiệp định sẽ thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm dệt may vào thị trường này.


ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
  • May mặc vẫn chiếm vai trò chủ đạo, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh các mảng phụ trợ khác như dịch vụ giặt, in…
  • Thị trường xuất khẩu vẫn là điểm chính, trong đó chuyển dịch doanh thu hàng gia công sang hàng FOB (tự chủ nguyên liệu)
  • Cân bằng xuất khẩu giữa các thị trường nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ chiếm đến 60%.

KẾT QUẢ KINH DOANH
  • Về hoạt động kinh doanh, giai đoạn 2014-2017, công ty ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng đều đặn từ 142 tỷ lên 200,4 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm, May Sông Hồng tiếp tục đạt kết quả ấn tượng với doanh thu thuần 2.985 tỷ đồng, tăng 21%; lãi ròng 273 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm trước.
  • May Sông Hồng ghi nhận 129 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 3/2018, gấp gần 2,7 lần thực hiện trong quý 3 năm trước. Ghi nhận doanh thu 2.985 tỷ đồng – tăng 21%;Lợi nhuận sau thuế 273,2 tỷ đồng – tăng 100% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 8.387 đồng.
MSH - Scan Kết quả kinh doanh theo quý

MSH - Scan Kết quả kinh doanh theo quý


TRIỂN VỌNG CÔNG TY

MSH với kinh nghiệm 30 năm xây dựng và phát triển của mình, MSH đã có những kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển của ngành, chính sách của Nhà nước và xu thế chung của thế giới về ngành Dệt May.

Doanh thu thuần công ty được hình thành từ 3 mảng chính là doanh thu hàng FOB (tự chủ nguyên liệu), doanh thu dịch vụ gia công (CMT), doanh thu khu vực nội địa.

MSH chia ra 2 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là:
  • Khu vực May xuất khẩu: Chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc xuất khẩu cho các thương hiệu may mặc hàng đầu thế giới, có tính tập trung cao vào 6 đối tác lớn là New York & Company, Columbia Sportwear, Haddad Brands, GIII APPAREL, GAP Inc và SEA-A (với các thương hiệu nổi tiếng Nike, Converse, Levi’s, Calvin Klein, …). Đây đều là các thương hiệu lâu đời trong ngành may mặc nên rủi ro thanh toán, rủi ro đối tác hầu như không đáng kể. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ (60%), Châu Âu (10%), Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada.
  • Khu vực May nội địa: Mặt hàng chủ lực là Chăn ga gối đệm. Từ năm 2016 đã đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản và Hàn Quốc (yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm).
Hợp tác với các đối tác lớn giúp May Sông Hồng tăng nhanh quy mô đơn hàng cũng như tăng uy tín, thương hiệu, qua đó dễ dàng hơn trong việc phát triển, tìm kiếm khách hàng mới.

Tăng cường năng lực sản xuất của khu vực hàng nội địa nhằm đẩy mạnh phục vụ thị trường trong nước với hơn 90 triệu dân.

Tiến hành đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất, quản lý hiện đại để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Cổ tức tiền mặt cao.Giai đoạn 2015-2017, công ty duy trì mức 45% tiền mặt, năm 2018 đề ra kế hoạch 35-40% và từ năm 2019 trở đi là ở mức 35%/mệnh giá.


RỦI RO KINH DOANH
  • Rủi ro kinh doanh và rủi ro thị trường: Biến động thị trường thế giới ảnh hướng rất lớn đến hoạt động của công ty. Khi hiệp định CPTPP và EVFTA có hiệu lực sẽ tác động đến Việt Nam nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng, tuy nhiên MSH cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác sẽ phải chịu cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cũng hoạt động trong lĩnh vực may xuất khẩu từ Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Campuchia, Myanmar…
  • Rủi ro tăng vốn nhanh nếu công ty phát hành vốn sẽ ảnh hưởng tới freefloat và độ loãng của cổ phiếu.
  • Công nghệ sản xuất sẽ thay đổi và sẽ cần đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại hơn để phục vụ nhu cầu sản xuất.
  • Rủi ro về thiên tai, cháy nổ xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn về tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của công ty.

Ý KIẾN ĐẦU TƯ
  • MSH là một cổ phiếu tốt cho đầu tư cuối 2018 và tiếp tục là cổ phiếu ưa thích trong ngành Dệt May, trong TOP chiến lược những năm tiếp theo.
  • MSH là công ty ngành Dệt May đầu tiên triển khai sớm về Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Công ty có hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, đầy triển vọng cổ tức tiền mặt được duy trì đều đặn qua các năm.
  • Những tác động tích cực từ các hiệp định thương mại FTA và sự dịch chuyển đơn hàng ngày càng tăng từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ là bàn đạp giúp gia tăng nhu cầu đối với đơn hàng dệt may của MSH.
  • MSH hoàn toàn có thể tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao trong các năm tới và duy trì mức cổ tức 35%/mệnh giá trong các năm tiếp theo.
  • EPS 9T2018 đạt 8.387 đồng đi kèm với mức giá niêm yết trên sàn HOSE là 45.000 đồng/cổ phiếu,với biên độ dao động giá phiên đầu tiên +/- 20%, biên độ dao động của cổ phiếu MSH là 36.000-54.000 đồng/cp là một mức giá vô cùng hấp dẫn để đầu tư.

Mọi thông tin phản hồi và trao đổi chuyên sâu về mã cổ phiếu MSH, cũng như cách lên danh mục đầu tư. Anh, chị vui lòng Nhấn vào đây và để lại contact để Minh Đức chia sẻ thêm các bản tin tư vấn chuyên nghiệp từ SSI.

Mong rằng thông tin cổ phiếu MSH trên đây sẽ hữu ích trong việc chọn lọc ra 1 cổ phiếu tốt đầu tư. Chúc anh, chị sức khỏe & thành công!
Trân trọng,

Phạm Minh Đức
– Chuyên viên Tư vấn chứng khoán
– CTCP Chứng khoán SSI
 Add: 1C Ngô Quyền, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
 Mobile/Zalo: 0847151996
– Email: ducpham20101996@gmail.com

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.